Đẩy mạnh mô hình phát triển du lịch cộng đồng, khuyến khích người dân tham gia

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch nước ngoài đến tỉnh champasak trong giai đoạn từ năm 2007 2012 (Trang 60)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.7. Đẩy mạnh mô hình phát triển du lịch cộng đồng, khuyến khích người dân tham gia

Sự tham gia của cộng đồng dân cư vào việc phát triển du lịch là một trong những yếu tố hết sức cần thiết để tạo nên sự thu hút trong các sản phẩm du lịch.

Một khi du lịch đã được xác định là ngành then chốt, ngành mũi nhọn của Tỉnh thì sự tham gia của cộng đồng dân cư là hết sức cần thiết, mang tính quyết định đến sự thành công của các chiến lược phát triển du lịch mà Tỉnh đã đề ra.

Nội dung cần đạt được:

- Tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân bằng nhiều hình thức về vai trò, vị trí và hiệu quả của du lịch, về trách nhiệm phát triển du lịch, về cách ứng xử, giao tiếp khi có khách quốc tếđến tham quan địa phương.

- Tuyên truyền, khuyến khích, động viên nhân dân tham gia hoạt động kinh doanh du lịch trong khuôn khổ của pháp luật; tăng cường huy động các nguồn vốn trong dân và các thành phần kinh tế khác phục vụ cho sự nghiệp phát triển du lịch.

- Triển khai giáo dục văn hoá trong du lịch cho học sinh, sinh viên, thanh niên và các tầng lớp dân cư khác đểđẩy nhanh hoạt động xã hội hóa du lịch.

- Tuyên truyền, khuyến khích nhân dân tham gia vào các sự kiện, các chương trình, các lễ hội du lịch như là một bộ phận cấu thành của chương trình nhằm tạo nên không khí sống động cho chương trình, đưa nét văn hóa của tỉnh vào từng sản phẩm du lịch văn hóa.

- Mở lớp tập huấn về Luật Du lịch và các văn bản dưới luật, các chếđộ, chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan (quy định về quảng cáo; an ninh trật tự, phòng và chống tệ nạn xã hội; vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo vệ tài nguyên - môi trường; giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc) cho các đối tượng là giám đốc doanh nghiệp, người quản lý cơ sở hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch.

- Sở Du lịch xây dựng chương trình, kế hoạch cùng với Đài Phát thanh và Truyền hình, các đài, báo địa phương, chính quyền và các tổ chức xã hội tại địa bàn trọng điểm du lịch, phối hợp tuyên truyền thường xuyên và có trọng điểm chủ trương của Trung ương và địa phương về phát triển du lịch, tạo chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của cộng đồng xã hội về vai trò, vị trí của kinh tế du lịch trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch và sự hài lòng của du khách

Đểthu hút khách đi du lịch nước ngoài cần tạo ra sản phẩm du lịch của mình có những nét đặc trưng riêng có thể gây ấn tượng cho du khách ngay từ lần đầu tiếp xúc với chương trình hay mở rộng phong phú đa dạng các sản phẩm du lịch góp phần tăng sự chọn lựa cho du khách. Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch nhằm mang lại sự hài lòng cho du khách, cụ thể:

- Nhấn mạnh vào chất lượng của các cơ sở lưu trú, vị trí thuận tiện cho việc đi lại, mua sắm cũng như sự an toàn của khách du lịch.

- Phương tiện giao thông thuận lợi, có sự quan tâm đến các khách hàng hay bị say xe hay máy bay.

- Mua bảo hiểm rủi ro cho khách hàng tránh những phát sinh ngoài ý muốn - Tìm kiếm và hợp tác với hướng dẫn viên tận tình, chu đáo, có trình độ và kinh nghiệm chuyên môn từ khá trở lên vì họ sẽ là đại diện của toàn dân tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.

- Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc làm cho sản phẩm du lịch mang tính chất khác biệt, dị biệt so với các đối thủ cạnh tranh là điều rất khó. Để tạo ra sự thu hút, sự khác biệt đó chỉ có thể là việc tăng thêm các dịch vụ bổ sung khác như:

Tổ chức sinh nhật, lễ hội cho các thành viên trong đoàn.

Có những ưu tiên đặc biệt cho trẻ em, như có thể giảm giá theo phần trăm mức giá chính thức, hay tặng các bé những món quà nho nhỏ.

Nâng cao kỹ năng nghiệp vụ:

 Tuân theo những quy tắc giao tiếp chuẩn mực, các kỹnăng này sẽ là một phần chứng tỏ tính chuyên nghiệp trong việc mang lại sự thân thiện trong việc hợp tác giữa hai bên.

 Nâng cao kỹnăng truyền đạt thông tin: để tạo điều kiện thuận lợi cho đối tác khi tiếp nhận thông tin, thông tin cần truyền đạt ngắn gọn, đầy đủ dễ hiểu và đơn giản đến mức không thể hiểu sai lệch.

 Sử dụng thuần thục các thiết bị văn phòng: các công ty gửi khách có thể sử dụng nhiều loại thiết bị văn phòng để liên lạc, trao đổi thông tin nên các nhân viên cần sử dụng thuần thục và khai thác triệt để các chức năng của các thiết bị văn phòng tương ứng này để có thểđạt hiệu quảcao trong quá trình trao đổi các công việc với đối tác.

 Nâng cao kỹ năng sử dụng các phần mềm hỗ trợ: mỗi công ty tour đều có những phần mềm quản lý khác nhau nhưng đều có chung các chức năng như quản lý thông tin khách hàng, quản lý thông tin đối tác, theo dõi giá cả của các hãng máy bay, các khách sạn, sắp xếp lịch khởi hành,…

 Nâng cao kỹnăng xử lý tình huống khẩn cấp: trong quá trình đi du lịch, mọi tình huống xấu đều có thể xảy ra đòi hỏi sự hợp tác ăn ý của cả hai công ty để giải quyết kịp thời. Vì vậy, nên có những buổi họp để các nhân viên chia sẻ kinh nghiệp, giải quyết tinh huống và đề xuất các giải quyết mới cho những giảđịnh được đặt ra.

Nâng cao tinh thần hợp tác:

 Cần nâng cao trách nhiệm của mỗi bên khi thực hiện một chương trình du lịch: Là doanh nghiệp nhận khách cần tạo ra sản phẩm du lịch đảm bảo chất lượng mang lại sụ hài lòng cho du khách.

Sử dụng các công cụ xúc tiến có hiệu quả:

• Quảng cáo: sử dụng đồng thời các phương tiện quảng cáo khác nhau như quảng cáo qua báo, tạp chí (Báo du lịch, tạp chí du lịch, tạp chí gia đình và tiếp thị, …); qua mạng Internet (phát triển trang web của công ty, hoặc khu du lịch trên tỉnh Champasak…); qua đài phát thanh, đài truyền hình (trên các kênh được nhiều người ưa

thích); tham gia các hội chợ, triển lãm, liên hoan du lịch hàng năm; quảng cáo qua các tập gấp, tờrơi, băng rôn,…(có thểđặt các tập gấp, tờrơi đó tại những nơi như nhà hàng, khách sạn, các quán café,…)

• Xúc tiến bán: cũng nên đặt các mức giá hoa hồng hấp dẫn cho các công ty (có thể vẫn áp dụng phương pháp tăng hoa hồng cho mỗi tour nếu họ gửi 1 nhóm khách hàng với số lượng khá lớn), ưu tiên thời gian nhận hoa hồng nhanh, hay có những ưu tiên cho các công ty về thời gian thanh toán, thời gian đặt cọc,….

Kết luận chương 3

Dựa vào cơ sở lý luận ở chương 1 và thực trạng ở chương 2, ở chương này tôi đã đưa ra một số giải pháp chính để nâng cao việc thu hút sự hài lòng của khách du lịch nước ngoài đến tỉnh Champasak như:

o Những tiện nghi để phục vụ khách du lịch o Phương tiện giao thông thuận lợi

o Mua bảo hiểm rủi ro cho khách hàng

o Tìm kiếm và hợp tác với hướng dẫn viên tận tình o Tổ chức sinh nhật, lễ hội cho các thành viên trong đoàn. o Có những ưu tiên đặc biệt cho trẻ em

Những hoạt động trên đây đã thu hút khách du lịch đến thăm tỉnh Champasak, nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đất nước.

KẾT LUẬN

Để thực hiện mục tiêu là ngành lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế Lào thì cần phải phát triển nhanh và bền vững. Đây là hướng tích cực để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, thúc đẩy các ngành khác phát triển.

Trên cơ sở lý thuyết về du lịch và sự hài lòng cùng với thực trạng khách du lịch vào tỉnh Champasak hiện nay đã phản ánh đến tính chất của ngành du lịch và mức độ hài lòng vủa khách du lịch về những tiện nghi như: cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, các nhà hàng, địa điểm du lịch và khu vui chơi giải trí.

Trong luận văn nàycòn trình bày đến tiềm năng du lịch của tỉnh, cho thấy được những mặt mà ngành du lịch tỉnh làm được và chưa làm được. Từ đó đi tìm nguyên nhân của vấn đề và đưa ra được các hạn chế cốt lõi. Trên cơ sở đó, tôi đã đề xuất sáu giải pháp cùng một vài kiến nghị, hy vọng sẽ góp phần cải thiện và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về ngành du lịch của tỉnh Champasak, đưa ngành du lịch của tỉnh có vị thếcao trong nước, khu vực và thế giới. Nâng cao khảnăng thu hút khách du lịch từ các nước trên thế giới.

KIẾN NGHỊ

Kiến nghị đối với Bộ Văn hóa du lịch

- Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống pháp luật chuyên ngành du lịch.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị trong việc soạn thảo và phát hành văn bản.

- Tăng cường pháp chế trong quản lý nhà nước về du lịch.

- Hỗ trợđầu tư kinh tế cho tỉnh trong việc quảng bá – xúc tiến và đào tạo nguồn nhân lực.

Kiến nghịđối với Sởvăn hóa du lịch và Ủy ban nhân dân tỉnh Champasak

- Tăng cường công tác thực hiện và đôn đốc thực hiện các chính sách của Trung Ương đã đề ra.

- Theo dõi, kiểm tra để tiếp xử lý kịp thời các thông tin phản hồi.

- Đẩy mạnh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác quản lý nhà nước.

- Xử lý nghiêm minh với các đối tượng vi phạm quy định trong pháp luật về du lịch.

Ngoài ra, chúng tôi đã đề xuất các nội dung chi tiết có tính khả thi cao cần thực hiện trong từng giải pháp cụ thể. Tuy nhiên để nâng cao tính khả thi thì các giải pháp này phải được kết hợp một cách đồng bộ và trong quá trình thực hiện phải được kiểm tra, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.TS Nguyễn Văn Đính, TS Trần Thị Minh Hòa (2004), Giáo trình kinh tế du lịch, NXB Lao động - Xã hội.

2. TS Hoàng Văn Hoan (2006), Hoàn thiện Quản lý nhà nước về lao động trong

kinh doanh du lịch ở Việt Nam, NXB Thống kê Hà Nội.

3. Trần Đức Thanh (1999), Nhập môn khoa học du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang (2007), Nghiên cứu thị trường, NXB Đại học Quốc gia Tp.HCM.

5. PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh, TS. Nguyễn Đình Hòa, Marketing du lịch.

6. Đề tài khoa học "Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tâm hìn đến năm 2030".

7. TS. Đỗ Thị Thanh Hoa (2005), Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt

động tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam tại một số thị trường du lịch quốc tế trọng điểm.

8. Nguyễn Văn Lưu (2008), Thịtrường du lịch, NXB Đại học quốc gia Hà Nội

WEBSITE.

9. Tổng cục Du lịch

http://www.vietnamtourism.gov.vn/

10. Sở Du lịch - Thương mại tỉnh Khánh Hoà

http://www.khanhhoa. vietnamtourism.com/

11. Cục thống kê TP Hồ Chí Minh http://www.pso.hochiminhcity.gov.vn/

12. Báo đầu tư Việt Nam; http://www.vninvest.com/

13. Báo Việt Nam net http://vasc.com.vn/kinhte/chinhsach/2006/02/542748/

Tiếng Lào

14. Luật Du Lịch Lào (2009), Nhà xuất bản Bộ giáo dục đào tạo và thề thao. 15. Sở du lịch tỉnh Champasak, (2013)

16. Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Champasak, (2013)

PHN PH LC

Các hòn đảo trên sông Mê Kong

Thác Khon Pha Pheng

Nhà hàng ni trên sông Mê kong

Đền Vt Phu

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch nước ngoài đến tỉnh champasak trong giai đoạn từ năm 2007 2012 (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)