Phân tích tình hình biến động giá thành sản phẩm hộp Probio từ

Một phần của tài liệu kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh in mekong (Trang 76)

tháng 04 đến tháng 06 năm 2013

Tình hình thực hiện giá thành sản phẩm hộp Probio tháng 6 so với tháng 5 và tháng 4

Căn cứ vào nguồn số liệu do phòng kế toán cung cấp tổng hợp được giá thành sản phẩm theo khoản mục chi phí của tháng 4, tháng 5, tháng 6/2013

như sau Bảng 4.9: Bảng so sánh giá thành sản phẩm hộp Probio từ tháng 04 đến tháng 06 năm 2013 ĐVT: Đồng SỐ TIỀN %T6/T5 SỐ TIỀN % T6/T4 NVLTT 249,1 270,3 92,2% 269,0 92,6 NCTT 99,2 74,1 133,9% 100,8 98,4 SXC 99,6 90,1 110,5% 107,9 92,3 GIÁ THÀNH ĐƠN VỊ 447,9 434,5 103,1% 477,7 93,8 TP NHẬP KHO 522.574 888.150 - 540.750 - KHOẢN MỤC CHI PHÍ

GIÁ THÀNH TRÊN 1 ĐƠN VỊ SẢN PHẨM

THÁNG 5

THÁNG 6 THÁNG 4

(Nguồn: Phòng kế toán Cty TNHH In Mekong)

Qua bảng 4.9 chúng ta có thể nhận xét rằng giá thành sản phẩm trong

tháng 6 tăng so với tháng 5 và giảm so với tháng 4.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tháng 6 giảm so với chi phí nguyên vật liệu tháng 5 là 7,8 % và tháng 4 là 7,4%

Chi phí nhân công tháng 6 tăng so với chi phí nhân công tháng 5 là 33,9 % và giảm so với tháng 4 là 1,6 %

Chi phí sản xuất chung tháng 6 tăng so với tháng 5 là 10,5 % và giảm so với tháng 4 là : 7,7%

Cụ thể sự thay đổi trong cấu thành sản phẩm của các yếu tố như sau:

(1)Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Về trọng lượng

 Với số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng 6 là 500.974 sản phẩm thì nhu cầu nguyên vật liệu sử dụng để sản xuất theo định mức là 6.207,7 kg giấy. Tuy nhiên, căn cứ vào số lượng nguyên vật liệu thực tế xuất ra sản xuất chỉ có 6.049,2 kg giấy. Với sự sụt giảm chi phí nguyên vật liệu này đã làm

giảm tỷ lệ hao hụt theo kế hoạch là 18% xuống còn 15% trong sản xuất thực tế.  Còn đối với số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng 5 là 896.350 sản phẩm với mức nguyên vật liệu giấy thực tế sử dụng là 10.857,9 với tỷ lệ hao hụt hơn 15,3%.  Tháng 4, số lượng sản phẩm sản xuất là 552.750 sản phẩm với mức tiêu thụ nguyên vật liệu giấy là 6.848,5 kg với mức tỷ lệ hao hụt là 18%.

Xét về giá

Tháng 6 đơn giá 1kg giấy Ivory 300 (0,79 x 0,88) là 17.942,5 đồng. Tháng 5 là 19.298,6 đồng, tháng 4 là 19.100 đồng. Số lượng tiêu hao và đơn

giá vật liệu phụ các tháng không thay đổi.

Tóm lại, Tháng 6 tỷ lệ tiêu hao nguyên vật liệu ít hơn tháng 4 và tháng 5,

đơn giá vật liệu chính cũng thấp hơn so với tháng 4 và tháng 5.Vì vậy chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp tháng 6 thấp hơn tháng 4 và tháng 5.

(2) Về chi phí nhân công trực tiếp

 Tiền lương tháng 6 tăng so với tháng 5.Với số nhân công của tháng 6 là 12 công nhân với số giờ công là 312 ngày làm việc bình thường và 13 giờ

làm thêm và tổng quỹ lương là 51.830.938 đồng. Tháng 5 số công nhân là 14 công nhân số ngày làm việc bình thường 364 ngày và 650 giờ làm thêm. Mặc dù số giờ công của tháng 5 cao, số lượng công nhân nhiều hơn tháng 6 tổng quỹ lương của tháng 5 là: 65.839.375 đồng nhưng do tháng 5 sản xuất nhiều sản phẩm, máy chạy liên tục với công suất đều đặn, không bị gián đoạn, không bị hao phí thời gian khởi động máy và công nhân làm việc không ngừng với

năng suất cao nên đơn giá cho chi phí nhân công cho một đơn vị sản phẩm giảm thấp hơn so với tháng 6.

 Chi phí nhân công bình quân tháng 6 so với tháng 5 tăng 33,9% (tương đương với 25,1 đồng), so với tháng 4 giảm 1,6% ( tương đương với 1,6 đồng). Sỡ dĩ chi phí nhân công tháng 6 so với tháng 4 giảm là do Công ty quản lý tốt nguồn nhân lực, đội ngũ công nhân chuyên nghiệp có qua trường lớp thành thạo tay nghề.

(3) Về chi phí sản xuất chung

Chi phí chung bình quân cho một đơn vị sản phẩm tháng 6 tăng so với tháng 5 là 10,5 % ( tương đương với số tiền là 9,5 đồng). Chi phí khấu hao

TSCĐ , chi phí công cụ cố định , Chi phí lương nhân viên phân xưởng không

trong tháng 6 là 25.925.088 đồng. Chi phí vật liệu, chi phí điện, chi phí khác bằng tiền trong tháng 5 là 53.909.640 đồng. Tháng 6 số lượng sản phẩm hoàn thành là 522.574 sp. Tháng 6 số lượng sản phẩm hoàn thành là 888.150 sản phẩm. Tỷ lệ tăng sản phẩm của tháng 5 so với tháng 6 là 69,9 % .Với một chi phí cố định giống nhau số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng nhiều hơn sẽ

chịu ít chi phí cho 1 đơn vị sản phẩm. Tỷ lệ chi phí vật liệu, điện…. của tháng

5 tăng so với tháng 6 là 2,1% thấp hơn tỷ lệ số lượng sản phẩm tháng 5 tăng so

với tháng 6 rất nhiều. Điều đó nói lên số lượng sản phẩm sản xuất nhiều sẽ tiết kiệm được chi phí cố định và trong tháng 5 công ty đã tiết kiệm được chi phí vật liệu dịch vụ mua ngoài

Chi phí chung bình quân cho một đơn vị sản phẩm tháng 6 giảm so với tháng 4 là 7,7% (tương đương với 8,3 đồng) là do công ty đã tiết kiệm được

chi phí điện sản xuất. Tháng 6 chi phí điện là 20.903.960 đồng cho 522.574 sp. Bình quân chi phí điện cho 1 đơn vị sản phẩm 40 đồng. Tháng 4 chi phí điện

là 27.037.545 đồng cho 540.750 sp. Bình quân chi phí điện cho 1 đơn vị sản phẩm 50 đồng. Trong tháng 6 Công ty đã hạn chế làm việc trong những giờ cao điểm để tránh giá điện tăng cao chẳng hạn như làm việc ngày chủ nhật và nghỉ ngày thứ 2.

Tóm lại qua phân tích số liệu 3 tháng, nhận thấy để giảm bớt chi phí Công ty cần tìm nguồn nguyên liệu giá thấp, số lượng sản phẩm sản xuất nhiều tăng năng suất lao động của công nhân tiết kiệm chi phí điện sản xuất.

Một phần của tài liệu kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh in mekong (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)