Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch nước ngoài đến tỉnh champasak trong giai đoạn từ năm 2007 2012 (Trang 58)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.6.Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch

Sản phẩm du lịch của Champasak hiện nay rất đơn điệu, giá trị gia tăng thấp nên không níu kéo chân du khách ở lại và trở lại. Vì vậy, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng các chương trình phục vụ du khách là một yếu tố cần thiết. Cụ thể:

- Tăng cường chất lượng các chương trình lễ hội thu hút khách tham quan. Gắn các hoạt động lễ hội với đời sống thường ngày của người dân để tạo nên sức sống cho các chương trình văn hóa này.

- Cần phát triển thêm loại hình sản phẩm du lịch mua sắm (thông qua các chợ ẩm thực, chợ đêm, chợ cuối tuần....). Hình thành các trung tâm mua sắm hiện đại cho du khách trong nước và quốc tế tại các trung tâm du lịch lớn. Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch, tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng.

- Đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ du lịch văn hóa bằng hình thức làm phong phú, sinh động các văn hóa đặc trưng của Champasak.

- Tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch có chất lượng cao, quy mô lớn để có khả năng khai thác số lượng khách lớn, có khả năng chi trả cao, tăng thời hạn lưu trú và mức chi của du khách.

- Ngoài việc nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch hiện có, cần tìm kiếm và xây dựng các loại hình dịch vụ du lịch mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du

khách như nghiên cứu mở tuyến du lịch sinh thái, những sản phẩm độc đáo mang đậm bản sắc văn hoá Champasak đủ sức cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Kéo dài thời gian phục vụ du khách vào ban đêm.

Đối với các sản phẩm đặc trưng của Festival, cần:

- Củng cố hoàn thiện không gian văn hoá; phát triển không gian văn hoá lễ hội và lịch sử.

- Bảo tồn, tôn tạo tài nguyên văn hoá vật thể: Quần thể di tích chùa chiền

- Bảo tồn và phát huy văn hoá phi vật thể: Nghiên cứu phục hồi và tái hiện văn hoá truyền thống; sưu tầm và phát triển ca Siphandon, cải lương và âm nhạc truyền thống Champasak; sưu tầm, khôi phục có chọn lọc các loại hình nghệ thuật đặc của tỉnh Champasak, các lễ hội dân gian.

- Cải tạo, xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị của thành phố Festival: Hệ thống giao thông đô thị, công viên, cây xanh, hạ tầng các khu định cư

Cụ thể, nhiệm vụ trước mắt cần, quản lý nhà nước cần phải tăng cường các công tác sau:

- Công bố, triển khai Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Champasak đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

- Triển khai Quy chế xét chọn dịch vụ du lịch đạt chuẩn, mở rộng các cơ sở dịch vụ khác.

- Thẩm định, xếp hạng các khách sạn đạt tiêu chuẩn theo quy định; tăng cường kiểm tra các dịch vụlưu trú, lữ hành, hướng dẫn viên, kiên quyết xử lý nghiêm khi có vi phạm.

- Rà soát, xác định trọng tâm các sản phẩm du lịch hiện có cần duy trì và phát triển; nghiên cứu xây dựng sản phẩm mới, có kế hoạch và lộ trình cụ thể như: phố đi bộ, phốẩm thực; tour đầm phá, sinh thái biển đảo; tour chữa bệnh kết hợp nghỉdưỡng, khám phá Huyền thoại sông Mêkong...

- Hỗ trợ nghiên cứu, xây dựng các mô hình phát triển du lịch cộng đồng, tập trung vào các địa bàn có tour du lịch đồng quê, sinh thái, làng nghề, làng dân tộc ít người,…;.

3.1.7. Đẩy mạnh mô hình phát triển du lịch cộng đồng, khuyến khích người dân tham gia phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch nước ngoài đến tỉnh champasak trong giai đoạn từ năm 2007 2012 (Trang 58)