Đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch nước ngoài đến tỉnh champasak trong giai đoạn từ năm 2007 2012 (Trang 55)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.4.Đào tạo nguồn nhân lực

Ngành du lịch Tỉnh đang đứng trước một sức ép về nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cả về người lao động trực tiếp lẫn cán bộ quản lý chủ chốt, đòi hỏi nguồn nhân lực phải có kiến thức và chuyên môn sâu rộng về du lịch.

Việc xây dựng năng lực cho nguồn nhân lực là vấn đề có tính chiến lược của tỉnh, tuy nhiên triển khai kế hoạch này như thế nào cho hiệu quả, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu hiện tại và tương lai thì cần thực hiện những nội dung sau:

- Rà soát lại tình hình nguồn nhân lực hiện nay của Tỉnh trong ngành du lịch, kết hợp với việc kiểm tra lại những kết quả hoạt động trong thời gian qua, trên cơ sở đó đề xuất ra một kế hoạch đào tạo thiết thực.

- Kế hoạch đào tạo hỗ trợ nguồn nhân lực phải được thông báo đến các doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp nhà nước và tư nhân) đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Chính họ là bộ phận lớn sử dung nguồn nhân lực, và đi sát với nhu cầu thực tế nên sẽ đóng góp những ý kiến hữu ích trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch. Cũng trên cơ sởđó sẽ giảm bớt tình trạng đào tạo mang tính tự phát, thời vụ...kém chất lượng. Xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể, riêng biệt cho từng đối tượng sau:

o Nhân viên phục vụ: đây là lực lượng quang trọng đối với dịch vụ du lịch, người lao động cần phải qua đào tạo nghề, đạt trình độ tối thiểu. Ưu tiên đào tạo ngoại ngữ và tay nghềchuyên môn cho đội ngũ này, bảo đảm phục vụ tốt khách du lịch, nhất là khách du lịch nước ngoài.

o Hướng dẫn viên du lịch: phải giỏi nghề, yêu nghiệp, giỏi ứng xử, hiểu biết rộng và sâu lịch sử, các di tích, văn hóa thiên nhiên, các sản phẩm phi vật thể và những thuần phong mỹ tục của các điểm du lịch. Hướng dẫn viên cần ý thức được mình là nhân tố quang trọng tác động trực tiếp đến khách du lịch và cộng đồng dân cư tham gia vào bảo vệmôi trường.

o Cán bộ quản lý: gắn liền với tiêu chí phải là một người giỏi điều hành, thạo nghiệp vụ, có khảnăng quản trị nhân sự và tầm nhìn chiến lược về thị trường. Người quản lý phải được đào tạo từ căn bản, có năng lực, sáng tạo và nhạy bén trong hội nhập.

o Giảng viên: là đối tượng đào tạo nguồn nhân lực, vì vậy cần phải không những giỏi về lý thuyết mà phải thạo cả thực hành. Cần có chính sách đào tạo bồi dưỡng nâng cao sau đại học bằng cách đưa đi huấn luyện thêm ở các quốc gia có du lịch phát triển.

Ngoài các đối tượng liên quan như đã nói trên thì lãnh đạo ngành du lịch tỉnh cần chú ý đến việc cung cấp, tuyên truyền nhận thức về du lịch trong cộng đồng dân cư, thực hiện xã hội hóa du lịch.

- Ngoài việc đào tạo mới và đào tạo lại nguồn nhân lực, lãnh đạo Tỉnh nên có các chính sách thu hút người tài như chính sách lương theo cơ chế thị trường, hỗ trợ nâng cao trình độ...

- Tỉnh cần tạo nhiều điều kiện hơn nữa để doanh nghiệp và các trường đào tạo gặp nhau, thấu hiểu nhau hơn để đưa ra một sản phẩm đạt yêu cầu cho thị trường. Hạn chế tối thiểu các chi phí đào tạo lại và cả chi phí về thời gian. Đồng thời Sở du lịch cần kết hợp với Sở Giáo dục Đào tạo và Sở Lao động Thương binh Xã hội để dự báo nhu cầu nhân lực của du lịch đểcó hướng ra cho bài toán này.

- Để phát triển nguồn nhân lực, các doanh nghiệp nên tăng cường chính sách khuyến khích nhân viên, cán bộ quản lý tự học hỏi lẫn nhau giữa những người cùng công tác trong ngành du lịch vì du lịch là ngành đặc biệt, mởluôn thay đổi và mới mẽ nên nếu chỉ dựa vào đào tạo thì chưa đủ. Tổ chức các hội thi tay nghề cho nhân viên, hội thi kiến thức cho cán bộ quản lý.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch nước ngoài đến tỉnh champasak trong giai đoạn từ năm 2007 2012 (Trang 55)