sản xuất lúa của các nông hộ
Bảng 4.10 cho biết kết quả ước lượng bằng phương pháp “khả năng cao nhất” (MLE) cho thấy, hiệu quả kỹ thuật trung bình của các hộ sản xuất lúa của toàn bộ mẫu khảo sát là 75,33% so với năng suất tối đa. Điều này thể hiện với các nguồn lực hiện có và các kỹ thuật phù hợp thì năng suất của hộ còn có khả năng tăng thêm tối đa 24,67% để có thể đạt năng suất tối ưu.
Các yếu tố: giới tính, lao động thuê ngoài, quy mô đất, khoảng cách từ thửa ruộng lớn nhất đến nhà và tham gia hội Nông dân là các yếu tố có ý nghĩa trong mô hình, tức là các biến có ảnh hưởng đến hiệu quả kĩ thuật của các nông hộ. Hàm phi hiệu quả kĩ thuật có dạng:
TIE = -0,120Z1 + 0,025Z6 - 0,255Z7 + 0,118Z8 - 0,103Z10 Trong đó: TIE: phi hiệu quả kĩ thuật
Z1: Giới tính (1= Nam; 0 = khác) Z6: Lao động thuê ngoài (ngày/ha) Z7: Quy mô đất (ha)
Z8: Khoảng cách từ thửa ruộng lớn nhất đến nhà (km) Z10: Tham gia Hội (1 = Có; 0 = Khác)
Từ nguồn số liệu thu thập của các hộ nông dân trên địa bàn huyện ta có được kết quả ước lượng hàm phi hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ vụ Hè Thu năm 2014 được trình bày ở bảng dưới đây.
52
Bảng 4.10: Kết quả ước lượng bằng phương pháp MLE hàm phi hiệu quả kỹ thuật cho 60 hộ trồng lúa ở huyện Phong Điền vụ Hè Thu năm 2014
Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kĩ thuật Các hệ số Hệ số ước lượng MLE Độ lệch Giá trị t Hằng số δ0 0,146ns 0,115 1,275 Z1: Giới tính (1= Nam; 0 = Khác) δ1 -0,120*** 0,045 -2,660 Z2: Tuổi (năm) δ2 0,004ns 0,005 0,780 Z3: Học vấn (năm) δ3 0,000 0,012 0,043
Z4: Kinh nghiệm (năm) δ4 0,000ns 0,005 0,027
Z5: Lao động gia đình (ngày/ha) δ5 0,004ns 0,004 1,0681
Z6: Lao động thuê ngoài (ngày/ha) δ6 0,025* 0,015 1,679
Z7: Quy mô đất (ha) δ7 -0,255*** 0,033 -7,714
Z8: Khoảng cách từ nhà đến thửa
ruộng lớn nhất (km)
δ8 0,118*** 0,032 3,530
Z9: Tham gia tập huấn (1=có;0=khác) δ9 -0,049ns 0,076 -0,648
Z10: Tham gia Hội (1 = có; 0 = khác) δ10 -0,103* 0,066 -1,820
δ2 0,022*** 0,002 14,847
Gamma (γ) 0,999*** 0,016 62,120
Likelihood Function 39,406
LR Test of One-Slided Error 34,769
Hiệu quả kỹ thuật trung bình (%) 75,33
Nguồn: số liệu điều tra, 2014
Chú thích: *** mức ý nghĩa 1%, * mức ý nghĩa 10%, ns là không có ý nghĩa.
* Vì khi ước lượng bằng phần mềm frontier 4.1 thì hàm ước lượng là hàm phi hiệu quả kĩ thuật nên khi giải thích về hiệu quả kĩ thuật ta phải giải thích ngược lại. Sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kĩ thuật của các hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu thể hiện trên bảng 4.10 được giải thích cụ thể như sau:
- Giới tính: là giới tính chủ hộ, biến này có ý nghĩa trong mô hình. Giới tính của chủ hộ tỷ lệ thuận với hiệu quả kỹ thuật, có nghĩa là người sản xuất lúa là người có giới tính là nam thì sẽ có hiệu quả kĩ thuật hơn so với người có giới tính là khác. Trên thực tế thì người nam sẽ có nhiều thời gian chăm sóc
53
lúa hơn, có điều kiện học hỏi, tham gia tập huấn, tiếp thu tốt và mạnh dạn đầu tư vào sản xuất hơn so với những người có giới tính khác. Nên họ sẽ có kĩ thuật nhiều hơn góp phần sản xuất lúa đạt hiệu quả tốt hơn.
- Tuổi: là tuổi của chủ hộ, biến này không có ý nghĩa trong mô hình, nên trong mô hình này thì hiệu quả kỹ thuật không có sự khác biệt giữa các chủ hộ có độ tuổi khác nhau.
- Trình độ: là số năm đi học của chủ hộ biến này không có ý nghĩa trong mô hình. Nghĩa là hiệu quả kỹ thuật không có sự khác biệt giữa các chủ hộ có trình độ khác nhau. Như phân tích ở phần thống kê mô tả thì trình độ cao nhất của chủ hộ là 12 năm nên giữa cấp 1, cấp 2 và cấp 3 thì không có sự chênh lệch về lượng kiến thức nhiều nên có thể đây là nguyên nhân làm cho biến này không có ý nghĩa trong mô hình.
- Kinh nghiệm: là số năm làm lúa của chủ hộ, biến này cũng không có ý nghĩa trong mô hình. Nghĩa là hiệu quả kỹ thuật không có sự khác biệt giữa các chủ hộ có số năm kinh nghiệm khác nhau.
- Lao động gia đình: số ngày công lao động gia đình tham gia vào sản xuất lúa biến này cũng không có ý nghĩa trong mô hình. Nghĩa là hiệu quả kỹ thuật không có sự khác biệt giữa các chủ hộ có ngày công lao động gia đình khác nhau. Trên thực tế điều tra thì khi sản xuất số lao động gia đình tham gia vào sản xuất là chủ yếu, ít thuê mướn nhưng nếu tính 1 ngày công cho lao động nhà và lao động thuê thì lao động thuê sẽ làm đủ 8 tiếng còn lao động nhà rãnh giờ nào thì đi làm giờ đó, và giờ làm việc bắt đầu và giờ kết thúc đều sớm nên đây có thể là nguyên nhân làm cho biến này không có ý nghĩa trong mô hình.
- Lao động thuê: là số ngày công thuê tham gia vào sản xuất lúa, biến này có ý nghĩa trong mô hình. Nghĩa là số lao động mà các hộ thuê để tham gia vào quá trình sản xuất lúa có tác động đến hiệu quả kỹ thuật của hộ. Yếu tố lao động thuê tỷ lệ nghịch với hiệu quả kỹ thuật. Với mức ý nghĩa 10%, điều kiện các yếu tố khác không đổi khi tăng 1 ngày công lao động thuê thì hiệu quả kĩ thuật có thể giảm tối đa 0,025 điểm %. Điều đó cho thấy lao động thuê tuy làm đủ thời gian hơn nhưng làm việc không cẩn thận và nhiệt tình, chỉ làm cho qua ngày nên không đạt kết quả như mong đợi và làm giảm hiệu quả kỹ thuật của chủ hộ.
- Quy mô đất: là yếu tố thể hiện tổng diện tích gieo sạ của chủ hộ, quy mô đất có ý nghĩa trong mô hình. Nghĩa là biến này có tác động đến hiệu quả kỹ thuật của hộ. Yếu tố lao động thuê tỷ lệ thuận với hiệu quả kỹ thuật. Với
54
mức ý nghĩa 1%, điều kiện các yếu tố khác không đổi khi tăng 1 ha diện tích đất sản xuất thì hiệu quả kĩ thuật có thể tăng tối đa 0,255 điểm %. Điều này có nghĩa hộ nào có diện tích càng nhiều thì hiệu quả kĩ thuật càng cao vì họ có thể áp dụng việc các biện pháp sản xuất (bón phân, xịt thuốc,..) và thu hoạch, áp dụng khoa học kĩ thuật đồng loạt trên cánh đồng của mình nên sẽ làm tăng năng suất lúa.
- Khoảng cách từ nhà đến thửa ruộng lớn nhất: Biến này có ý nghĩa trong mô hình. Khoảng cách từ nhà đến thửa ruộng lớn nhất tỷ lệ nghịch với hiệu quả kỹ thuật. Nghĩa là hộ nào có khoảng cách càng xa thì hiệu quả kĩ thuật càng thấp. Với mức ý nghĩa 1%, điều kiện các yếu tố khác không đổi khi tăng khoảng cách từ thửa ruộng lớn nhất đến nhà 1km thì hiệu quả kĩ thuật có thể giảm tối đa 0,018 điểm %. Người có đất càng xa nhà thì sẽ có ít thời gian chăm sóc hơn, phát hiện dịch bệnh trễ hơn,...nên sẽ tác động đến hiệu quả kĩ thuật của chủ hộ và gián tiếp làm giảm năng suất.
- Tham gia tập huấn: Yếu tố này không có ý nghĩa trong mô hình, nghĩa là hiệu quả kỹ thuật giữa các hộ có và không có tham gia tập huấn là như nhau. Trên thực tế ở địa bàn nghiên cứu thì hầu hết các hộ dù có đi tham gia tập huấn nhưng điều kiện áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn gặp rất nhiều khó khăn và các buổi tập huấn cũng không nhiều nên dù có tham gia nhưng số người áp dụng vào sản xuất là rất thấp nên không đạt hiệu quả kỹ thuật.
- Tham gia hội: Yếu tố này có ý nghĩa trong mô hình. Biến tham gia hội tỷ lệ thuận với hiệu quả kỹ thuật trong mô hình, nghĩa là hộ nào có tham gia hội thì hiệu quả kỹ thuật đạt cao hơn so với các hộ khác. Tham gia tập huấn thì các hộ nông dân được chia sẻ những kinh nghiệm thực tế, các vấn đề khó khăn gặp phải,...nên được giải quyết kịp thời và đúng lúc đã góp phần tăng hiệu quả kỹ thuật cho các chủ hộ và góp phần giúp họ sản xuất lúa đạt hiệu quả, tăng năng suất lúa.
55
NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CHO CÂY LÚA Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN
TRONG THỜI GIAN TỚI