II I LIÊN HỆ
K húc nhà tay lựa nên chương
M ột thiên "bạc m ện h " lại càng não nhân.
Có thể cho là Kiều chỉ vô tình, nhưng bài nhạc mà nàng đã lựa chọn, đã thể hiện nó trong tiếng đàn sầu não kia cho thấy rằng, đó là một người con gái rất đa sầu đa cảm. Theo quan niệm từ xa xưa, đây cũng là một yếu tố tạo nên số phận đau khổ của con người. Những sự biến sau này của cuộc đời Kiều (gặp Đạm Tiên, phải bán mình chuộc cha, gặp Thúc Sinh, gặp Từ Hải,...) đều chứng tỏ sự miêu tả của Nguyễn Du về Thuý Kiều là hoàn toàn có ngụ ý.
Đoạn cuối như lời vĩ thanh, Nguyễn Du đê’ cho lời thơ buông trôi, nhân mạnh phẩm châ’t gia giáo của Thuý Kiều.
Đoạn miêu tả vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều, Nguyễn Du đành đến 24 câu thơ, trong đó có bốn câu tả khái quát, bốn câu tả Thuý Vân, còn đến 16 câu chỉ để nói về Thuý Kiều. Có thê’ chúng ta chưa hiểu hết quan niệm về nhân sinh,
nhất là quan niệm về người phụ nữ của ông, có thể còn nhiều vấn đề Xung
quanh tư tưởng "tài mệnh tương đô'" cần tiếp tục xem xét nhưng qua 24 câu thơ, 48
Nguvễn Du khổng chỉ chứng tỏ một tài năng bậc thầy về sử dụng ngôn ngữ mà
còn cho thây những nét rất đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả con người.
Ill - LIÊN HỆ
1 "Bút pháp tả người của Nguyễn Du thể hiện trước hết ở cấu trúc đoạn thơ. Nếu ngược lên bốn câu thơ trên đoạn trích có thể thấy đó là trình tự giới
th iùu cỏ tính chât cổ điển và trước hết tác giả đưa lên sân khâu người chủ gia
tộc "viên ngoại họ Vương", nhưng cũng không quên Vương bà qua khái niệm bao Cịuát "nhả viên ngoại họ Vương". Là con út nhưng lại là người nối dõi tông đường, Vương Quan sẽ là nhân vật thứ ba được nói đến sau ông bà viên ngoại. Hai người chị gái được giới thiệu sau cùng. Trong cuộc sống hiện thưc, chắc chắn Thuv Kiều sẽ được giới thiệu trước Thuý Vân. Nhưng đây là chân dung nghệ thuật nên sau lời giới thiệu chung về hai chị em theo đúng trật tự lễ nghi phong kiến ("Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân"), tác giả đã nói đến người em gái trước người chị gái. BỞi đối với chân dung nghệ thuật, vân đề hàng đầu là đường nét, màu sắc đậm hay nhạt, nổi bật hay lu mờẵ.. Hơn thế nửa, so sánh với bốn câu thơ miêu tả Thuý Vân, việc Nguyễn Du dành cho Thuý Kiều mưừi hai câu thơ đã xác định vị trí nhân vật trung tâm của Thuý Kiều.
Khắc hoạ vẻ đẹp hoàn thiện, toàn mĩ trong cốt cách và trong phẩm cách
hai chị em, ngoài hình tượng phong cách tu từ ẩn du, so sánh, nhân cách hoá
hình tượng thiên nhiên (m ai cốt cảch, tuyết tinh thần, khuôn trăng, nét ngài,
hoa cư ờ i ngọc thốt, may thua, tuyết nhường, làn thu thuỵ, n ét xuân sơn, hoa gh en , liều hờn), Nguyễn Du đã vận dụng rất nhiều tiểu đối : mười hai câu thơ
có tiểu đôi trên tông sô" 24 câu thơ miêu tả tài sắc hai chị em Thuý Kiều.
Những hình tượng thiên nhiên có vẻ đẹp đặc biệt trong trắng, rực rỡ, bền
vững như tuyết - m a itră n g - hoa, m ây - tuyết, thư thuỷ - xuân sơn, hoa -
l i ễ u thế hiện bút pháp cực tả tuyệt đôi hoá, lí tưởng hoá nhan sắc, cốt cách
hai chị em Thuý Kiều. Phong cách sử dụng tiểu đổì tạo ra âm điệu, tiết tấu cân đối, nhịp nhàng, góp phần nhân mạnh sự hoàn mĩ và sự hoàn thiện trong nhan sắc và cốt cách Thuý Vân, Thuý Kiều.
Trong bôn câu thơ tả Thuý Vân (cũng như ữong những đoạn thơ tả chân dung nhân vật lí tưởng như Thuý Kiều, Kim Trọng, Từ Hải), Nguyễn Du thường sử dụng những "mô tip" hình tượng khuôn mẫu quen thuộc, thậm chí công thức
(hoci cườiế, ngọc thốt; khuôn ữăng, nét ngài,..). Đồng thời, Nguyễn Du đã đưa
vằo một sô" từ ngữ nồm na nhưng nội hàm đa nghĩa, những từ ngữ đẩy đặn,
n ở nang không chỉ miêu tả khuôn mặt tròn trịa, nét ngài nổi rõ của ThuV Vân
mà đây còn là sự đầy đặn, mĩ mãn của số phận, của cuộc đời nàng... Thiên
nhiên và cũng chính là tạo hoá, sẽ chịu thua mái tóc mây, màu da tuyết để
n h ư ờn g bước cho nàng đi trên con đường quang đãng, bằng phăng của cuộc
đời vì nàng sinh ra vốn đê được hưởng thụ "Phong lưu phú quý ai bì" đúng
như câu thơ nói về tính chất "có hậu" trong đoạn kết thúc Truyện Kiều.
Bức hoạ chân dung hai cô gái họ Vương nhan sắc "Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười" là một bức tranh hài hoà trong sư tương phản mặc dầu đây là
hai đoá hoa "Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai". Nhưng người quốc sắc vẩn là
Thuý Kiều. Sau này, Thuý Kiều sẽ là ý trung nhân của "kẻ thiên tài" Kim Trọng,
Thuý Kiều cũng sẽ là người tri k ỉ cả a ừang anh hùng quốc síTừ Hải.
Nguyễn Du đã tạo nên tính chất sinh động trong chân dung nhân vật bởi vì bên cạnh những từ ngữ, những điển cố, những thi liệu văn học Trung Quốc
được sử dung thích đáng, Nguyễn Du còn đưa vào nhiều từ loại dân tộc có giá
trị biểu đạt và biểu cảm cụ thể như những danh từ khuôn trăng, n ét ngài, làn,
n é t ; các động từ cười, thôi, thua, nhường, ghen, hờn, nghiêng nước, n gh iên g thành ; những phó từ như dầy đặn, n ở nang, sắc sảo, mặn mà,...
Bằng biện pháp xây dựng hình tượng tương phản, Nguvễn Du đã khắc hoạ một chân dung Thuý Vân đúng với mẫu người phụ nữ chính thống kiểu
"dung sắc kiều lệ, cử chỉ đoan trang, sư làm lễ độ" (Đoàn thị thực lục ~ ghi
chép theo lời Nguyễn Kiều trong bải ván tế Đoàn Thị Điểm). Nổi bật trôn bức tranh gia đình họ Vương, nổi bật bên hình ánh người em gái có tính cách thung
dung điềm đạm và cuộc đời phăng lặng bình yổn là hình tượng Thuý Kiều với sắc—
tà i- tình -m ện h phi thường. Một sắc đẹp rực rỡ đằm thắm bởi sự phong phú
của tâm hồn, sư thông tuệ và tâm lòng giàu cảm xúc đã ngời sáng trôn dung
nhan Thuý Kiều... và vẻ đẹp hoàn thiện sắ c— tài- tình của cô thiếu nữ đương
tuổi thanh xuân cài trâm hôm nay còn chứa chất một viễn ảnh về cuộc đời bi kịch mai sau.
Đoạn thơ khắc hoạ một chân đung nhân vật có nhan sắc, tài hoa, phẩm cách đẹp đẽ, phong phú, toàn vẹn nhưng đằng sau đó là một sô' mệnh diễn tả những ý niệm triết học và thể hiện một cảm hứng nhân văn sâu sắc của nhà thơ họ Nguyễn".
ĐẶNG THANH LÊ
(Giảng văn "Truyện Kiều", NXB Giáo dục, 1997)