Tùy theo từng nông hộ mà họ có những đặc điểm, cách canh tác khác nhau, vì vậy việc sử dụng lượng giống, lượng phân bón cũng khác nhau. Theo số liệu điều tra thì các hộ nông dân của huyện Phong Điền sử dụng lượng giống, lượng phân bón cho vụ lúa Hè Thu năm 2014 như sau:
Bảng 4.2: Lượng giống và lượng phân bón của các nông hộ trên địa bàn huyện Phong Điền sử dụng trong vụ Hè Thu năm 2014
Khoản mục Đơn vị tính Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình
Độ lệch chuẩn
39
Lượng giống Kg/ha 154,00 308,00 217,52 28,7741
Phân đạm Kg/ha 39,56 146,92 85,57 17,9780
Phân lân Kg/ha 12,31 79,23 47,44 16,7905
Phân kali Kg/ha 6,15 60,00 27,33 14,5389
Nguồn: Số liệu điều tra, 2014
Qua bảng kết quả trên cho ta thấy được tình trạng sử dụng lượng giống và lượng phân bón của các nông hộ trong quá trình sản xuất lúa vụ Hè Thu năm 2014. Đây là các yếu tố định lượng có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của cây lúa. Đặc điểm chung của các yếu tố này là chúng tuân thủ quy luật năng suất biên giảm dần nên trong quá trình sản xuất các hộ nên cân nhắc để có lượng sử dụng hợp lý để cho đạt năng suất tối ưu. Lượng giống gieo sạ thể hiện mật độ gieo trồng của lúa, nếu mật độ sạ quá dày thì sâu bệnh (sâu lá, đạo ôn,..) sẽ xuất hiện nhiều gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của cây lúa nhất là lúc lúa trổ bông, mặc khác lúa sẽ không nở bụi to ảnh hưởng đến độ dài và số lượng hạt của bông. Còn nếu sạ lúa quá thưa thì số bông lúa không nhiều dẫn đến năng suất thấp, vì thế dù sạ dày hay thưa đều ảnh hưởng đến năng suất lúa. Qua số liệu điều tra cho thấy, lượng giống trung bình mà các hộ sử dụng là khoảng 217,52 kg/ha. Hộ sử dụng lượng giống ít nhất là 154 kg/ha, và nhiều nhất là 308 kg/ha. Lượng giống nhiều hay ích còn phụ thuộc vào phương pháp mà các hộ chọn để sạ, trong tất cả 60 hộ điều tra thì họ đều sạ theo phương pháp truyền thống là sạ tay nên lượng lúa giống sẽ được sử dụng nhiều hơn so với việc áp dụng phương pháp sạ hàng và lượng giống chênh lệch nhau nhiều nhất khoảng từ 50 - 80 kg cho một ha.
Trong quá trình sản xuất thì phân bón là yếu tố không thể thiếu vì nó cung cấp chất dinh dưỡng giúp cây sinh trưởng và phát triển. Thông thường, các hộ nông dân thường sử dụng 3 loại phân chính đó là phân đạm (N), phân lân (P) và phân kali (K). Nhưng các loại phân này khi sản xuất đã được pha trộn thêm với các chất phụ gia và các tạp chất khác, hoặc cả ba loại phân trên được kết hợp với nhau để tạo ra các loại phân hỗn hợp với tỷ lệ khác nhau. Nên khi xác định lượng phân bón mà hộ sử dụng thì phải dựa vào tỷ lệ phần trăm mà chúng có mặt trong thành phần mà tính. Trong quá trình điều tra thì các loại phân thông thường mà các hộ sử dụng để bón cho lúa là: phân URE chứa khoảng 45-46% N còn lại là tạp chất; phân DAP chứa 18% N, 46% P còn lại là tạp chất; phân Kali (Kali muối ớt) chứa 50 - 60% K2O còn lại là tạp chất; phân hỗn hợp NPK, chúng có nhiều tỷ lệ khác nhau, các hộ nông dân đã sử dụng chủ yếu là các loại phân như: 20-20-15, 16-16-8, với tỷ lệ N, P, K tương
40
ứng với tỷ lệ trên bao bì từng loại. Ví dụ như phân 20-20-15 thì trong đó N chiếm 20%, P chiếm 20%, K chiếm 15% và còn lại là tạp chất, tức là trong 100kg phân bón 20-20-15 thì có chứa 20kg phân N, 20kg phân P, 15kg phân Kali còn các loại khác thì cách tính tương tự. Qua phân tích thì lượng phân đạm trung bình các hộ sử dụng là 85,57 kg/ha, hộ sử dụng ít nhất là 39,56 kg/ha và nhiều nhất là 146,92 kg/ha. Lượng phân lân trung bình mà hộ đã sử dụng là 12,31 kg/ha, cao nhất là 79,23 kg/ha và thấp nhất là 47,44 kg/ha. Còn lượng phân kali trung bình đã sử dụng là 27,33 kg/ha, lớn nhất là 60kg/ha, và nhỏ nhất là 6,15 kg/ha. Tùy vào từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lúa mà các hộ nông dân chọn bón loại phân và lượng phân thích hợp. Từ kết quả điều tra ta thấy lượng phân kali là được sử dụng ít nhất trong các loại phân. Do tác dụng chính của phân kali là giúp cứng cây tránh đổ ngã nên thông thường các hộ sử dụng không nhiều, chỉ sử dụng cho cây lúa lúc lúa trổ để tránh cây đổ ngã ảnh hưởng đến bông lúa và chất lượng hạt sau này.
4.2.2 Loại giống được sử dụng để gieo sạ
Giống lúa cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến thời gian sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa. Tùy vào từng điều kiện địa lí khác nhau ở mỗi vùng khác nhau mà có các loại giống thích hợp cho tùng vùng để cây lúa sống, phát triển tốt và cho năng suất tối ưu nhất. Đây cũng là yếu tố được đa số các hộ quan tâm để có thể chọn một giống lúa phù hợp với loại đất cho năng suất cao, đồng thời giảm một phần nào chi phí phân bón và thuốc BVTV trong quá trình sản suất khi ấy người nông dân sẽ có lợi nhuận cao hơn.
Từ số liệu thống kê ta có bảng tần số thể hiện loại giống mà những hộ điều tra đã sử dụng để sản xuất lúa trong vụ Hè Thu năm 2014 vừa qua được thể hiện trong bảng sau đây:
Bảng 4.3: Loại giống các nông hộ trên địa bàn huyện Phong Điền đã sử dụng trong vụ Hè Thu năm 2014
Loại giống Tần số Tỷ lệ (%)
Giống cải tiến 18 30
Các loại giống khác 42 70
Tổng 60 100
41
Theo số liệu điều tra của các nông hộ thì trong tổng số 60 hộ điều tra thì có 18 hộ sử dụng giống cải tiến chiếm 30%, còn lại là các hộ sử dụng các loại giống khác (chiếm 70%). Ở đây, giống cải tiến ở đây là các loại giống mới được lai tạo có nhiều ưu điểm vượt trội hơn và cho năng suất cao hơn so với giống khác. Vì đa số các hộ nông đân trên địa bàn nghiên cứu hầu hết sử dụng loại giống IR50404 vụ trước để lại vụ sau trồng hoặc mua lúa giống của những hộ lân cận nên giống lúa cải tiến được chọn là giống lúa IR50404 nguyên chủng được các hộ nông dân mua ở viện nghiên cứu phát triển ĐBSCL của trường Đại học Cần Thơ để gieo sạ. Các giống lúa mà hộ sử dụng ngoài loại giống đó trên thì được xếp vào các loại giống khác.