7. Kết cấu của luận văn
2.2.2.3. Hoạt động Makerting du lịch
Nhận thức được tầm quang trọng của Marketing trong dịch vụ du lịch, các nước trên thế giới, mỗi nước một lối đi riêng, đưa ra các chiến lược tiếp thị riêng cho mình. Tỉnh Champasak cũng không loại trừ, và điều đó thể hiện qua các hoạt động quảng bá du lịch tỉnh nhà trong vài năm gần đây trở nên mạnh hơn. Cụ thể:
- Tổ chức một số chương trình hợp tác du lịch với các địa phương như Ubon – Pakse, Mucdahan-Thai Lan, Savanakhet-Lào.
- Tham gia nhiều Hội chợ du lịch trong nước và quốc tế: Thái Lan, Việt nam - Phối hợp với Trung tâm truyền hình Champasak xây dựng chuyên mục “Ống kính du lịch” định kỳ hàng tuần để tuyên truyền rộng rãi mọi chủ trương, chính sách về phát triển du lịch
- Giữa tháng 3/2013, đã tổ chức hội Watphou Champasak, hội lễnày đã thu hút được nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế.
- Tháng 10 năm 2013, có lễđạo phật và đua thuyền ở ngay thị trấn Pakse và là nơi tập trung khác du lịch trong cảnước và khách nước ngoài.
2.2.2.4. Quy hoạch, đầu tư và nghiên cứu khoa học ngành du lịch
Quy hoạch: Hiện nay ngành du lịch Champasak đã xây dựng được :
- Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch và định hướng đến năm 2020 do Viện Nghiên cứu phát triển du lịch thuộc Tổng cục Du lịch thực hiện đang trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Dự án xây dựng quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Champasak do Chính phủ tài trợ đã triển khai, hiện nay Ban quản lý dự án đang phối hợp với các đơn vị và chuyên gia để thực hiện dự án.
Tính đến nay đã có 2 huyện là Paksong và Bachieng đã phê duyệt và đang triển khai Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của địa phương, tiếp tục xây dựng và triển khai quy hoạch các điểm du lịch trên địa bàn huyện cũng đang gấp rút hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của huyện.
Việc xây dựng và thực thi đồng bộ giữa quy hoạch du lịch với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đóng vai trò quang trọng. Nội dung quy hoạch du lịch được xây dựng dựa trên ý kiến đóng góp của những cá nhân, tổ chức hoạt động trong ngành thì sẽ mang lại hiệu quả thiết thực hơn.
Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát của Sở du lịch tỉnh về mức độ quan tâm của “ những người trong cuộc” có phản ứng như thế nào về vấn đề quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh thì cho thấy tỷ lệ nắm bắt thông tin rất thấp.
Điều này cho thấy tính khả thi của Quy hoạch sẽ bị hạn chế, bởi vì bản thân các doanh nghiệp là người trực tiếp ảnh hưởng đến việc quy hoạch thì một lượng lớn hoàn tòan không biết đến. Thêm vào đó, kết quả khảo sát cũng thể hiện được chất lượng quy hoạch thấp. Vì với các cá nhân và tổ chức tâm đến vấn đề này thì đều cho rằng, quy hoạch còn quá dàn trãi, không tập trung, không chi tiết.
Về nghiên cứu khoa học ngành du lịch:
Phối hợp với một số ngành, địa phương liên quan thực hiện một số đề tài nghiên cứu khoa học: xây dựng kế hoạch Marketing du lịch; giải pháp khai thác tiềm năng du lịch trên tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây; điều tra tài nguyên du lịch; điều tra, khảo sát xây dựng chương trình tăng cường năng lực kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động du lịch; Phối hợp sở KH-CN tỉnh hỗ trợ.
Đầu tư:
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Champasak có khoảng 54 dựán đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, với tổng vốn đầu tư khoảng 34.990 tỷ đồng, trong đó có 19 dự án đang khởi công xây dựng với số vốn đăng ký khoảng hơn 1.000 tỷ đồng, 12 dựán đã cấp giấy chứng nhận đầu tư và chuẩn bị khởi công với số vốn đăng ký là 878 tỷđồng, 8 dự án còn lại đã có chủ trương của UBND tỉnh cho phép nghiên cứu đầu tư với vốn đăng ký khoảng 30 tỷđồng.
2.2.2.5. Công tác quản lý nhà nước về du lịch
Có thể nói, du lịch đã được lãnh đạo tỉnh Champasak xác định là ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế của Tỉnh. Chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh đến năm 2015 là từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng lấy du lịch - dịch vụ làm ngành kinh tếmũi nhọn để khai thác lợi thế và tạo động lực cho phát triển kinh tế. Ngoài ra, Tỉnh cũng có chính sách khuyến khích việc liên doanh liên kết đầu tư trong nước và nước ngoài để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành du lịch và thiết lập thêm các tour mới thu hút khách du lịch đến với di sản văn hóa thế giới.
Về việc phát triển các ngành nghề liên quan đến du lịch thì những năm trở lại đây, các ngành nghề thủ công truyền thống ở Champasak từng bước được vực dậy nhờ vào sự quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ của các cấp chính quyền. Một số chính sách ưu đãi đầu tư và hỗ trợ sản xuất kinh doanh, khuyến khích và hỗ trợ xuất khẩu trực tiếp hàng hóa và dịch vụ, ưu đãi và hỗ trợđầu tư cho các làng nghề, ưu đãi về thuếđất, ưu đãi về thuế, chính sách một giá đã được áp dụng.
2.3 Thực trạng chất lượng dịch vụ du lịch và sự hài lòng của khách nước ngoài đến tỉnh Champasak
Số lượng khách quốc tế đến tỉnh năm 2010 là 128,391 (lượt người/năm), doanh thu du lịch bình quân đạt trên 10 tỷ kíp, Sốlượng khách sạn, nhà nghỉđã tăng lên hàng năm, sốlượng phòng có đủ tiêu chuẩn cho khác quốc tế thuê. Loại khách đến có doanh thu nhiều (loại khách nào, loại hình du lịch, quốc tịch của khách, số bình quân ngày ở lại, số tiền bình quân thu được, lượng khách du lịch quay lại lần thứ hai ... Để sau này có chính sách phát triển nguồn khách và tập trung đầu tư cho các điểm du lịch được
khách quan tâm), cần bổ sung số liệu tương tự đối với loại khách du lịch „ba-lô“, ... xác định nguyên nhân.
Bảng 2.1: Sốlượng khách du lịch từnăm 2005-2012
Năm Trong nước Biên giới Quốc tế Tổng 2005 - 06 2006 - 07 2007 -08 2008 - 09 2009-10 2010-2011 17.183 28.862 65.181 113.325 134.808 178.022 62.459 91.283 87.851 72.698 80.767 96.010 34.042 45.605 67.182 92.031 86.094 119.889 113.684 165.750 220.214 278.054 301.669 393.921 2011-2012 234,333 107,990 151.353 493.676 Nguồn: Sở du lịch tỉnh Champasak, 2013
Sốlượng khách du lịch đến thăm ở các khu du lịch của tỉnh Champasak đã tăng lên hàng năm, chứng tỏ là ngành du lịch của tỉnh có triển vọng và là thế lực của tỉnh.
Năm 2012 tỉnh Champasak có 212 khu du lịch trong đó có 112 khu du lịch sinh thái, 60 khu du lịch văn hóa và 40 khu du lịch lịch sử.
Cùng với các khu du lịch phong phú và các khách du lịch đã không ngừng tăng lên vì vậy ngành dịch vụ như các khách sạn và nhà hàng cũng không ngừng tăng lên. Với số liệu về khách sạn hiện nay là bao gồm 61 khách sạn và gồm có 2,320 phòng, có khoảng 2,975 giường. Có 2,052 phòng điều hòa và 136 phòng bình thường, 132 phòng khách đặc biệt, có 153 nhà nghỉ, xe phục vụ khách du lịch có khoảng 202 chiếc xe, có 10 chiếc thuyền du lịch và có 34 công ty du lịch trong địa bàn tỉnh Champasak.
Với những tiện lợi như trên đã thu hút khách du lịch đến thăm các khu du lịch trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng lên đặc biệt là khách du lịch từThái lan đã đứng đầu về sốlượng khách du lịch trong toàn tỉnh.
Bảng 2.2: Sốlượng khách du lịch các nước năm 2012
STT Tên nước Sốlượng khách du lịch
1 Thái lan 106.982 2 Campuchia 25.698 3 Việt nam 6.123 4 Pháp 3.123 5 Mỹ 2.150 6 Đức 2.052 7 Đan mẹc 1.710 8 Nhật bản 1.490 9 Hàn quốc 1.057 10 ÚC 968 Tổng cộng 151.353 Nguồn: Sở du lịch tỉnh Champasak, 2013
Nền kinh tế thế giới có xu hướng ngày càng mở rộng toàn cầu hoá và khu vực hoá, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh đan xen phức tạp. Tình hình đó, đòi hỏi tỉnh Champasak phải tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác nhiều mặt với các nước láng giềng như Thái Lan, Campuchia, Việt Nam; các nước ASEAN và các nước khác, để tạo ra nhiều khảnăng tận dụng xu thế mới này để sớm phát triển công nghiệp và dịch vụ có năng suất và chất lượng cao, có khảnăng cạnh tranh trên thịtrường quốc tế và khu vực.
2.3.1 Những kết quảđạt được
- Về quy hoạch: Đã được góp ý của Lãnh đạo tỉnh và hiện đang điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Champasak đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
- Tài nguyên du lịch từng bước được khai thác có hiệu quả, hệ thống cơ sở vật chất từng bước được phát triển, các dự án đầu tư phát triển du lịch tăng nhanh về số lượng, quy mô và chất lượng, nhiều loại hình du lịch đa dạng như du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, du lịch lễ hội hình thành và phát triển mạnh, xu hướng xã hội hoá các hoạt động du lịch ngày càng tăng…
- Vị trí vai trò của du lịch trong nhận thức của các cấp chính quyền và nhân dân được nâng cao tạo là một điều kiện thuận lợi giúp quá trình phát triển du lịch ngày càng nhận được sự quan tâm, ủng hộvà có môi trường xã hội thích hợp với quá trình phát triển.
- Tổ chức kinh doanh du lịch ở Champasak khá phát triển, số lượng doanh nghiệp khá lớn; loại hình doanh nghiệp đa dạng về cả hình thức sở hữu lẫn hình thức tổ chức; đa dạng về các loại hình dịch vụ như khách sạn, vận chuyển, nhà nghỉ, nhà khách, khu nghỉdưỡng, khu du lịch, khu vui chơi giải trí, lữ hành…
- Hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch và kết cấu hạ tầng xã hội được đầu tư phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và đầu tư phát triển du lịch.
- Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch được tiến hành dưới nhiều hình thức, trên nhiều phương tiện đã góp phần quan trọng trong việc thu hút khách du lịch, các nhà đầu tư, bước đầu tạo lập được thương hiệu du lịch của Champasak.
- Đội ngũ lao động du lịch Champasak tăng trưởng mạnh tích cực vềtrình độ và năng lực ngày càng đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch; Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đào tạo nguồn nhân lực được đầu tư nâng cấp phát triển đảm bảo phục vụ tốt hơn cho công tác đào tạo. Tỉnh đã có kế hoạch đào tạo nhân lực hàng năm, được báo cáo vào tháng 10 hàng năm về kết quảđào tạo trong năm và kế hoạch cho năm sau.
- Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch được củng cố, kiện toàn, ngày càng nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý du lịch tạo điều kiện thuận lợi hoạt động kinh doanh và đầu tư của các thành phần kinh tế. Đặc biệt là việc ra đời của cổng thông tin điện tử Champasak ế với nhiều tiện ích đã giúp mọi cá nhân, tổ chức có thể nắm bắt thông tin kịp thời về các kế hoạch cũng như các hoạt động trọng điểm khác trong tỉnh nói chung và ngành du lịch nói riêng
- Tỉnh Champasak đang dần trở thành thành phố Festival và là một trong những điểm đến độc đáo của văn hoá, lễ hội hấp dẫn khách du lịch quốc tế.
2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại
- Về quy hoạch tuy đã góp phần đạt được những kết quả khảquan nhưng tồn tại một số hạn chế:
+ Các chỉ tiêu dự báo làm cơ sở xây dựng định hướng phát triển và các giải pháp của quy hoạch không còn phù hợp với thực tế do những biến động của tình hình thế giới và trong nước.
+ Vềđịnh hướng phát triển du lịch: Định hướng về tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch; Định hướng tổ chức không gian; Định hướng các dự án ưu tiên đầu tư trong khi chưa đề cập đến một số định hướng có vai trò quan trọng như: Định hướng phát triển thị trường khách du lịch; Định hướng phát triển loại hình và sản phẩm du lịch; Định hướng quảng bá xúc tiến du lịch, Định hướng đào tạo nguồn nhân lực…
Hiện nay đang có quy hoạch tổng thể cho việc phát triển du lịch tỉnh Champasak, nhưng tất cả vẫn còn đang trong giai đoạn hiệu chỉnh, còn nằm trên giấy. Để đem vào áp dụng thực tế các quy hoạch này, phải mất rất nhiều thời gian cho sự chờđợi báo cáo, xét duyệt ..và nhiều bước kiểm tra khác.
- Sản phẩm du lịch chưa đa dạng, chủ yếu là các sản phẩm gắn liền với di sản văn hoá thế giới Watphou; Chưa có nhiều nghiên cứu xây dựng sản phẩm mới. Các sản phẩm gắn với các tiềm năng du lịch khác như các bãi biển, hệ thống đầm phá, hệ thống di tích lịch sử cách mạng… chưa được quan tâm phát triển. Việc trùng tu di tích chưa đạt chất lượng cao.Các dịch vụvui chơi giải trí cao cấp, các dịch vụ bổ trợ, hàng hoá lưu niệm chưa phong phú, chất lượng chưa tương xứng với giá cả…
Hiện nay, Champasak chỉ làm du lịch từsáng đến tối chứchưa khai thác du lịch từđêm đến sáng, lúc mà khách cần giải trí chi tiêu nhất. Do đó mức chi tiêu của khách du lịch đặc biệt là khách quốc tế còn thấp so với tiềm năng. Ngày lưu trú của khách còn quá thấp so với các khu vực lân cận.
- Môi trường đầu tư khuyến khích phát triển du lịch tuy đã có những biến đổi theo hướng thông thoáng, hấp dẫn nhưng chưa có các giải pháp đồng bộnên chưa thúc đẩy mạnh đầu tư phát triển du lịch.
- Việc đầu tư hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu tập trung ở khu vực thị trấn Pakse và phụ cận, các khu vực khác hầu như chưa được quan tâm đầu tư nhiều.
- Hoạt động xúc tiến, tìm kiếm khai thác thị trường mới chưa được thực hiện chủ động do đó chưa phát triển được các thị trường mới. Với tình hình kinh tế như hiện nay, xu hướng khách du lịch cũ cần được duy trì, nhưng chuyển đổi thị trường là một việc làm cần thiết và cấp bách, nhưng dường như chưa thấy có động thái gì rõ ràng cho xu hướng này, chậm hơn so với các khu vực lân cận.
- Đào tạo nguồn nhân lực tuy có kế hoạch hàng năm nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của tỉnh. Thừa lao động nhưng thiếu lao động có chất lượng.
- Để phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách, hiện trên địa bàn tỉnh chỉ có vài siêu thị cỡ nhỏ và chợ Đông Ba. Còn lại là hằng hà sa số những cửa hàng đồ lưu niệm có chủng loại hàng hóa tương tự nhau. Champasak quả rất khó để tìm hàng hiệu, mua sắm “đã tay” như các nước lân cận Thái Lan, Singapore và các thành phố lớn trong nước. Đó quả là một sựlãng phí đối với mảnh đất mỗi năm thu hút trên 1,5 triệu lượt khách.
- Quản lý nhà nước về du lịch hiện vẫn còn nhiều khó khăn trong việc kết nối các ngành lại với nhau thành một chuỗi cung cấp dịch vụ hoàn chỉnh.
- Hạn chế về kinh phí.
Kết luận chương 2
Thực trạng của ngành du lịch về những mặt mạnh, mặt yếu về quy hoạch, vềcơ sở hạ tầng, cơ sở kỹ thuật, về nguồn nhân lực, về xúc tiến quảng bá, hoạt động các doanh nghiệp và sự phối hợp liên ngành… Những tiện nghi như nhà hàng, khách sạn, khu du lịch đã thu hút khách du lịch từcác nước đến thăm làm cho sốlượng khách du