* Ảnh hưởng bởi nhân tố khối lượng sản phẩm tiêu thụ
Nhân tố khối lượng sản phẩm tiêu thụ, năm 2012 tình hình xuất khẩu thủy sản không ổn định, nên sản lượng cá tra giảm 1.179 tấn, chả cá giảm 190 tấn, đã làm cho lợi nhuận năm 2012 giảm so với 2011 là 4.792 triệu đồng. Nguyên nhân của sự giảm khối lượng tiêu thụ của 2 mặt hàng trên trong năm 2012 là do công ty không mở rộng thêm thị trường mới mà chỉ xuất khẩu qua các thị trường cũ năm 2011.
* Ảnh hưởng bởi nhân tố kết cấu khối lượng sản phẩm tiêu thụ
Nhân tố kết cấu khối lượng sản phẩm, nếu giữ mức giá bán và các chi phí khác cố định ở năm 2011 chỉ thay đổi khối lượng sản phẩm tiêu thụ thì việc thay đổi kết cấu sản lượng bán ra năm 2012 đã làm cho lợi nhuận công ty giảm 232 triệu đồng.
63
Trong năm 2012 giá vốn của hai mặt hàng đều tăng, cụ thể cá tra đông lạnh tăng 2.000 đồng/kg, chả cá đông lạnh tăng 1.000 đồng/kg làm cho lợi nhuận giảm 8.456 triệu đồng. Nguyên nhân là do giá nguyên liệu cá tra nguyên liệu trong năm 2012 tăng do hậu quả của cuộc khủng hoảng thừa nguyên liệu vào năm 2010 khiếm nhiều hộ nuôi phải treo ao nên sản lượng cung ứng trở nên thiếu hụt đã đẩy giá nguyên liệu lên cao. Chi phí giá vốn của mặt hàng chả cá cũng tăng cao một phần là thiếu nguyên liệu, giá nguyên liệu cao, phần khác là do chiến lược kinh doanh của công ty tập trung vào sản xuất cá tra fillet nên chi phí khấu hao máy móc thiết bị thì cố định trong khi sản lượng sản xuất giảm.
* Ảnh hưởng bởi nhân tố giá bán
Nhân tố giá bán, giá bán của hai mặt hàng đều tăng, góp phần làm cho lợi nhuận năm 2012 tăng 5.131 triệu đồng so với năm 2011. Giá bán đơn vị cá tra tăng 1.315 đồng/kg, chả cá tăng 269 đồng/kg. Nguyên nhân dẫn đến giá xuất khẩu tăng là do tình hình xuất khẩu thủy sản đã ổn định trở lại nhu cầu tăng nên giá tăng.
* Ảnh hưởng nhân tố chi phí bán hàng
Nhân tố chi phí bán hàng năm 2012 tăng làm ảnh hưởng không tốt tới lợi nhuận trong năm, chi phí bán hàng tăng 0,9 đồng/kg làm cho lợi nhuận giảm 4.239 triệu đồng. Nguyên nhân là do giá xăng dầu năm 2012 tăng làm cho chi phí vận chuyển tăng.
* Ảnh hưởng bởi nhân tố chi phí quản lý doanh nghiệp
- Năm 2012 công ty đã không thực hiện tốt các biện pháp tiết kiệm chi phí, nên chi phí này tăng 0,17 đồng/kg làm lợi nhuận giảm 813 triệu đồng so với năm 2011, con số này tuy nhỏ nhưng cũng chứng minh được biện pháp tiết kiệm chi phí của công ty không được tốt lắm.
- Nhân tố thuế TNDN, chi phí thuế năm 2012 so với năm 2011 giảm 0,03 đồng/kg, nên nhân tố thuế TNDN làm lợi nhuận tăng 143 triệu đồng trong năm 2012 so với 2011.
4.5.3 Lợi nhuận năm 6T/2013 so với lợi nhuận năm 6T/2012 (phụ lục 3)
* Ảnh hưởng bởi nhân tố khối lượng sản phẩm tiêu thụ
Nhân tố sản lượng xuất khẩu, 6T/2013 tình hình xuất khẩu thủy sản đã ổn định trở lại, giá bán cá tra và chả cá đã tăng trở lại, cùng với sức nhập khẩu và nhu cầu tiêu thụ đã tăng trở lại, nên sản lượng cá tra tăng 950 tấn, chả cá
64
tăng 82 tấn, sản lượng xuất khẩu tăng mạnh trong khi giá bán cũng tăng theo làm lợi nhuận 6T/2013 tăng so với 6T/2012 là 1.966 triệu đồng.
* Ảnh hưởng bởi nhân tố kết cấu khối lượng sản phẩm tiêu thụ
Nhân tố kết cấu khối lượng sản phẩm xuất khẩu, 6T/2013 sản lượng xuất khẩu cá tra tăng 950 tấn, sản lượng chả cá tăng 82 tấn đã giúp lợi nhuận 6T/2013 của công ty tăng 420 triệu đồng so với 6T/2012.
* Ảnh hưởng bởi nhân tố giá vốn hàng bán
Nhân tố giá vốn hàng bán, 6T/2013 giá vốn của hai mặt hàng cá tra và chả cá đều tăng, giá vốn của cá tra đông lạnh tăng 1,000 đồng/kg, chả cá đông lạnh tăng 1,000 đồng/kg làm cho giá vốn hàng bán tăng làm lợi nhuận 6T/2013 giảm 3.760 triệu đồng so với 6T/2012.
* Ảnh hưởng bởi nhân tố giá bán
Nhân tố giá bán, sản lượng xuất khẩu hai mặt hàng đều tăng, trong khi giá bán cũng tăng, nên nhân tố giá bán góp phần cho lợi nhuận 6T/2013 tăng 3.686 triệu đồng so với 6T/2012. Giá bán đơn vị cá tra tăng 851 đồng/kg, chả cá tăng 1.631 đồng/kg. Nguyên nhân dẫn đến giá xuất khẩu tăng là do tình hình xuất khẩu thủy sản đã ổn định công ty tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng từ cá tra.
* Ảnh hưởng nhân tố chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
6T/2013 công ty thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi phí, nên chi phí bán hàng 6T/2013 so với 6T/2012 giảm 0,61 đồng/kg, và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 0,82 đồng/kg, con số này tuy nhỏ nhưng cũng chứng minh được biện pháp tiết kiệm chi phí của công ty mang lại hiệu quả tốt, và hai nhân tố này góp phần làm lợi nhuận 6T/2013 tăng 677 triệu đồng so với 6T/2012. Trong đó chi phí bán hàng làm lợi nhuận tăng 2.294 triệu đồng.
Nhân tố thuế TNDN, chi phí thuế 6T/2013 so với 6T/2012 tăng 0,04 đồng/kg, nên nhân tố thuế TNDN làm lợi nhuận giảm 151 triệu đồng.
65
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIÁI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THỦY SẢN
QUANG MINH
5.1 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY 5.1.1 Thuận lợi 5.1.1 Thuận lợi
Kết quả kinh doanh của công ty Quang Minh trong những năm qua tuy có những biến động tăng giảm qua các năm, nhưng công ty cũng đã kinh doanh có lợi nhuận và đạt được nhiều thành quả tốt đẹp. Có được kết quả này một phần là do những tác động từ bản thân của công ty như:
- Ban lãnh đạo là những người nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động, am hiểu thị trường; đặc biệt có những mối quan hệ rất tốt với các đối tác, nhà cung cấp và ngân hàng nên hoạt động kinh doanh có nhiều thuận lợi.
- Hệ thống nhà xưởng sản xuất, trang thiết bị máy móc hiện đại, dụng cụ, quần áo bảo hộ lao động của công ty đáp ứng đủ tiêu chuẩn sản xuất các mặt hàng có xuất khẩu, được cấp chứng chỉ ISO 9001-2000 và HACCP.
- Việc đầu tư mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất tại công ty liên tục được thực hiện. Công ty thường xuyên cải tiến kho hàng, máy móc thiết bị, áp dụng các phương pháp quản lý mới hiện đại vào công tác quản lý.
- Sản phẩm của công ty được sản xuất theo quy trình khép kín, từng công đoạn đều có nhân viên giám sát đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của khách hàng, đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, và đạt được nhiều giấy chứng nhận như: SSOP, GMP, HACCP, ISO 9001:2008.
- Bên cạnh đó, công ty đã dần tạo được uy tín trên thị trường, giữ vững được các thị trường truyền thống như EU, Trung Quốc… Công ty còn tăng cường công tác quảng bá trên Internet, tham gia hội chợ triển lãm để tìm kiếm khách hàng mới.
- Đồng thời, sự đoàn kết và nổ lực của tập thể công nhân viên công ty cũng là một trong những nguyên nhân tạo nên hiệu quả kinh doanh của công ty.
5.1.2 Khó khăn
Song song với những mặt tích cực trên, công ty vẫn còn một số hạn chế gây ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của công ty như:
66
- Công ty chỉ mới thành lập cách đây không lâu nên kinh nghiệm chưa nhiều, chưa có nhiều khách hàng tiềm năng như những công ty đã thành lập lâu năm khác. Do đó chưa có thương hiệu mạnh và phổ biến.
- Công ty vẫn chưa hình thành một tổ Marketing riêng biệt nên vẫn chưa năm bắt được nhu cầu cụ thể của thị trường, chính điều này đã làm hạn chế việc cải tiến chất lượng và mẫu mã hàng hóa. Có khi tiến hành cải tiến thì đối thủ cạnh tranh đã đi trước một bước.
- Chưa khai thác tiềm năng tiêu thụ thủy sản trong nước, chỉ chú trọng thi trường nước ngoài.
- Công ty chưa chủ động được nguồn nguyên liệu trong sản xuất. Và khâu thu mua đôi lúc chưa chủ động và thiếu nhạy bén với những biến động giá của thị trường, nhất là trong thời gian giá nguyên liệu tăng cao đã làm ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động kinh doanh của công ty.
- Nguồn vốn của công ty còn hạn hẹp thường xuyên thiếu hụt vốn trong quá quá trình thu mua nguyên liệu.
- Đội ngũ cán bộ của công ty còn khá trẻ, trình độ chuyên môn tốt nhưng còn thiếu kinh nghiệm trong kinh doanh và trong cách xử lý công việc.
5.2 BIỆN PHÁP TĂNG DOANH THU
- Muốn tăng doanh thu thì có hai cách, đó là tăng sản lượng tiêu thụ hoặc là tăng giá bán. Đồng thời, có thể kết hợp tăng sản lượng và giá bán, nhưng trong điều kiện môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt, quyết liệt của nền kinh tế như hiện nay thì khả năng tăng giá bán không phải là giải pháp hữu hiệu. Do đó, để tăng doanh thu trong tương lai thì công ty phải có những biện pháp thích hợp để có thể gia tăng phần sản lượng tiêu thụ bằng cách đẩy mạnh việc đầu tư công nghệ mới hiện đại hơn nữa với công suất lớn, hạn chế được thời gian hao phí trong sản xuất. Từ đó, sẽ nâng cao năng lực sản xuất của công ty, kết hợp với việc mở rộng thị trường, tìm thêm khách hàng mới.
- Mặt khác, với sự đầu tư công nghệ mới hiện đại sẽ đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, sử dụng các chính sách hoa hồng, khuyến mãi, chiêu thị để khuyến khích khách hàng, đồng thời thu hút sự chú ý của khách hàng đối với từng sản phẩm, từng mặt hàng của công ty. Chính những điều đó, sẽ tạo nên nhiều điều kiện thuận lợi hơn để công ty tăng sản lượng tiêu thụ.
- Giữ vững thị trường, xâm nhập thị trường mới: để có thể thâm nhập vào thị trường mới thì việc đầu tiên cần phải làm là tổ chức bộ phận bán hàng và marketing có trình độ cao, gây ấn tượng tốt với đối tác. Bên cạnh đó công ty
67
cũng nên tham gia các kỳ hội chợ trưng bày sản phẩm trong và ngoài nước… tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng đến các sản phẩm của công ty.
- Xâm nhập thị trường nội địa: Thủy sản Việt Nam xuất khẩu ra thế giới nhiều nhưng lượng cung trong thị trường nội địa lại rất thấp. Hiện nay người Việt Nam đang có phong trào sử dụng hàng Việt Nam rất nhiều, vì vậy thị trường nội địa cũng rất đáng được các doanh nghiệp mở rộng. Ngoài ra muốn xây dựng thương hiệu thủy sản Việt Nam ra thế giới thì trước hết công ty nên xây dựng thương hiệu ở thị trường nội địa trước. Thương hiệu được xây dựng lớn mạnh ở thị trường nội địa, thì chỉ cần thông qua dịch vụ du lịch và giao lưu văn hóa thì người tiêu dùng nước ngoài cũng sẽ biết đến và dễ dàng bị thuyết phục hơn.
5.3 GIẢM CHI PHÍ SẢN XUẤT
Chi phí là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và hiệu quả hoạt động của công ty, do đó giảm thiểu chi phí là một trong những biện pháp hữu hiệu để nâng cao vị thế cạnh tranh.
* Chi phí giá vốn hàng bán
Trước hết công ty cần phải chủ động giảm chi phí giá vốn hàng bán một mặt để tăng lợi nhuận mặt khác cũng làm tăng khả năng cạnh tranh của công ty. Chi phí giá vốn hàng bán được cấu thành từ 3 nguồn chi phí: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ Thực hiện việc bảo quản nguyên liệu thật tốt từ khâu thu mua đến khâu chế biến nhằm tránh tình trạng hư hỏng, hao hụt tạo nhiều phế phẩm.
+ Thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt với nhà cung ứng nguyên liệu để vừa được hưởng giá ưu đãi vừa giảm chi phí mua hàng với số lượng lớn.
+ Trong những năm gần đây nhu cầu sản phẩm càng cao nhưng đòi hỏi chất lượng cũng ngày càng cao hơn, sự cạnh tranh ngày càng gây gắt giữa các công ty đòi hỏi công ty phải ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm. Do lợi nhuận các hộ nuôi trồng thủy sản cung cấp những nguyên liệu không tốt, gây ảnh hưởng đến cả hai phía, đồng thời giá nguyên liệu luôn biến động không ổn định bởi tình trạng khan hiếm nguyên liệu. Vì vậy việc đầu tư liên kết với nông dân để xây dựng nguồn nguyên liệu riêng là biện pháp tốt để cải thiện được tình hình này.
- Chi phí nhân công trực tiếp
68
lao động của công nhân sản xuất, do đó phải giảm thời gian lao động hao phí đồng thời nâng cao năng suất lao động của công nhân.
+ Để giảm thời gian lao động hao phí thì công ty cần bố trí, sắp xếp công nhân cho phù hợp với trình độ tay nghề và yêu cầu của công việc, cần bố trí những người có tay nghề cao ở những khâu đầu vào quan trọng để xử lý nguyên vật liệu nhằm tránh các hiện tượng không đảm bảo chất lượng nguyên liệu dẫn đến thành phẩm tạo ra cũng không đạt chất lượng cao.
+ Để nâng cao năng suất lao động thì cần phải có kế hoạch sản xuất một cách khoa học, giảm số giờ công tiêu hao sản xuất. Tránh để xảy ra tình trạng công nhân phải liên tục tăng ca, điều này sẽ làm cho công nhân mệt mỏi và lao động không có hiệu quả. Hay các tình trạng thuê thêm lao động mùa vụ, vừa rất tốn kém chi phí lại không ổn định với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Bên cạnh đó cần có nhiều chương trình đào tạo, tập huấn ngắn hạn cho công nhân nhằm nâng cao tay nghề trong việc sử dụng các quy trình và công nghệ mới.
- Chi phí sản xuất chung: Muốn tiết kiệm khoản chi phí này công ty nên tận dụng tối đa công suất máy móc, thiết bị. Đồng thời thường xuyên kiểm tra, bảo trì máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển nhằm tránh tình trạng hư hỏng nặng dẫn đến chi phí sửa chữa lớn.
* Chi phí bán hàng
- Hiện nay, giá xăng dầu đang biến động không ổn định, giá xăng dầu tăng kéo theo chi phí vận chuyển gia tăng. Vì vậy, công ty cần sử dụng tối đa công suất của phương tiện vận chuyển, và lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển với giá rẻ.
- Quản lý chi phí vật liệu bao bì chặt chẽ, thường xuyên kiểm kê lượng tồn kho, quan tâm nhiều hơn đến việc lựa chọn nhà cung cấp.
* Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Quản lý tốt việc bố trí nhân viên đi công tác, chi phí tiếp khách, công tác phí... đúng mục đích và có hiệu quả.
- Thực hiện công khai chi phí đến từng bộ phận liên quan để đề ra biện pháp cụ thể tiết kiệm chi phí.
- Nâng cao ý thức tiết kiệm trong cán bộ công nhân viên, xây dựng quy chế thưởng phạt về sử dụng tiết kiệm hoặc lãng phí tài sản công ty.
69
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt như ngày nay, công ty TNHH Thủy Sản Quang Minh luôn luôn nổ lực và phấn đấu trong