Đoạn trích :

Một phần của tài liệu Sách đọc hiểu văn bản ngữ văn 9 kiến thức cơ bản, kiến thức mở rộng, nâng cao, luyện tập (Trang 53)

II I LIÊN HỆ

2. Đoạn trích :

Đây là đoạn trích ở phần đầu tác phẩm (sau đoạn tả tài sắc của chị t?m Thuý Kiều). Cơn tai biến đôi với gia đình Thuý Kiều chưa xảy ra. Hai chị tím đang sông những ngày tháng êm đềm. Nhân tiết Thanh minh, hai chị em đi trảy hội.

Đoạn trích gồm mười tám câu, bốn câu thơ đầu miêu tả cảnh đẹp ngày xuân, tám câu tiếp theo tả khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh, sáu câu cuối tả cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về.

3. Cách đọc :

Đọc đúng vần, nhịp thơ lục bát. Chú ý nhấn giọng ở các câu thơ miêu tả. Đọc chậm thể hiện sắc thái biểu cảm của các từ láy : nô nức, dập dìu, ngổn

ngang, tà tà, thơ thẩn, nao nao, nho nhỏ.

II - KIẾN THỨC Cơ BẢN

1. Trong bốn câu thơ đầu, Nguyễn Du đã sử đung rất ít từ ngữ mả vẫn thể hiện được rất nhiều điểu, từ phong cảnh (đường nét, màu sắc, khí trời, cảnh vật) cho đến tâm trạng của con người trước cảnh vật. Điều đó chỉ có được nhờ khả năng sử dụng, phôi hợp từ ngữ đến mức điêu luyện. Những màu sắc tương phản được đặt cạnh nhau, việc đưa các yếu tô" ngôn ngữ dân gian vào tác phẩm khiến cho ngôn ngữ thơ thêm hàm súc, giàu sức diễn tả.

2. Tám câu thơ tiếp theo, rất nhiều từ ghép đôi, từ láy đôi đã được tác ịỊiả sử dung trong các câu trúc danh từ, động từ, tính từ,... góp phần đắc lực trong việc thể hiện một khung cảnh lễ hội rộn ràng màu sắc, âm thanh, hình ảnh. Hầu hết các câu thơ đều được ngắt theo nhịp đôi (2/2) cũng là một yếu tố gợi tả khung cảnh nhộn nhịp, đông vui cua lễ hội.

3. Sáu câu thơ cuối diễn tả cảnh chị em Thuý Kiều trên đường trở về. Một khung cảnh yên tĩnh, êm ả, đường như đối lập với cảnh lễ hội lúc trước.

Van có những từ láy đôi nhưng hầu như chỉ còn là những tính từ : tà tà,

thcìiìh thanh, nao nao, nho nhỏ,... Không gian vì thế trở nên yên tĩnh lạ

thường, không còn cảnh người đi kẻ lại tấp nập (được thể hiện chủ yếu qua những danh từ, động từ ở đoạn trước), không còn ríu rít tiếng nói cười.

Thủ pháp tả đã được thay bằng thủ pháp gợi. Những tính từ tà tà, thanh thanh,

nao nao, nho nhỏ không chỉ gợi lên một không gian êm đềm mà còn thể hiện khá rõ

tâm trạng của chị em Thuv Kiều. Có cái gì mơ hồ như là sự bâng khuâng, nuối tiếc. Lòng rgười hoà trong cảnh vật, như đang lắng lại cùng cảnh vật.

4. 3ua đoạn thơ tả cảnh chị em Thuý Kiều đi du xuân trong tiết Thanh

minh, ta có thê Thấy rất rõ nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của N guyễn Du.

Yêu tô quan trọng trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên ấy là nghệ thuật sử

đụng từ ngữ. Bằng cách sử đụng hệ thông từ ghép, từ láy giàu chât tạo hình, giàu síc gợi tả theo những mật độ khác nhau và phương thức khác nhau, Nguyễn Du đã phác hoạ những bức tranh phong cảnh vô cùng đặc sắc.

Ill - LIỀN HỆ

"Mặc dầu câu thơ thứ hai trong đoạn có thể đưa đến một liên tưởng, một ấn tượng nào đó về thời gian tuổi thọ, nhưng chủ yếu toàn bộ sáu câu thơ đầu tiên là một bức tranh thiên nhiên rực rỡ ánh sáng và màu sắc trong trẻo của bầu trc*i "Thanh minh", của hình ảnh đàn chim én bay qua bay lại linh hoạt, nhịp nhàng, của nội cỏ mênh mông một màu tươi sáng pha hoà giữa màu

xanh li cây vả màu xanh cỏ non và của một cành lê thanh tú "trắng điểm một

vài bôrg hoa"...

Coi người trong tiết Thanh minh đi sửa sang phần mộ và tìm đến những bóng hình của quá khứ - đó là lễ nghi truyền thông. Nguyễn Du đã chứng tỏ tài nărg bậc thầy về ngôn ngữ ngay ở câu thơ tự sự ngắn gọn về sinh hoạt

thống hirờng : "Lễ\ằ tảo mộ, hội là đạp thanh". Nghi lễ và hội hè có thể có

mỏi quan hệ gắn bó chặt chẽ nhưng đó vẫn là hai hình thức sinh hoạt văn hoá có khái biệt : Hội đạp thanh là cuộc vui chơi trên đăm cỏ xanh của lứa tuổi xuân xinh... Hội đạp thanh là một cuộc sống hiện tại và có thể tìm đến những sợi tơ tồng của mai sau... Trong tiết Thanh minh, có hồi ức và tưởng niệm quá

khứ (/í /á tảo mộ) nhưng cũng có khát khao và hoài vọng nhìn về phía trước của mở cuộc đời (hội là đạp thanh).

Sáu câu thơ mở đầu là một bức tranh "đượm vẻ thiên nhiên" diễm ]ệ và tươi sáng, vẫn chỉ là ngòi bút phác hoạ, chấm phá nhưng chủ yếu nhà thơ đã sử dụng từ ngữ dân tộc (trong đó có những câu thơ có thể gọi là "thuần Nôm"), đã lựa chọn những đường nét, những hình ảnh, những màu sắc đưa vào một tổng thể cấu trúc hội hoạ hài hoà giữa bức phông màu thiên thanh và những cánh chim én đậm màu sắc, sắc nét, giữa cành lê trong trắng trên Hiền cỏ mùa xuân tươi xanh...

Tiếp theo hình tượng thiên nhiên là ngôn ngữ tự sự về cảnh lễ hội. Một hệ

thống danh từ và động từ kép : gần xa, ỵ êh anh, chị em , tài tử, giai nhân,... nô

nức, sắm sửa, dập dìu, ngổn n ga n g biểu hiện những hoạt động nhộn nhịp, Piáo

nhiệt, tươi vui của mọi người và đây lại là một dòng những con người trẻ ttuổi "nam thanh nữ tú" với ngựa xe, trang phục đông đúc, chen.chúc,... L# viêng thăm phần mộ tưng bừng, náo nhiệt, xen kẽ ngày hội giai ngộ của tuổi thanh xuân đã hoàn chỉnh bức tranh mùa xuân khi cổ cây hoa lá vẫn đang độ tiươi xanh rực rỡ, khi không trung và ánh sáng đã trở nên trong trẻo và âm áp hcín.

Dường như ánh sáng mùa xuân, niềm vui lễ hội đang bao ữùm tất cả nhân gian (trong đó có ba chị em họ Vương). Thông qua sinh hoạt du xuân của chị em Thuý Kiều, Nguyễn Du đã khắc hoạ hình ảnh một truyền thống văn hoẩ lễ hội xa xưa và một cung cách sống của gia đình viên ngoại họ Vương".

ĐẶNG THANH LÊ

( Giảng văn "Truyện Kiều", Sđd)

Một phần của tài liệu Sách đọc hiểu văn bản ngữ văn 9 kiến thức cơ bản, kiến thức mở rộng, nâng cao, luyện tập (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)