Từ nguồn số liệu thu thập của các hộ nông dân trên địa bàn huyện ta có được kết quả ước lượng hiệu quả kỹ thuật (hàm sản xuất biên) của các nông hộ được trình bày ở bảng 4.9 và bảng 4.10. Qua các bảng kết quả, hệ số gamma (γ) bằng 0,9999 (~1), cho thấy mô hình tồn tại các yếu tố phi hiệu quả kỹ thuật, điều đó có nghĩa là hoạt động sản xuất lúa của các hộ không chỉ chịu ảnh hưởng bởi việc sử dụng các yếu tố đầu vào mà còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố về kinh tế - xã hội hay còn gọi là các yếu tố phi hiệu quả kỹ thuật, và phương pháp ước lượng khả năng cao nhất (MLE) phù hợp hơn phương pháp bình phương bé nhất (OLS).
Qua bảng kết quả 4.9 ta thấy các yếu tố: giống, phân đạm, phân lân, lao động, loại giống là các biến có ý nghĩa trong mô hình. Hàm sản xuất Cobb- douglas có dạng:
ln Y = 6,341 + 0,53lnX1 - 0,15lnX2 - 0,107lnX3 + 0,316lnX5 + 0,101D1
Trong đó: Y: Năng suất lúa (kg/ha), X1: là lượng giống (kg/ha), X3: Phân đạm (kg/ha), X3: Phân lân(kg/ha), X5: lao động (ngày công/ha), D1: Loại giống (Biến giả, 1 = giống cải tiến;0 = giống khác). Các biến này đã đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng (tăng hoặc giảm) năng suất lúa của các hộ trong vụ lúa Hè Thu năm 2014.
Dưới đây là bảng kết quả ước lượng bằng phương pháp MLE hàm sản xuất biên Cobb-douglas cho các hộ nông dân trồng lúa vụ Hè Thu 2014 trên địa bàn huyện Phong Điền:
Bảng 4.9: Kết quả ước lượng bằng phương pháp MLE hàm sản xuất biên Cobb-douglas cho 60 hộ trồng lúa vụ Hè Thu năm 2014 trên địa bàn huyện Phong Điền
49
suất lúa số lượng MLE
Hằng số β0 6,341*** 1,225 5,175
ln X1: Giống (kg/ha) β1 0,530*** 0,048 10,962
ln X2: Phân đạm (kg/ha) β2 -0,150** 0,070 -2,130
ln X3: Phân lân (kg/ha) β3 -0,107*** 0,031 -3,515
ln X4:Phân kali (kg/ha) β4 0,026ns 0,040 0,651
ln X5: Lao động (ngày công/ha) β5 0,316*** 0,054 5,826
ln X6: Thuốc BVTV (1.000đ/ha) β6 -0,052ns 0,074 -0,694
D1: Loại giống (1=giống cải tiến; 0 = khác)
β7 0,101*** 0,006 16,749
Nguồn: số liệu điều tra, 2014
Chú thích: *** mức ý nghĩa 1%, ** mức ý nghĩa 5%, ns là không có ý nghĩa thống kê
* Sự tác động của các yếu tố đầu vào trong sản xuất ảnh hưởng đến sản lượng lúa được thể hiện trên bảng 4.9 được giải thích cụ thể như sau:
- Giống : là yếu tố đầu vào thứ nhất thể hiện lượng giống gieo sạ trên 1 ha đất canh tác. Biến này có ý nghĩa thống kê và tỷ lệ thuận trong mô hình. Với mức ý nghĩa 1%, khi sử dụng tăng thêm 1% lượng giống trên 1ha với giả định các yếu tố đầu vào khác không đổi thì năng suất sẽ tăng tối đa 53%. Tức là khi lượng giống gieo sạ trên 1 ha đất canh tác tăng thêm thì năng suất cũng sẽ tăng theo. Mặc dù kết quả phân tích đạt được như vậy nhưng cũng cần phải tuân thủ theo nguyên tắc năng suất biên giảm đần, tức là không phải càng tăng lượng giống gieo sạ thì năng suất sẽ càng tăng theo. Bởi vì nếu sạ lượng giống quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng mật độ lúa trên đơn vị diện tích sẽ tăng điều đó dẫn đến lúa khó nở bụi và có thể tăng nguy cơ các loại sâu, bệnh phát sinh ảnh hưởng đến năng suất. Vì thế, người dân cần tăng lượng giống với mức phù hợp để đảm bảo năng suất đạt được tối đa có thể.
- Phân đạm: là yếu tố đầu vào thứ hai thể hiện lượng phân đạm sử dụng để bón trên 1 ha đất canh tác. Biến này có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Với mức ý nghĩa 5%, khi sử dụng tăng thêm 5% lượng phân đạm bón trên 1 ha với giả định các yếu tố đầu vào khác không đổi thì năng suất sẽ giảm tối đa 15%. Tức là khi lượng phân đạm được bón tăng thêm thì năng suất sẽ giảm. Hệ số của biến phân đạm mang dấu âm, điều đó cho thấy các hộ nông dân trên địa bàn điều tra đã sử dụng dư lượng phân đạm trong quá trình sản xuất lúa vì thế việc điều chỉnh cơ cấu phân bón theo hướng giảm lượng phân đạm là cần
50
thiết, nhưng cũng phải chú ý giảm một lượng vừa phải đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết cho sự phát triển của cây lúa để có thể tăng năng suất đến mức tối đa. Trên thực tế khi bón thừa phân đạm cây lúa thường mọc um tùm, đẻ nhánh muộn và không tập trung, lúa sẽ trỗ muộn. Vì lúa mọc um tùm sẽ hấp dẫn sâu bệnh tấn công, mặc khác cây lúa dễ bị đổ ngã vào giai đoạn trổ bông và hình thành hạt nên sẽ làm giảm năng suất lúa.
- Phân lân: là yếu tố thứ ba cho biết lượng phân lân bón trên 1 ha đất canh tác. Biến này cũng có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Với mức ý nghĩa 1%, với giả định các yếu tố đầu vào khác không thay đổi thì khi tăng 1% lượng phân lân thì năng suất sẽ giảm tối đa 10,7%. Nghĩa là khi bón tăng thêm lượng phân lân khi sản xuất thì năng suất sẽ giảm xuống. Cũng tương tự như phân đạm hệ số của biến phân lân mang dấu âm, điều đó cho thấy các hộ nông dân trên địa bàn điều tra đã sử dụng dư lượng phân lân. Các hộ nông dân ở đây cần điều chỉnh giảm lượng phân lân nhưng không giảm quá mức vì nếu giảm quá mức cây lúa sẽ còi cọc, đẻ nhánh kém, dẫn đến số bông và số hạt/bông đều giảm làm giảm năng suất lúa, vì thế cần điều chỉnh theo hướng giảm lượng phân lân cho phù hợp nhằm đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết cho sự phát triển của cây lúa để có thể tăng năng suất.
- Phân kali: đây là yếu tố thứ tư thể hiện lượng phân kali bón trên 1 ha đất sản xuất. Biến này không có ý nghĩa trong mô hình. Có thể trong quá trình sản xuất các hộ nông dân chỉ sử dụng một lượng nhỏ phân kali chủ yếu giúp cứng cây, tránh đổ ngã nên biến này không có ý nghĩa trong mô hình. Ta thấy trong mô hình yếu tố này có quan hệ cùng chiều (dấu dương) với năng suất, nên các hộ có thể xem xét lại có nên tăng lượng phân kali bón thích hợp để đạt được năng suất tối đa.
- Lao động: là yếu tố thứ năm cho biết số lao động tham gia sản xuất tính trên 1ha đất sản xuất lúa. Biến này có ý nghĩa trong mô hình với mối quan hệ cùng chiều với năng suất. Với mức ý nghĩa 1%, khi sử dụng tăng thêm 1% ngày công lao động trên 1ha với giả định các yếu tố đầu vào khác không đổi thì năng suất sẽ tăng tối đa 31,6%. Có nghĩa là khi tăng ngày công lao động trên 1 ha đất canh tác thì sản lượng cũng sẽ tăng lên. Lao động là yếu tố quan trọng rất cần thiết trong các khâu của quá trình sản xuất vì thế cần phân phối lao động hợp lý để chăm sóc lúa tốt, phát hiện sớm sâu bệnh trên cây lúa.
- Chi phí thuốc BVTV: là yếu tố đầu vào thứ sáu thể hiện chi phí thuốc BVTV sử dạng cho 1 ha diện tích sản xuất lúa. Biến này cũng không có ý nghĩa trong mô hình có thể là do vụ Hè Thu 2014 thì thời tiết diễn biễn cũng khá thuận lợi, dịch bệnh ít phát sinh nên cũng không cần tốn nhiều chi phí cho
51
thuốc BVTV. Từ bảng kết quả 4.9 ta thấy biến này có quan hệ nghịch chiều với năng suất nên các nông hộ có thể cân nhắc có nên giảm chi phí thuốc sử dụng, nhưng phải dựa vào tình hình sâu, bệnh, chuột, ốc mà các hộ có thể tăng hoặc giảm lượng thuốc sử dụng cho hợp lý để đạt được năng suất tối đa
- Loại giống: là biến cuối ảnh hưởng đến năng suất lúa cho biết loại giống sử dụng để sản xuất của các nông hộ. Biến này có ý nghĩa thống kê. Với mức ý nghĩa 1%, khi sử dụng giống cải tiến thì năng suất cao hơn so với sử dụng giống truyền thống tối đa là 10,1%. Tức là với giả định các yếu tố đầu vào khác không đổi thì những hộ sử dụng giống cải tiến trong quá trình sản xuất thì người có sử dụng giống cải tiến có năng suất cao hơn người không sử dụng giống khác là 10,1%.