3.1.1 Thành phố Cần Thơ
a) Vị trí địa lý: Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng hạ lưu của Sông Mê Kông và ở vị trí trung tâm châu thổ đồng bằng sông Cửu Long nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 169 km và cách biển khoảng 100 km theo đường sông Hậu, trải dài trên 55km dọc bờ Tây sông Hậu, tổng diện tích tự nhiên 1.409 km2, Diện tích nội thành là 53 km², chiếm 3,49% diện tích toàn vùng, Phía Bắc giáp tỉnh An Giang; phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long; phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang; phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang.
b) Đặc điểm địa hình, địa mạo, địa chất: Thành phố Cần Thơ nằm toàn bộ trên đất có nguồn gốc phù sa sông Mê Kông bồi lắng hàng thiên niên kỷ nay và hiện vẫn còn tiếp tục được bồi lắng thường xuyên qua nguồn nước có phù sa của dòng sông Hậu.
Địa hình: nhìn chung tương đối bằng phẳng, phù hợp cho sản xuất nông, ngư nghiệp, Với độ cao trung bình khoảng 1,00 – 2,00m dốc từ đất giồng ven sông Hậu, sông Cần Thơ thấp dần về phía nội đồng (từ Đông Bắc sang Tây Nam). Do nằm cạnh sông lớn, nên Cần Thơ có mạng lưới sông, kênh, rạch khá dày, Bên cạnh đó, thành phố còn có các cồn và cù lao trên sông Hậu như Cồn Ấu, Cồn Khương, Cồn Sơn, Cù lao Tân Lập.
Địa mạo: bao gồm 3 dạng chính:Ven sông Hậu hình thành dải đất cao (đê tự nhiên) và các cù lao ven sông Hậu, Vùng tứ giác Long Xuyên, thấp trũng, chịu ảnh hưởng lũ trực tiếp hàng năm, Đồng bằng châu thổ chịu ảnh hưởng triều cùng lũ cuối vụ.
Địa chất: địa bàn được hình thành chủ yếu qua quá trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa của sông Mê Kông, đất đai tương đối màu mỡ, chủ yếu là nhóm đất phù sa chiếm 84% diện tích và nhóm đất phèn chỉ chiếm 16% diện tích, trên bề mặt ở độ sâu 50m có hai loại trầm tích: Holocen (phù sa mới) và Pleistocene (phù sa cổ).
c) Đặc điểm về khí hậu
Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới - gió mùa, Khí hậu điều hoà dễ chịu, ít bão, quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh, Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau, Nhiệt độ trung bình năm khoảng 28ºC, số giờ nắng trung bình cả năm : 2.249,2 giờ, Lượng mưa trung bình năm: 1600 mm (năm 2000 khoảng 1.911 mm, năm 2004 khoảng 1.416 mm), Độ ẩm trung bình năm: 82% - 87% (thay đổi theo các năm).
Gió có 2 hướng chính: Hướng Đông Bắc: từ tháng 12 đến tháng 4 (mùa khô ), Hướng Tây Nam: từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa mưa), Tốc độ gió bình quân 1,8 m/s, Ít bão nhưng thường có giông, lốc vào mùa mưa.
d) Đặc điểm thủy văn
Sông Hậu là con sông lớn nhất với tổng chiều dài chảy qua thành phố Cần Thơ là 65 km đoạn qua thành phố có chiều rộng khoảng 1,6km, Tổng lượng nước sông Hậu đổ ra biển khoảng 200 tỷ m3/năm (chiếm 41% tổng lượng nước của sông Mê Kông), lưu lượng nước bình quân tại Cần Thơ là 14.800 m3/giây, Tổng lượng phù sa của sông Hậu là 35 triệu m3/năm (chiếm gần 1/2 tổng lượng phù sa sông Mê Kông).
Sông Cần Thơ bắt nguồn từ khu vực nội đồng tây sông Hậu, có chiều dài khoảng 16 km, chiều rộng từ 280-350m, đi qua các quận Ô môn, huyện Phong Điền, quận Cái Răng, quận Ninh Kiều và đổ ra sông Hậu tại bến Ninh Kiều, Sông Cần Thơ có nước ngọt quanh năm, vừa có tác dụng tưới nước trong mùa cạn, vừa có tác dụng tiêu úng trong mùa lũ và có ý nghĩa lớn về giao thông.
Sông Cái Lớn dài 20 km, chiều rộng cửa sông 600 - 700 m, độ sâu 10 - 12 m nên có khả năng tiêu, thoát nước rất tốt.
Bên cạnh đó, thành phố Cần Thơ còn có hệ thống kênh rạch dày đặc, với hơn 158 sông, rạch lớn nhỏ là phụ lưu của 2 sông lớn là Sông Hậu và sông Cần Thơ đi qua thành phố nối thành mạng đường thủy, Các sông rạch lớn khác là rạch Bình Thủy, Trà Nóc, Ô Môn, Thốt Nốt, kênh Tham Rôn và nhiều kênh lớn khác tại các huyện ngoại thành là Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ và Phong Điền.
e) Tổ chức hành chính
Thành phố Cần Thơ gồm 5 quận và 4 huyện với 5 thị trấn, 36 xã và 44 phường.
3.1.2 Quận Ninh Kiều
a) Giao thông đường thủy, đường bộ: Ninh Kiều có hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ quốc gia đi qua, là nơi hội tụ của nhiều tuyến đường giao thông thủy, bộ quan trọng của vùng nên rất thuận tiện cho việc vận chuyển và lưu thông nguyên liệu và sản phẩm hàng hoá, tạo ra các trục phát triển từ thành phố Cần Thơ đến các thị xã, thành phố của nhiều tỉnh trong vùng, Quận là trung tâm thương mại của thành phố với hàng loạt chợ và trung tâm mua sắm như: chợ cổ Cần Thơ, chợ Tân An, chợ Hưng Lợi, chợ An Bình, chợ An Hoà, siêu thị Co.op Mart, siêu thị Big C, siêu thị CitiMart, siêu thị Metro Cash Hưng Lợi, siêu thị MaxiMart, siêu thị Vinatex, trung tâm thương mại Cái Khế…
b) Giáo dục: quận Ninh Kiều tập trung các trường đại học lớn nhất khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long như: Đại học Cần Thơ, Đại học Y dược Cần Thơ, Đại học kỹ thuật – công nghệ Cần Thơ…và nhiều trường cao đẳng hàng đầu thành phố như: Cao đẳng Cần Thơ, Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật, Cao đẳng Y tế… Các trường này là địa chỉ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng không chỉ cho riêng thành phố Cần Thơ mà cho cả khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long với quy mô hàng nghìn sinh viên/năm.
35
1 trung tâm Công nghệ phần mềm, 1 trung tâm triển lãm, 2 trung tâm truyền hình đã tạo nên vai trò tiên phong của quận Ninh Kiều, tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế, xã hội của thành phố Cần Thơ, cũng như của cả khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
d) Y tế: quận Ninh Kiều có nhiều bệnh viện đầu ngành của thành phố và khu vực như: Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ được xây dựng trên tổng diện tích 61.664 m2 tọa lạc tại Quốc lộ 91B, phường Bình An, quận Ninh Kiều, Bệnh viện khánh thành vào ngày 28-06-2008, Bệnh viện có quy mô 700 giường, gồm 35 khoa phòng (với 20 khoa lâm sàng, 9 khoa cận lâm sàng, 6 phòng chức năng), Với quy mô là một trung tâm y tế lớn nhất của trung ương tại Đồng bằng Sông Cửu Long, bệnh viện vừa có nhiệm vụ chữa bệnh cho nhân dân vừa đào tạo đội ngũ cán bộ y tế trong khu vực.
3.1.3 Một số thông tin về kinh tế xã hội
3.1.3.1 Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế:
Các báo cáo kinh tế - xã hội của Tp, Cần Thơ cho thấy năng lực cạnh tranh của thành phố từng bước được cải thiện, tổng sản phẩm, thu nhập bình quân đầu người tăng, Trong 5 năm (2005-2010), tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt bình quân 15,13%, cao hơn 1,63% so với giai đoạn 2001-2005, Mặc dù năm 2011- 2012 và 9 tháng đầu năm 2013, tăng trưởng kinh tế của thành phố không đạt kế hoạch (năm 2011 đạt 14,64%; năm 2012 đạt 11,55%, 9 tháng đầu năm 2013 đạt 10,32%), do tác động của khủng hoảng tài chính thế giới, lạm phát trong nước ở mức cao,… nhưng đây là mức tăng trưởng khá cao và hợp lý trong điều kiện sản xuất khó khăn và tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến rõ nét, giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm, thủy sản và công nghiệp – xây dựng, tăng dần tỷ trọng trong GDP của khu vực thương mại – DV (Hình 11), Hiện nay, tỷ trọng của khu vực thương mại – dịch vụ đã chiếm hơn 50% trong GDP, cụ thể năm 2012, tỷ trọng các khu vực tương ứng là 10,66% - 39,22% - 50,12%, Mặc dù không đạt kế hoạch, nhưng theo nhận định của các ngành chức năng, nền kinh tế của thành phố bước đầu phát triển theo chiều sâu, Sản xuất công nghiệp, thương mại- dịch vụ đều tăng gấp 2-3 lần so với năm 2005; nông nghiệp phát triển toàn diện, đạt cả về năng suất lẫn chất lượng, Về vốn đầu tư trên địa bàn, ước tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 9 tháng đầu năm 2013 thực hiện 26.867,1 tỷ đồng, đạt 72,6% KH; trong đó vốn nhà nước thực hiện 10.423,9 tỷ đồng, nguồn vốn ngoài nhà nước thực hiện 15.600,2 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 843 tỷ đồng, Tính đến ngày 27/9/2013: Vốn ngân sách nhà nước địa phương quản lý thực hiện được 2.355 tỷ đồng, đạt 60,4% KH, trong đó: Vốn trái phiếu Chính phủ giải ngân 745 tỷ đồng, đạt 83,8% KH.
3.1.3.2 Sản xuất kinh doanh
a) Nông nghiệp
tai, mất mùa ở một số quốc gia, nên nông dân mở rộng diện tích gieo trồng ba vụ lúa, thời tiết thuận lợi nên trúng mùa được giá, giá trị tăng thêm GDP đạt 1.939,22 tỷ đồng, tăng 4,57% so với cùng kỳ, Diện tích gieo trồng lúa cả năm đạt 2.281,84 ha tăng 1,58% so với 2011 (bằng 35,48 ha), vượt 2,83% kế hoạch, Năng suất lúa cả năm đạt 57,84 tạ/ha, tăng 0,7% (bằng 0,4 tạ/ha) so với 2011, Sản lượng ước đạt 1.319,809 tấn tăng 2,33% (bằng 30,096 tấn) so với 2011, Trong vụ Đông Xuân 2012-2013, Hè Thu 2013 gần 80% diện tích lúa sử dụng giống chất lượng cao và lúa thơm; vụ Thu Đông trên 70% diện tích, Tình hình sản xuất lúa Thu Đông tính đến ngày 02/10/2013 đã thu hoạch được 60.731/66.981 ha, số diện tích còn lại chủ yếu trong giai đoạn chín, Tình hình chăn nuôi,Ước 9 tháng đầu năm 2013, sản lượng thịt hơi gia súc gia cầm xuất chuồng 30.735 tấn, đạt 99% KH, tăng 4,7%; sản lượng trứng khoảng 97.000 ngàn quả, vượt 20% KH, tăng 3,4% so cùng kỳ, thực hiện tiêm phòng thường xuyên và định kỳ cho đàn gia súc gia cầm; tiêu độc sát trùng, kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển tại các trạm đầu mối tương đối chặt chẽ, Ngành chăn nuôi có xu hướng giảm chăn nuôi nhỏ lẻ, chuyển sang nuôi trang trại, gia trại, Về thủy sản, diện tích nuôi thủy sản trong 9 tháng đầu năm được 11.090 ha, đạt 79,2% KH, giảm 7,6% so cùng kỳ; sản lượng thu hoạch đạt 144.195 tấn, đạt 73,9% KH, giảm 2,8% so cùng kỳ.
Hiện nay, mặc dù đất nông nghiệp thành phố thu hẹp theo tiến trình đô thị hóa, công nghiệp hóa nhưng việc sản xuất nông nghiệp diện tích được giữ vững, phương thức sản xuất chuyển dần sang hướng tập trung, hình thành sự liên kết từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cần Thơ, từ năm 2004 đến nay, ngành nông nghiệp giữ vững năng suất cao và nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân, Hình thành vùng sản xuất tập trung, trong đó vùng lúa chất lượng cao trên 60% diện tích làm nền tảng trở thành vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao (50.000- 60.000ha) cho DN xây dựng thương hiệu, Thành phố còn cơ bản hoàn thành quy trình sản xuất lúa theo hướng GAP, cơ giới hóa từ làm đất đến thu hoạch, đảm bảo giảm dần ô nhiễm môi trường, Tuy nhiên, do ngân sách hạn chế, lại khó thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nên chưa đủ để chuyển đổi nền nông nghiệp về chất.
b) Công nghiệp
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 9 tăng 7,3% so với tháng trước; giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) ước đạt 4.063,4 tỷ đồng, tăng 10,4%, Lũy kế 9 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,6% so cùng kỳ; giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) ước 31.184,9 tỷ đồng, tăng 6,7% so cùng kỳ, Mặc dù sản xuất công nghiệp gặp khó khăn nhưng vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá, do có nhiều thuận lợi nhờ một số sản phẩm chủ lực của thành phố như thủy sản đông lạnh, gạo xuất khẩu, quần áo và các mặt hàng khác xuất khẩu ở các thị trường lớn vẫn tăng trưởng khá như Mỹ, Hàn Quốc, EU, chỉ số tiêu thụ đến cuối tháng 8 năm 2013 tăng 4,2% so với cùng kỳ và Chỉ số tồn kho chung ngành công nghiệp đến cuối tháng 8 năm 2013 là 20,4%, Chỉ số sản xuất công nghiệp chỉ số sản xuất công nghiệp tăng dần qua từng quý.
37
2.164ha, Các KCN hiện có 206 dự án còn hiệu lực (22 dự án FDI), vốn đăng ký trên 1,84 tỉ USD, vốn thực hiện đạt 809,9 triệu USD (chiếm gần 43,9% tổng vốn đăng ký), Hiện hạ tầng cơ sở phục vụ phát triển vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, Khó khăn trong khâu vận chuyển làm đội chi phí và giảm khả năng cạnh tranh, chất lượng nguồn nhân lực, các dịch vụ tài chính,… hạn chế làm giảm khả năng thu hút đầu tư vào KCN.
c) Thương mại - Dịch vụ
Về thương mại nội địa: Thị trường hàng hóa dồi dào, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, Tổng mức bán ra hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước tháng 9 đạt 7.280,4 tỷ đồng; ước 9 tháng thực hiện 79.551,8 tỷ đồng, đạt 66,3% KH, tăng 13,6%; tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ đạt 42.477,3 tỷ đồng, đạt 66,4% KH, tăng 12,7% so cùng kỳ, Đây là khu vực luôn chiếm tỷ trọng và có tốc độ tăng trưởng cao, nhưng cũng chịu ảnh hưởng rất lớn từ biến động của thị trường trong và ngoài nước, Những năm gần đây, khu vực này rất năng động và phát triển mạnh, nhiều trung tâm thương mại, ngân hàng, kinh doanh bất động sản, du lịch, bưu chính viễn thông được đầu tư và đi vào hoạt động thúc đẩy các ngành khác trên địa bàn phát triển.
Chỉ số giá tiêu dùng CPI chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 tăng 0,86% so với tháng trước, tăng 4,3% so tháng 12 năm 2012 và bình quân tăng 4,09% so cùng kỳ.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 9 ước đạt 125,2 triệu USD, ước 9 tháng đạt 995,8 triệu USD, bằng 68,2% KH, tăng 10,2% so cùng kỳ, Tình hình xuất khẩu hàng hóa còn nhiều khó khăn do nhu cầu các nước nhập khẩu giảm cũng như việc ngày càng tăng cường rào cản kỹ thuật từ các nước nhập khẩu, lợi thế cạnh tranh dần mất đi do vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các nước khác. Ngoài ra, biến động kinh tế trong nước, lãi suất ngân hàng cao trong thời gian dài, các ngân hàng siết chặt tín dụng, đẩy mạnh thu hồi nợ cũng gây ảnh hưởng lớn đến khả năng sản xuất của DN. Còn kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 9/2013 ước thực hiện 31,6 triệu USD; ước 9 tháng đạt 272,6 triệu USD, đạt 77,9% KH, tăng 33,8% so với cùng kỳ; trong đó hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là thuốc và nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật; vải và nguyên phụ liệu may mặc; máy móc, thiết bị, phụ tùng.
Vận tải hàng hóa Trong tháng 9/2013, thực hiện vận chuyển hàng hóa 511,8 ngàn tấn, tăng 0,5% so tháng trước, ước 9 tháng thực hiện vận chuyển hàng hóa 3.657,2 ngàn tấn, đạt 62,3% KH, giảm 1,5% so với cùng kỳ; vận chuyển hành khách ước thực hiện 20.296,9 ngàn lượt hành khách, đạt 62,9% KH, tăng 1,3%.
Ngành du lịch tăng cường khảo sát, phát triển các tuyến điểm du lịch, các loại hình, sản phẩm, dịch vụ mới, đáp ứng được nhu cầu giải trí của khách du lịch trong các dịp lễ, tết, Trong 9 tháng, các doanh nghiệp du lịch đón và phục vụ 934.400 lượt khách lưu trú, đạt 74,8% KH, tăng 8% (trong đó khách quốc tế ước đạt 153.500 lượt khách), Về hoạt động lữ hành quốc tế đón 12.100 khách nước ngoài đến Cần Thơ, đạt 83,4% KH, tăng 8%; đưa 9.700 khách đi du lịch nước ngoài, đạt 84,3% KH, tăng 9%; về hoạt động lữ hành nội địa đón