3.1.3.1 Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế:
Các báo cáo kinh tế - xã hội của Tp, Cần Thơ cho thấy năng lực cạnh tranh của thành phố từng bước được cải thiện, tổng sản phẩm, thu nhập bình quân đầu người tăng, Trong 5 năm (2005-2010), tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt bình quân 15,13%, cao hơn 1,63% so với giai đoạn 2001-2005, Mặc dù năm 2011- 2012 và 9 tháng đầu năm 2013, tăng trưởng kinh tế của thành phố không đạt kế hoạch (năm 2011 đạt 14,64%; năm 2012 đạt 11,55%, 9 tháng đầu năm 2013 đạt 10,32%), do tác động của khủng hoảng tài chính thế giới, lạm phát trong nước ở mức cao,… nhưng đây là mức tăng trưởng khá cao và hợp lý trong điều kiện sản xuất khó khăn và tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến rõ nét, giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm, thủy sản và công nghiệp – xây dựng, tăng dần tỷ trọng trong GDP của khu vực thương mại – DV (Hình 11), Hiện nay, tỷ trọng của khu vực thương mại – dịch vụ đã chiếm hơn 50% trong GDP, cụ thể năm 2012, tỷ trọng các khu vực tương ứng là 10,66% - 39,22% - 50,12%, Mặc dù không đạt kế hoạch, nhưng theo nhận định của các ngành chức năng, nền kinh tế của thành phố bước đầu phát triển theo chiều sâu, Sản xuất công nghiệp, thương mại- dịch vụ đều tăng gấp 2-3 lần so với năm 2005; nông nghiệp phát triển toàn diện, đạt cả về năng suất lẫn chất lượng, Về vốn đầu tư trên địa bàn, ước tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 9 tháng đầu năm 2013 thực hiện 26.867,1 tỷ đồng, đạt 72,6% KH; trong đó vốn nhà nước thực hiện 10.423,9 tỷ đồng, nguồn vốn ngoài nhà nước thực hiện 15.600,2 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 843 tỷ đồng, Tính đến ngày 27/9/2013: Vốn ngân sách nhà nước địa phương quản lý thực hiện được 2.355 tỷ đồng, đạt 60,4% KH, trong đó: Vốn trái phiếu Chính phủ giải ngân 745 tỷ đồng, đạt 83,8% KH.
3.1.3.2 Sản xuất kinh doanh
a) Nông nghiệp
tai, mất mùa ở một số quốc gia, nên nông dân mở rộng diện tích gieo trồng ba vụ lúa, thời tiết thuận lợi nên trúng mùa được giá, giá trị tăng thêm GDP đạt 1.939,22 tỷ đồng, tăng 4,57% so với cùng kỳ, Diện tích gieo trồng lúa cả năm đạt 2.281,84 ha tăng 1,58% so với 2011 (bằng 35,48 ha), vượt 2,83% kế hoạch, Năng suất lúa cả năm đạt 57,84 tạ/ha, tăng 0,7% (bằng 0,4 tạ/ha) so với 2011, Sản lượng ước đạt 1.319,809 tấn tăng 2,33% (bằng 30,096 tấn) so với 2011, Trong vụ Đông Xuân 2012-2013, Hè Thu 2013 gần 80% diện tích lúa sử dụng giống chất lượng cao và lúa thơm; vụ Thu Đông trên 70% diện tích, Tình hình sản xuất lúa Thu Đông tính đến ngày 02/10/2013 đã thu hoạch được 60.731/66.981 ha, số diện tích còn lại chủ yếu trong giai đoạn chín, Tình hình chăn nuôi,Ước 9 tháng đầu năm 2013, sản lượng thịt hơi gia súc gia cầm xuất chuồng 30.735 tấn, đạt 99% KH, tăng 4,7%; sản lượng trứng khoảng 97.000 ngàn quả, vượt 20% KH, tăng 3,4% so cùng kỳ, thực hiện tiêm phòng thường xuyên và định kỳ cho đàn gia súc gia cầm; tiêu độc sát trùng, kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển tại các trạm đầu mối tương đối chặt chẽ, Ngành chăn nuôi có xu hướng giảm chăn nuôi nhỏ lẻ, chuyển sang nuôi trang trại, gia trại, Về thủy sản, diện tích nuôi thủy sản trong 9 tháng đầu năm được 11.090 ha, đạt 79,2% KH, giảm 7,6% so cùng kỳ; sản lượng thu hoạch đạt 144.195 tấn, đạt 73,9% KH, giảm 2,8% so cùng kỳ.
Hiện nay, mặc dù đất nông nghiệp thành phố thu hẹp theo tiến trình đô thị hóa, công nghiệp hóa nhưng việc sản xuất nông nghiệp diện tích được giữ vững, phương thức sản xuất chuyển dần sang hướng tập trung, hình thành sự liên kết từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cần Thơ, từ năm 2004 đến nay, ngành nông nghiệp giữ vững năng suất cao và nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân, Hình thành vùng sản xuất tập trung, trong đó vùng lúa chất lượng cao trên 60% diện tích làm nền tảng trở thành vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao (50.000- 60.000ha) cho DN xây dựng thương hiệu, Thành phố còn cơ bản hoàn thành quy trình sản xuất lúa theo hướng GAP, cơ giới hóa từ làm đất đến thu hoạch, đảm bảo giảm dần ô nhiễm môi trường, Tuy nhiên, do ngân sách hạn chế, lại khó thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nên chưa đủ để chuyển đổi nền nông nghiệp về chất.
b) Công nghiệp
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 9 tăng 7,3% so với tháng trước; giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) ước đạt 4.063,4 tỷ đồng, tăng 10,4%, Lũy kế 9 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,6% so cùng kỳ; giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) ước 31.184,9 tỷ đồng, tăng 6,7% so cùng kỳ, Mặc dù sản xuất công nghiệp gặp khó khăn nhưng vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá, do có nhiều thuận lợi nhờ một số sản phẩm chủ lực của thành phố như thủy sản đông lạnh, gạo xuất khẩu, quần áo và các mặt hàng khác xuất khẩu ở các thị trường lớn vẫn tăng trưởng khá như Mỹ, Hàn Quốc, EU, chỉ số tiêu thụ đến cuối tháng 8 năm 2013 tăng 4,2% so với cùng kỳ và Chỉ số tồn kho chung ngành công nghiệp đến cuối tháng 8 năm 2013 là 20,4%, Chỉ số sản xuất công nghiệp chỉ số sản xuất công nghiệp tăng dần qua từng quý.
37
2.164ha, Các KCN hiện có 206 dự án còn hiệu lực (22 dự án FDI), vốn đăng ký trên 1,84 tỉ USD, vốn thực hiện đạt 809,9 triệu USD (chiếm gần 43,9% tổng vốn đăng ký), Hiện hạ tầng cơ sở phục vụ phát triển vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, Khó khăn trong khâu vận chuyển làm đội chi phí và giảm khả năng cạnh tranh, chất lượng nguồn nhân lực, các dịch vụ tài chính,… hạn chế làm giảm khả năng thu hút đầu tư vào KCN.
c) Thương mại - Dịch vụ
Về thương mại nội địa: Thị trường hàng hóa dồi dào, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, Tổng mức bán ra hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước tháng 9 đạt 7.280,4 tỷ đồng; ước 9 tháng thực hiện 79.551,8 tỷ đồng, đạt 66,3% KH, tăng 13,6%; tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ đạt 42.477,3 tỷ đồng, đạt 66,4% KH, tăng 12,7% so cùng kỳ, Đây là khu vực luôn chiếm tỷ trọng và có tốc độ tăng trưởng cao, nhưng cũng chịu ảnh hưởng rất lớn từ biến động của thị trường trong và ngoài nước, Những năm gần đây, khu vực này rất năng động và phát triển mạnh, nhiều trung tâm thương mại, ngân hàng, kinh doanh bất động sản, du lịch, bưu chính viễn thông được đầu tư và đi vào hoạt động thúc đẩy các ngành khác trên địa bàn phát triển.
Chỉ số giá tiêu dùng CPI chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 tăng 0,86% so với tháng trước, tăng 4,3% so tháng 12 năm 2012 và bình quân tăng 4,09% so cùng kỳ.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 9 ước đạt 125,2 triệu USD, ước 9 tháng đạt 995,8 triệu USD, bằng 68,2% KH, tăng 10,2% so cùng kỳ, Tình hình xuất khẩu hàng hóa còn nhiều khó khăn do nhu cầu các nước nhập khẩu giảm cũng như việc ngày càng tăng cường rào cản kỹ thuật từ các nước nhập khẩu, lợi thế cạnh tranh dần mất đi do vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các nước khác. Ngoài ra, biến động kinh tế trong nước, lãi suất ngân hàng cao trong thời gian dài, các ngân hàng siết chặt tín dụng, đẩy mạnh thu hồi nợ cũng gây ảnh hưởng lớn đến khả năng sản xuất của DN. Còn kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 9/2013 ước thực hiện 31,6 triệu USD; ước 9 tháng đạt 272,6 triệu USD, đạt 77,9% KH, tăng 33,8% so với cùng kỳ; trong đó hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là thuốc và nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật; vải và nguyên phụ liệu may mặc; máy móc, thiết bị, phụ tùng.
Vận tải hàng hóa Trong tháng 9/2013, thực hiện vận chuyển hàng hóa 511,8 ngàn tấn, tăng 0,5% so tháng trước, ước 9 tháng thực hiện vận chuyển hàng hóa 3.657,2 ngàn tấn, đạt 62,3% KH, giảm 1,5% so với cùng kỳ; vận chuyển hành khách ước thực hiện 20.296,9 ngàn lượt hành khách, đạt 62,9% KH, tăng 1,3%.
Ngành du lịch tăng cường khảo sát, phát triển các tuyến điểm du lịch, các loại hình, sản phẩm, dịch vụ mới, đáp ứng được nhu cầu giải trí của khách du lịch trong các dịp lễ, tết, Trong 9 tháng, các doanh nghiệp du lịch đón và phục vụ 934.400 lượt khách lưu trú, đạt 74,8% KH, tăng 8% (trong đó khách quốc tế ước đạt 153.500 lượt khách), Về hoạt động lữ hành quốc tế đón 12.100 khách nước ngoài đến Cần Thơ, đạt 83,4% KH, tăng 8%; đưa 9.700 khách đi du lịch nước ngoài, đạt 84,3% KH, tăng 9%; về hoạt động lữ hành nội địa đón
phục vụ 58.000 khách, đạt 80,6% KH, tăng 13% so với cùng kỳ; doanh thu toàn ngành ước đạt 730 tỷ đồng, đạt 75,3% KH, tăng 13% so với cùng kỳ.
3.1.3.3 Diện tích, dân số và mật độ dân số:
Qua bảng số liệu dưới đây thành phố Cần Thơ có diện tích 1.409 km2 thành phố có trên 1 triệu dân đang sinh sống trong đó quận Ninh Kiều là nơi có mật độ dân số đông nhất so với các quận, huyện khác của thành phố Cần Thơ, Cụ thể mật độ dân số quận Ninh Kiều cao gấp 6 lần so với quận Ô Môn, Cái Răng, Thốt Nốt và gấp 5 lần so với quận Bình Thủy.
Bảng 3.1: Số liệu về diện tích, dân số và mật độ dân số của các quận huyện của thành phố Cần Thơ
Chỉ tiêu
Quận, Huyện
Diện tích (Km2) Dân số(người) Mật độ dân
số(người/km2)
Tổng số 1.409 1.220.160 866
Quận Ninh Kiều 29,27 252.189 8.617
Quận Ô Môn 132,22 133.297 1.008
Quận Bình Thủy 70,68 117.809 1.667
Quận Cái Răng 68,33 89.453 1.309
Quận Thốt Nốt 118,01 163,259 1.383
Huyện Vĩnh Thạnh 298,23 115.330 387
Huyện Cờ Đỏ 311,15 125.367 403
Huyện Phong Điền 125,26 100.641 803
Huyện Thới Lai 255,81 122.815 408
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2012
3.1.3.4 Lao động phân theo thành thị, nông thôn
Qua bảng số liệu về thực trạng lao động từ 15 tuổi trở lên tại thành phố Cần Thơ, cho ta thấy lực lượng lao động thành phố Cần Thơ cũng như mức độ trẻ hóa dân số tăng đều qua các năm, cụ thể từ năm 2010, toàn thành phố có 616.602 người trong độ tuổi lao động (chiếm 49,04% dân số của thành phố) trong đó lực lượng lao động ở thành thị là 367.561(chiếm 59,61% lực lượng lao động toàn thành phố), nông thôn là 249.041, Năm 2011, có 622.825 lao động trên 15 tuổi (tỷ lệ 49,21% dân số), trong đó lao động ở thành thị là 320.312 người (chiếm 51,42% lao động toàn thành phố), nông thôn có 302.513 lao động, Năm 2012, toàn thành phố có 663.677 người trong độ tuổi lao động (chiếm 52,16% cơ cấu dân số của thành phố), trong đó phân bổ ở thành thị là 432.212 lao động (chiếm 65,12% lao động toàn thành phố), nông
39
thôn 231.465 lao động, Đây là một trong những điều kiện quan trọng cho sự phát triển của dịch vụ giải trí nói chung và dịch vụ giải trí trực tuyến nói riêng.
Bảng 3.2: Số liệu về lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo thành thị và nông thôn
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2012
3.2 Khái quát tình hình phát triển của trò chơi trực tuyến tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Quá trình xâm nhập và phát triển của TCTT tại thành phố Cần Thơ cũng chịu sư ảnh hưởng và diển ra tương đối với sự xâm nhập và phát triển của TCTT tại Việt Nam.
Trong sự hoành hành của MU “lậu” từ đầu năm 2003, thì cái tên MU Cần Thơ góp một phần không nhỏ vào “làn sóng” Webzen đang diển ra trên khắp cả nước, trong khi các điều kiện để phát triển thế giới TCTT tại thành phố Cần Thơ vẫn còn trong giai đoạn chuẩn bị sơ khai hoặc đã sẵn sàng nhưng vẫn phải chờ các phần khác để có đủ mảnh ghép cho một thị trường tiềm năng, chất lượng đường truyền internet lúc bấy giờ, cũng như chất lượng các sever “lậu” còn nhiều hạn chế thì tựa game private trên đã nhanh chóng nhảy vào tiến chiếm thị trường, với lợi thế sân nhà nên MU Cần Thơ đã có thể hạn chế được những giới hạn kỹ thuật công nghệ thông tin lúc bấy giờ tốt hơn những “người anh em” cùng bộ mã nguồn rò rỉ của Webzen ở những vùng khác, đặc biệt là về chất lượng đường truyền, cũng như nhận được sự ủng hộ của game thủ Cần Thơ, MU Cần Thơ đã sớm có lợi thế trong việc chinh phục game thủ Cần Thơ, và các những vùng lân cận, Sự ra đời của Gunbound, rồi tiếp đó là võ lâm truyền kỳ, cùng làn sóng truy quét các server private, cũng như nhiều sự hạn chế của một bản lậu…MU Cần Thơ mau chóng mờ nhạt và mất đi vai trò độc bá tại thị trường TCTT Cần Thơ, game thủ Cần Thơ dần xóa bỏ thế cục bộ của mình, bước chân vào những sân chơi chung mang tính quốc gia.
Nhắc đến TCTT chắc chắn yếu tố đầu tiên cần phải có để chơi là mạng Internet, Tình hình phát triển Internet tại quận Ninh Kiều những năm qua đã có nhiều tiến triển đáng kể với sự tham gia của các nhà cung cấp mạng lớn
2010 2011 2012 Thành thị 367.561 320.312 432.212 Nông Thôn 249.041 302.513 231.465 Tổng 616.602 622.825 663.677 Năm Địa bàn
cùng khai thác thị trường, từ 32.671 thuê bao cố định năm 2010 (chiếm 80,40% số thuê bao internet toàn thành phố), đã tăng lên 35.431 thuê bao vào năm 2011 (chiếm 58,71% toàn thành phố), và 42.692 thuê bao (chiếm 61,41% số thuê bao toàn thành phố) năm 2012, cùng với sự phủ sóng của mạng lưới 3G của các nhà mạng viễn thông trên toàn thành phố. Nhờ sự cạnh tranh đầy náo nhiệt này giữa các nhà mạng, mà chất lượng đường truyền mạng, sự đa dạng cũng như giá cả của các gói cước có phần cải thiện tốt hơn để làm tiền đề cho sự phát triển của TCTT tại thành phố Cần Thơ mà đặc biệt là trung tâm thành phố quận Ninh Kiều.
Tuy nhiên, do sự phát triển của quận Ninh Kiều làm gia tăng chi phí cơ hội của việc sử dụng mặt bằng, gia tăng của số thuê bao internet của cá nhân hộ gia đình, và việc ra đời của các văn bản luật trong việc thắt chặt quản lý kinh doanh internet và TCTT, nên số tiệm internet hoạt động trên địa bàn quận Ninh Kiều có sự suy giảm từ năm 2010 đến nay, cụ thể, năm 2010, địa bàn quận Ninh Kiều có 199 tiệm net hoạt động có giấy phép, đến năm 2011, còn 187 tiệm, và 179 tiệm net vào năm 2012.
Bảng 3.3: Số thuê bao internet toàn thành phố Cần Thơ và quận Ninh Kiều
năm Số quán net ở
quận Ninh Kiều
Số thuê bao internet quận Ninh Kiều
Số thuê bao internet toàn thành phố Cần Thơ
2010 199 32.671 40.638
2011 187 35.431 60.352
2012 179 42.692 69.517
Nguồn: Số liệu cung cấp từ sở thông tin truyền thông thành phố Cần Thơ
Với cơ cấu dân số trẻ năng động, và là nơi tập trung của nhiều trường đại học, cao đẳng, cũng như sự phát triển và ưu đãi từ cuộc cạnh tranh của các nhà cung cấp đường truyền cùng với đà phát triển vũ bão của nền TCTT chung trên toàn quốc, Cộng đồng game thủ quận Ninh Kiều nói riêng và thành phố Cần Thơ nói chung đã nhanh chóng định hình. Thể hiện rõ nhất là nhu cầu chơi game tăng cao, cũng như các sự kiện offline, từ thiện của các hội nhóm game thủ, các buổi PR giới thiệu sản phẩm, tiệc mừng sinh nhật…của các tựa game từ các NPH liên kết với các hội nhóm game thủ, các giải thi đấu mang tính chất sơ khảo tại thành phố Cần Thơ, có thể nói cộng đồng game thủ Cần Thơ đã phá dần thế “ảo” của trò chơi trực tuyến.
41 Nam 91.25%