năm 2011, năm 2012
Căn cứ vào số liệu do phòng kế toán Công ty cung cấp tổng hợp được giá thành bình quân của 3 năm (2010-2012) như sau:
Bảng 4.10: Bảng tính giá thành sản phẩm năm 2010
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM NĂM 2010
Tên sản phẩm : Hộp Probio Số lượng : 13.651.317 cái ĐVT: Đồng
Khoản mục SPDD đầu kỳ CPSX PS trong kỳ SPDD CK Tổng giá thành Giá thành đơn vị Tỷ lệ 1.NVLTT 0 4.588.324.309 4.842.731 4.583.481.578 335,70 74,9 2.NC TT 0 560.729.311 0 560.729.311 41,10 9,2 3.CPSXC 0 972.133.753 0 972.133.753 71,20 15,9 Tổng số 0 6.121.187.373 4.842.731 6.116.344.642 448,00 100
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng giá thành đơn vị sản phẩm hộp Probio
năm 2010 là 448 đồng/ cái . Trong đó chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là 335,7
đồng /cái chiếm tỷ lệ 74,9%, chi phí nhân công trực tiếp là 41,1 đồng/cái chiếm tỷ lệ 9,2%, chi phí sản xuất chung là 71,2 đồng/cái, chiếm tỷ lệ 15,9%.
Bảng 4.11: Bảng tính giá thành sản phẩm năm 2011
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM NĂM 2011
Tên sản phẩm : Hộp Probio Số lượng : 9.263.860 cái ĐVT:Đồng
Khoản mục SPDD đầu kỳ CPSX PS trong kỳ SPDD CK Tổng giá thành Giá thành đơn vị Tỷ lệ 1.NVLTT 4.842.731 2.816.884.460 4.589.627 2.817.137.564 304,1 68,4 2.NC TT 0 607.873.472 0 607.873.472 65,6 14,8 3.CPSXC 0 692.753.469 0 692.753.469 74,8 16,8 Tổng số 0 4.117.511.401 0 4.117.764.505 444,5 100
(Nguồn: Phòng kế toán Cty TNHH In Mekong)
Năm 2011 giá thành đơn vị sản phẩm hộp Probio là đồng/cái. Trong đó,
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là 304,1 đồng/cái, chiếm tỷ lệ 68,4%, chi phí nhân công trực tiếp là 65,6 đồng/ cái chiếm tỷ lệ 14,8%, chi phí SXC là 74,8
đồng/ cái, chiếm tỷ lệ 16,8%.
Bảng 4.12: Bảng tính giá thành sản phẩm năm 2012
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM NĂM 2012
Tên sản phẩm : Hộp Probio Số lượng : 9.024.482 cái ĐVT: Đồng
Khoản mục SPDD đầu kỳ CPSX PS trong kỳ SPDD CK Tổng giá thành Giá thành đơn vị Tỷ lệ 1.NVLTT 4.589.627 2.656.776.262 9.193.588 2.652.172.301 293,9 67,2 2.NC TT 0 607.900.000 0 607.900.000 67,3 15,4 3.CPSXC 0 688.677.915 0 688.677.915 76,3 17,4 Tổng số 4.589.627 3.953.354.177 9.193.588 3.948.750.216 437,5 100
( Nguồn sô liệu từ phòng kế toán Công ty )
Năm 2012 giá thành đơn vị sản phẩm hộp Probio là 437,5 đồng/cái.
Trong đó, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là 293,9 đồng/cái, chiếm tỷ lệ
67,2%, chi phí nhân công trực tiếp là 67,3 đồng/cái chiếm tỷ lệ 15,4 %, chi phí sản xuất chung là 76,3 đồng/cái chiếm tỷ lệ 17,4%.
Bảng 4.13: Bảng so sánh giá thành đơn vị giữa các năm 2010, 2011, 2012
BẢNG SO SÁNH GIÁ THÀNH ĐƠN VỊ GIỮA CÁC NĂM
ĐVT: Đồng 2010 2011 2012Số tiền % Số tiền % Chi phí NVLCTT 335,7 304,1 293,9 -10,2 -3,35 -41,8 -12,5 CPNC 41,1 65,6 67,3 1,7 2,59 26,2 63,7 CPSXC 71,2 74,8 76,3 1,5 2,01 5,1 7,2 Tổng 448 444,5 437,5 - - - - Giá thành đơn vị 2012/2011 2012/2010 Khoản mục chi phí
(Nguồn: Phòng kế toán Cty TNHH In Mekong)
Hình 4.5 Biểu đồ giá thành năm 2010, 2011, 2012
NHẬN XÉT
Qua số liệu trong bảng 12 ta thấy giá thành sản phẩm hộp Probio biến
động thất thường và chịu sự tác động trực tiếp của nền kinh tế Thế giới nói chung và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế trong nước nói riêng. Bởi vì giấy in nhập khẩu từ bên ngoài và Công ty phải mua qua trung gian của một doanh nghiệp .Để làm rõ biến động giá thành sản phẩm qua 3 năm (2010-2011-2012)
ta đi sâu phân tích từng khoản mục chi phí như sau:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp năm 2012 giảm so với năm 2011
3,36% (tương đương với 10,21đồng) chủ yếu là do biến động về giá nguyên vật liệu đầu vào. Giá nguyên liệu chính bình quân xuất dùng năm 2012 là
20.045 đ/kg giấy, keo UV tráng màng 101.000đ/1kg, mực bình quân 132.666
đ/1kg. Năm 2011 là 19.900 đồng/kg giấy, keo UV tráng màng 104.000 đ/1kg,
Mực bình quân 125.333 đ/1kg. Ngoài yếu tố giá nguyên liệu đầu vào làm biến
động về chi phí nguyên liệu chính thì mặt lượng cũng ảnh hưởng không kém.
Năm 2012 một kg giấy sản xuất 79 sản phẩm (hao hụt 20% định mức giấy) còn năm 2011 thì một kg giấy sản xuất ra 78 sản phẩm ( hao hụt 22% định mức giấy) Số lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ năm 2012 là 18.000 sản phẩm . Số lượng sản phẩm sản xuất mới trong năm 2012 bao gồm sản phẩm dở dang cuối kỳ là 9.042.882 sản phẩm. Công ty đã sử dụng 113.940 kg giấy. Nếu với số lượng 9.042.882 sản phẩm thì với mức tiêu hao năm 2011 thì Công ty phải sử dụng 115.839,3kg giấy. Như vậy năm 2012 Công ty 1.899,3 kg giấy. Mức tiêu hao mực in và keo UV của 2 năm giống nhau. Tỷ lệ mức chênh lệch giá của năm 2012 so với năm 2011 thấp hơn tỷ lệ mức tiêu hao nguyên liệu năm
2012 so với năm 2011. Vì vậy đơn giá nguyên vật liệu chính trực tiếp năm
2012 thấp hơn năm 2011.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp năm 2012 tăng so với năm 2010 là
12,47% (tương đương với 41,86đồng) đơn giá bình quân 1kg giấy xuất dùng
năm 2010 là 17.570,04 đồng/kg, keo UV là 98.000đ/kg, đơn giá bình quân của mực là 115.166,67 đồng/kg. Tất cả các loại nguyên liệu năm 2010 đơn giá đều thấp hơn năm 2012. Năm 2010 với một kg giấy chỉ sản xuất gần 61 sản phẩm (mức hao hụt là 25% định mức giấy). Với số lượng 9.042.882 sản phẩm năm
2012 nếu sản xuất theo định mức năm 2010 thì cần sử dụng 148.359,7kg Như
vậy năm 2012 so với năm 2010 Công ty đã tiết kiệm được 34.419,7kg giấy. Mặc dù đơn giá bình quân cho 1kg NVL năm 2012 cao hơn năm 2010 nhưng
do mức hao hụt năm 2012 thấp hơn năm 2010 với một số lượng rất lớn. Vì vậy
đơn giá bình quân cho 1 đơn vị sản phẩm năm 2012 thấp hơn năm 2011. Từ đó cho ta thấy rằng, việc tiết kiệm mức tiêu hao nguyên liệu xuất dùng là vấn
đề hết sức quan trọng đối với những sản phẩm có cơ cấu chi phí nguyên liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng cao như sản phẩm hộp Probio.
Về chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp năm 2012 là 67,36 đồng so với năm 2011 tăng 2,65% (tương đương với 1,74 đồng), so với năm 2010 tăng 63,97% (tương đương với 26,28 đồng. Năm 2012 tổng quỹ lương là 607.900.000 đồng (14 lao động). Năm 2011 tổng quỹ lương là 607.873.472đ (14 lao động). Tổng quỹ lương năm 2010 là 560.729.311 (11 lao động). Công ty trả lương cho
công nhân theo lương thời gian nên vói số lao động của năm 2012 và năm
2011 bằng nhau nên tổng quỹ lương cũng tương đối bằng nhau. Tổng quỹ lương năm 2012 cao hơn so với năm 2010 là do năm 2012 Công ty đã có chế độ tăng lương cho nhân viên và tăng thêm lao động.
Về chi phí sản xuất chung
Số liệu chi phí sản xuất chung cho thấy chi phí bình quân sản xuất chung cho một đơn vị sản phẩm năm 2012 tăng so với năm 2011 là 2,05%
(tương đương với 1,53 đồng) tăng so với năm 2010 là 7,16 % (tương đương
với 5,1 đồng). Chi phí chung năm 2012 tăng so với năm 2011 với mức độ tăng không đáng kể là do chênh lệch giá chi phí vật liệu và chi phí mua ngoài. Chi phí khấu hao TSCĐ không thay đổi 156.685.751 đồng. Chi phí khấu hao
TSCĐ năm 2012 và năm 2010 cũng giống nhau. Chi phí vật liệu như điện
nước, chi phí vật liệu tăng do biến động giá cả thị trường. Năm 2012 cồn giá
17.000đ/kg, sữa lau bảng giá 67.000đ/kg, thuốc tẩy bản Nhật giá 16.364đ/kg. Trong khi đó năm 2010 cồn giá 15.000đ/kg, sữa lau bảng giá 62.000đ/kg,
thuốc tẩy bản Nhật giá 11.868đ/kg. Máy móc sử dụng lâu năm bị cũ nên năm
2012 việc bảo trì máy móc thực hiện thường xuyên. Mặt khác năm 2012 số lượng sản phẩm sản xuất ra ít hơn năm 2010 cho nên đơn giá chi phí khấu hao
TSCĐ năm 2012 cao hơn năm 2010.Vì vậy chi phí sản xuất chung cho một
đơn vị sản phẩm năm 2012 cao hơn năm 2011 và năm 2010. Do đó để tiết kiệm chi phí sản xuất chung cho một đơn vị sản phẩm thì Công ty phải sản xuất ra nhiều sản phẩm trong một chu kỳ và kiếm nguồn cung cấp chi phí vật liệu trong phân xưởng đảm bảo giá thành rẻ và chất lượng.
CHƯƠNG 5
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KÊ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH
IN MEKONG