I KÊN THỨC Cơ BẢN
THUÝ KIỀU BÁO ÂN BÁO OÁN
( Trích Truyên K iều — Nguyễn Du)
I - GỢI DẪN
l ệ Tác giả :
(Xem bài Chị em Thuý Kiều).
2. Đoạn trích :
Đoạn trích nằm ở cuô'i phần thứ hai trong Truyện K iều (Gia biến và lưu
lạc). Sau khi chịu bao đau khổ, tủi nhục, đoạ đày, Thuý Kiều được Từ Hải cứu thoát khỏi lầu xanh và giúp nàng thoả nguyện đền ơn trả oán. Đây là trích đoạn tả cảnh báo ân, báo oán. '
Đoạn trích có thể thành hai phần :
- Mười hai câu thơ đầu : Thuý Kiều báo ân (trả ơn Thúc S in h );
- Các câu thơ còn lại : Thuý Kiều báo oán (cuộc đôi đáp giữa Thuý Kiều và Hoạn Thư).
3. Cách đọc :
Đoạn thứ nhất : chú ý ngắt giọng và ngừng nghỉ lâu sau mỗi câu hỏi, thể hiện thái độ của Thuý Kiều đôi với Thúc Sinh.
Đoạn thứ hai : chú ý diễn tả sự phân biệt lời của Thuý Kiều và lời của Hoạn Thư, để thấy được tài năng khắc hoạ tính cách nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại.
II - KIẾN THỨC Cơ BẢN
Đền ơn trả oán là một mô tip rất quen thuộc trong văn học dân gian, đặc biệt là trong các câu chuyện cổ tích. Người có công lao khó nhọc, ăn ở hiền lành, hay làm điều tốt thì sẽ được đền bù, kẻ ác sẽ bị trừng trị đích đáng. Đó là mơ ước của nhân dân ta.
Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du cũng dựng lên một cảnh báo ân báo oán.
Thế nhưng, khác rất nhiều so với các câu chuyện cổ tích, cảnh báo ân báo oán
trong Truyện K iều không đơn giản là sự thể hiện khát vọng công lí của nhân
dân. Sức hâ'p dẫn của đoạn trích thể hiện chủ yếu ở khả năng khắc hoạ tâm lí nhân vật của nhà thơ. c ả đoạn trích gồm 34 câu với ba nhân vật, rất ít lời
miêu tả, hầu như chỉ có lời Thuý Kiều nói với Thúc Sinh, lời qua tiêng lại giữa Thuý Kiều vả Hoạn Thư, vậy mà không chỉ chân dung, từ giọng điệu, tính tình của từng nhân vật đều được bộc lộ hết sức sinh động.
Có thể dễ đàng nhận thấy trong đoạn trích có hai cảnh : báo ân và bao oan.
cả n h báo ân
Chàng Thúc Sinh khi được "gươm mời đến" thì "Mặt như chàm đổ, mình dường dẽ run". Thúc Sinh run vì nhiều lẽ : trước cảnh ba quân gươm giáo sáng loà - run ; được chứng kiến Thuý Kiều đã trừng trị những kẻ đã gây bao đau khổ cho đời nàng như thế nào lại càng dễ run hơn nữa. Thúc Sinh không thể nghĩ rằng mình lại được trả ân bằng "gârn trăm cuốn, bạc nghìn cân" bởi trong thưc tế, chàng ta chăng có công lao gì nhiều với Thuý Kiều. Ngay cà khi chứng kiến vợ mình hành hạ Thuý Kiều, Thúc Sinh cũng chỉ biết ngậm đắng nuốt cay, không biết bênh vực thế nào.
Vậy tại sao Thúc Sinh lại được Thuý Kiều "báo ân" hậu hmh như th ế ? Lí giải được điều này, chúng ta sẽ hiểu thêm về Thuý Kiều, từ đó càng hiểu thêm nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du. Nhân vật Thuý Kiều đã được xây đựng rất nhất quán từ đầu đến cuối tác phẩm. Dù khi phải dằn lòng "trao duyên" cho Thuý Vân, khi một mình đối cảnh ở lầu Ngưng Bích hay khi có đủ vị thế để báo ân báo oán sòng phăng thì Thuý Kiều vẫn luôn là người nặng tình nặng nghĩa :
N ằng rằ n g : "Nghĩa nặng tìnJĩ non,Lâm Tri n gư ờ i cũ chàng còn n h ớ không ?