0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Giới thiệu tổng quan về huyện phong điền TPCT

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KĨ THUẬT CỦA CÂY LÚA VỤ HÈ THU NĂM 2014 Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 32 -32 )

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý và địa hình

Huyện Phong Điền là một trong tám đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Cần Thơ. Với đặc thù là vùng đất nông nghiệp nằm ở phía Tây Sông Hậu, thuộc vùng ven thành phố Cần Thơ, huyện Phong Điền cách trung tâm thành phố khoảng 16km. Huyện có vị trí như sau:

20

Phía Đông giáp quận Ninh Kiều, TPCT

Phía Đông - Đông Nam giáp quận Cái Răng, TPCT .

Phía Tây giáp huyện Thới Lai, TPCT.

Phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang.

Phía Bắc giáp quận Bình Thủy, TPCT.

Phía Tây Bắc giáp quận Ô Môn, TPCT.

Huyện Phong Điền có một vị trí rất thuận lợi, sông ngòi chằng chịch nằm dọc theo sông Cái Răng - Phong Điền, và trên tỉnh lộ 923 cách thành phố Cần Thơ 16km là chỗ giao lưu hàng hóa nông sản tập trung của 2 chợ nổi Phong Điền và chọ nổi Cái Răng để đi các tỉnh miền Tây, thành phố Hồ Chí Minh. Với vị trí đó kết hợp với thế mạnh tiềm năng về đất đai, nông nghiệp,.. huyện sẽ có điều kiện thuận lợi phát triển nông nghiệp - thương mại - du lịch - dịch vụ trên địa bàn toàn huyện.

3.1.1.2 Đất đai

Theo niên giám thống kê của Huyện Phong Điền năm 2013 thì Phong Điền có tổng diện tích đất tự nhiên là 12.525,58 ha. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhất gần 10.547 ha, chiếm 84,2% diện tích đất cả huyện. Trong đó, diện tích đất sản xuất lúa có tỷ lệ tương đối cao khoảng 3.611 ha chiếm 28,8% diện tích đất toàn huyện, diện tích trồng cây lâu năm đứng vị trí thứ 2 trong tổng diện tích đất của huyện, là 6.755 ha chiếm 53,9% tổng diện tích đất. Còn lại là đất dùng để trồng các loại cây khác, nuôi thủy sản, đất phi nông nghiệp.

Bảng 3.1: Hiện Trạng sử dụng đất của huyện phong điền năm 2013

Loại Đất Diện Tích (ha) Tỷ Lệ (%)

I. Đất nông nghiệp 10.546,82 84,2

- Đất lúa, lúa màu 3.610,90 28,8

- Đất trồng cây lâu năm 6.755,19 53,9

II. Đất phi nông nghiệp 1.978,76 15,8

III. Đất chưa sử dụng - 0

Tổng diện tích đất tự nhiên 12.525,58 100

21

Huyện Phong Điền có hệ thống sông ngòi dày đặc nên được phù sa của con sông Hậu bồi đắp quanh năm. Vào mùa nước lũ kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 hệ thống sông này mang theo hàng ngàn mét khối phù sa bồi đắp cho đất nông nghiệp. Lượng nước tưới cũng luôn đảm bảo cho sản xuất kể cả vào các tháng mùa hạn. nên đất đai màu mỡ rất thuận lợi cho trồng lúa, hoa màu, cây ăn trái,..và hằng năm ngành nông nghiệp huyện đã cung cấp một sản lượng lớn lúa gạo, trái cây, rau quả phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của huyện nói riêng và của TPCT nói chung, làm thay đổi diện mạo mới cho huyện.

3.1.1.3 Đặc điểm khí hậu

Điều kiện thời tiết huyện Phong Điền mang đặc tính trùng với thời tiết của TPCT, phân biệt hai mùa mưa - nắng rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa nắng bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

+ Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 27,5 0C. Xét theo từng tháng thì nhiệt độ cao nhất vào tháng 4 là 35,6 0C, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 12 với 21,6 0C.

+ Lượng mưa hàng năm đạt khoảng 1.310 mm, cao nhất vào tháng 10 khoảng 265,4 mm.

+ Ẩm độ trung bình cả năm 82%, thấp nhất vào tháng 3 khoảng 74%, cao nhất vào tháng 8 khoảng 87%.

3.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội

3.1.2.1 Đơn vị hành chính

Huyện Phong Điền được thành lập theo Nghị Định 05-ND/CP của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/01/2004 , trên cơ sở sáp nhập các đơn vị hành chính xã trực thuộc của các quận huyện gồm: xã Mỹ Khánh (TPCT cũ), xã Giai Xuân, Tân Thới (huyện Ô Môn), xã Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa và Trường Long (Huyện Châu Thành A - Hậu Giang). Qua quá trình hoạt động, hiện nay huyện có 7 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thị Trấn Phong Điền, và các xã Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Mỹ Khánh, Giai Xuân, Tân Thới, Trường Long. Huyện Phong Điền có vị trí nằm ở cửa ngõ phía Nam, tiếp cận khu đô thị trung tâm của thành phố Cần Thơ.

22

Qua quá trình hoạt động hiện nay huyện có 6 xã và 1 thị trấn với 79 ấp: Thị trấn Phong Điền có 5 ấp, Xã Nhơn Ái có 7 ấp, Xã Nhơn Nghĩa có 14 ấp, Xã Trường Long có 20 ấp, Xã Tân Thới có 11 ấp, Xã Giai Xuân có 14 ấp, Xã Mỹ Khánh có 8 ấp.

3.1.2.2 Dân số

Huyện Phong Điền có tổng dân số 101.120 người, trong đó có 49.510 người sống bằng sản xuất nông nghiệp chiếm gần 49% (gần 1/2) so với tổng dân số của huyện. Trong khi đó dân số phân theo khu vục thành thị chỉ có 10.992 người chỉ chiếm có gần 11% so với tổng dân số.

Theo niên giám thống kê huyện Phong Điền năm 2013 thì dân số của huyện phân theo thành thị - nông thôn và dân số phân theo nông nghiệp - phi nông nghiệp được trình bày như sau:

Bảng 3.2: Dân số năm 2013 của huyện Phong Điền chia theo từng khu vực

Nguồn Niên giám thống kê huyện Phong Điền, 2013

Tính đến năm 2013, thì toàn huyện có dân số trung bình là người 101.120, với diện tích là 125,26 km2 và mật độ dân số của tỉnh là 807 người/km2. Diện tích, dân số trung bình và mật độ dân số của các đơn vị hành chính thuộc huyện Phong Điền trong năm 2013 được thể hiện dưới bảng sau: Bảng 3.3: Diện tích, dân số trung bình, mật độ dân số phân theo từng xã của

huyện Phong Điền năm 2013

Tên Diện tích (km2) Dân số trung bình (người) Mật độ dân số (người/km2)

Tên Dân số (người) Tỉ lệ (%)

I. Phân theo thành thị, nông thôn 101.120 100,00

- Thành thị 10.992 10,87

- Nông thôn 90.128 89,13

II. Phân theo nông nghiệp, phi nông nghiệp 101.120 100,00

- Nông nghiệp 49.510 48,96

23 1. Thị trấn Phong Điền 8,14 10.992 1.351 2. Xã Nhơn Ái 16,32 14.208 870 3. Xã Giai Xuân 19,69 15.502 787 4. Xã Tân Thới 17,73 13.765 777 5. Xã Trường Long 31,00 18.565 599 6. Xã Mỹ Khánh 10,59 10.607 1.002 7. Xã Nhơn Nghĩa 21,79 17.480 802 Tổng 125,26 101.120 807

Nguồn Niên giám thống kê huyện Phong Điền, 2013

Nhìn chung thì mật độ dân số của các xã, thị trấn trong huyện phân bố không đồng đều. Dân số ở xã Trường Long tập trung đông nhất với 18.565 người, tuy là xã có dân số trung bình cao nhưng lại là xã có mật độ dân số thấp nhất trong toàn huyện chỉ có 599 người/km2. Dân số thấp nhất là ở xã Mỹ Khánh với dân số trung bình là 10.607 người và có mật độ dân số tương đối cao với 1.002 người/km2.

Thị trấn Phong Điền có diện tích nhỏ nhất trong số các xã và thị trấn của huyện (chỉ có 8,14 km2) nhưng lại là nơi có mật độ dân số cao nhất huyện với 1.351 người/ km2. Xã Giai Xuân có diện tích cao nhất với 19,69 km2, có dân số trung bình tương đối cao với 15.502 người/km2.

3.1.2.3 Kinh tế

Nền kinh tế chủ yếu của huyện Phong Điền là sản xuất nông nghiệp. Trong đó, trồng trọt là đóng vai trò quan trọng. Bên cạnh cây chủ đạo là lúa, Phong Điền rất chú trọng đến nghề làm vườn trồng cây ăn trái kết hợp du lịch sinh thái miệt vườn sông nước, trồng hoa màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi cá.

Giá trị sản xuất nông nghiệp theo niên giám thống kê của huyện Phong Điền từ năm 2011- 2013 đã đạt được như sau:

Bảng 3.4: Giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện Phong Điền giai đoạn 2011- 2013

Đvt: Triệu đồng

24 1. Trồng trọt 512.657 632.022 634.698 Cây lúa 315.857 294.628 283.154 2. Chăn nuôi 71.726 80.981 80.281 3. Dịch vụ nông nghiệp 14.809 28.319 35.418 Tổng số 599.192 741.322 750.397

Nguồn Niên giám thống kê huyện Phong Điền, 2013

Từ số liệu thống kê ta thấy được sự đóng góp quan trọng của giá trị sản xuất nông nghiệp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế huyện. Hằng năm, ngành trồng trọt đóng góp vào đều trên 84% (năm 2011 là 86%, năm 2012 và 2013 là 85%). Trong đó, cây lúa cũng đóng góp giá trị không nhỏ (2011 là 53%, năm 2012 là 40% năm 2013 gần 38%), tuy có giảm qua các năm nhưng giảm không đáng kể.

Theo báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2013 của phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN0&PTNT) huyện Phong Điền năm 2013 cho biết: Sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng so với năm 2012 nhiều chỉ tiêu như sản lượng lúa, thủy sản, cây ăn trái đều đạt so với kế hoạch đề ra. Tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, lúa, rau màu được khống chế và việc chăn nuôi động vật hoang dã và đàn gia cầm trên địa bàn huyện tiếp tục phát triển và mang lại nguồn thu nhập lớn cho các hộ gia đình.

Bên cạnh các điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế thì huyện cũng gặp không ít khó khăn nhất định như: điểm xuất phát kinh tế của huyện tương đối thấp, quy mô nền kinh tế nhỏ, thu nhập thấp, cơ cấu chuyển dịch kinh tế còn chậm, chưa thực hiện đồng bộ. Cơ cấu sản xuất từng ngành chưa chuyển dịch kịp thời so với sự biến động của thị trường, nền nông nghiệp còn sản xuất manh mún, nhỏ lẻ chưa tập trung. Việc tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật còn gặp nhiều khó khăn đối với các hộ nông dân sản xuất.

Tuy còn một số mặt khó khăn nhất định nhưng nhìn chung, huyện Phong Điền có điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tương đối thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá đa dạng với nhiều ngành mũi nhọn đạt hiệu quả kinh tế cao, có nguồn lao động dồi dào. Đây là các thế mạnh, là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển tổng hợp các ngành nông nghiệp lẫn các ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển nhanh nếu được đầu tư đúng mức, khai thác đúng lợi thế của từng ngành.

25

Tính đến tháng 6/2014: Toàn huyện hiện có 12 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp với 177 xã viên, 41 câu lạc bộ khuyến nông với 807 thành viên và 111 tổ hợp tác với khoảng 2.439 tổ viên, nhìn chung hiệu quả hoạt động kinh tế tập thể tương đối ổn định. Triển khai kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn năm 2014 và thành lập 02 HTX mới tại xã Trường Long và Giai Xuân. Các công tác kinh tế tập thể của huyện đã đạt được một số thành tích như sau:

- Huyện đã phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai 2 cuộc tập huấn tuyên truyền, phổ biến Luật hợp tác xã năm 2012 cho các hợp tác xã, tổ hợp tác và câu lạc bộ khuyến nông trên địa bàn và 1 lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức kinh tế tập thể tại xã Giai Xuân với trên 257 lượt người tham dự. Đồng thời huyện còn liên kết với các doanh nghiệp hỗ trợ đầu vào và tìm đầu ra sản phẩm cho một số hợp tác xã trên địa bàn như hợp tác xã Thanh niên (xã Nhơn Ái), hợp tác xã Tân Thới (xã Tân Thới).

- Bên cạnh đó, huyện phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố tập huấn tuyên truyền, phổ biến pháp lệnh về lĩnh vực sản xuất, kinh doanh trong việc chăn nuôi động vật hoang dã với khoảng 30 người tham dự.

- Ngoài ra huyện còn phối hợp với Chi cục Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ mở 03 lớp đào tạo nghề về kỹ thuật chăn nuôi thú y (nuôi vịt xiêm), trồng nấm ngư, sản xuất lúa giống chất lượng cao tại xã Trường Long, Mỹ Khánh với 105 học viên.

3.1.2.5 Văn hóa - xă hội

Theo báo cáo “Tình hình thực hiện Nghị quyết của Hội Đồng Nhân Dân về phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh tháng 6, 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2014 của huyện Phong Điền” thì tình hình văn hóa - xã hội của huyện được báo cáo như sau:

- Giáo dục và Đào tạo: Huyện đã tổ chức tổng kết năm học 2013 - 2014 tại các điểm trường, chất lượng dạy và học được nâng lên rõ nét; 15/15 lĩnh vực công tác thi đua được hoàn thành với thành tích cao, trong đó có 1.549 học sinh giỏi các cấp và 481 giáo viên dạy giỏi các phong trào. Toàn huyện có 13 trường đạt chuẩn Quốc gia, tăng 1 trường so với đầu năm học. Tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học đạt 100%; trung học cơ sở đạt 99,35%; có 566 học sinh trung học phổ thông và 155 học bổ túc trung học tham dự kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2014. Ngoài ra còn cử trên 274 lượt giáo viên tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn. Ngoài ra, huyện còn tổ chức thăm hỏi, chúc tết, tặng 973 phần quà cho gia đình giáo viên đã về hưu, giáo viên có

26

hoàn cảnh khó khăn và học sinh có hoàn cảnh nghèo đặc biệt khó khăn với tổng số tiền là 100.967 ngàn đồng. Tiếp đoàn Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TPCT và Tổ chức Samaritan’s Purse - Mỹ đến làm việc và tặng 707 phần quà cho học sinh 02 Trường Tiểu học Giai Xuân 1 và Nhơn Ái 2

- Về y tế: Trong 6 tháng đầu năm 2014 toàn huyện đã xảy ra 43 ca tay chân miệng (tăng 2 ca so với cùng kỳ) và 7 ca sốt xuất huyết (giảm 14 ca so với cùng kỳ). Huyện luôn quan tâm công tác khám và điều trị bệnh cho người dân, trong 6 tháng đã khám và điều trị cho 152.150 lượt người, đạt 60,86% kế hoạch năm; trong đó, điều trị nội trú là 2.253 lượt người, đạt 41,7% kế hoạch. Tổ chức kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại 180 lượt cơ sở và đã nhắc nhở 15 cơ sở vi phạm; phối hợp với các tổ chức từ thiện thực hiện khám và cấp thuốc miễn phí cho 950 gia đình chính sách, hộ nghèo và lực lượng dân quân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện.

- Văn hóa: Các hoạt động văn hóa, thể thao của huyện có nhiểu tiến bộ: Tham gia Liên hoan “Ca nhạc, ca cổ, tiểu phẩm Xuân TPCT năm 2014”, kết quả đạt: 01 giải nhì, 02 giải 3, Tham dự hội thi tuyên truyền lưu động TPCT lần thứ 36, kết quả xếp giải ba toàn đoàn. Các thành viên của huyện tham dự Hội thi báo Xuân và ấn phẩm Xuân Giáp Ngọ đạt giải nhì, huyện Cử 01 vận động viên tham gia đội tuyển võ Vovinam Việt Nam tại SEA games 27 tại Myanmar, kết quả: đạt 01 huy chương vàng, 01 huy chương bạc. Đăng cai tổ chức các môn Vovinam, bơi vượt sông, võ cổ truyền và tham gia thi đấu tại Đại hội thể dục thể thao TPCT lần thứ VII và kết quả đạt được là: đạt 53 huy chương vàng, 29 huy chương bạc, 29 huy chương đồng và đạt hạng nhất toàn đoàn.

3.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện Phong Điền giai đoạn 2011-2013 2011-2013

Huyện Phong Điền có điều kiện thời tiết, khí hậu khá thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, vật nuôi và các hoạt động kinh tế khác. Thế mạnh của huyện là sản xuất lúa, trồng các vườn cây ăn quả (cam, quýt, chôm chôm,..) và chăn nuôi gia súc, gia cầm, cung cấp nguyên liệu cho Công nghiệp chế biến và xuất khẩu nông sản. Trong những năm gần đây sản xuất nông nghiệp của huyện có bước phát triển tốt nhờ vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, kết hợp các mô hình mới trong sản xuất lúa (lúa-cá, lúa-màu,..), và việc áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất đã góp phần giảm dịch bệnh trên cây trồng, tăng năng suất, và tăng thu nhập cho các hộ nông dân.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KĨ THUẬT CỦA CÂY LÚA VỤ HÈ THU NĂM 2014 Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 32 -32 )

×