Dân cư địa phương

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch nước ngoài đến tỉnh champasak trong giai đoạn từ năm 2007 2012 (Trang 41)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1.7. Dân cư địa phương

Theo Diaz, D. (2001) 10 và Gossling, S. (2003) 11 thì người dân địa phương lo sợ việc phát triển du lịch nếu không được quản lý tốt sẽtác động xấu đến môi trường vật chất xã hội. Việc quản lý du lịch yếu kém sẽ dẫn đến nạn phá rừng, sự sói mòn, sự xuống cấp, suy yếu tính đa dạng của hệ sinh vật học, phá vỡ môi trường sống; việc sử dụng quá liều các nguồn tài nguyên như nước sạch và năng lượng. Bên cạnh đó, việc phát triển du lịch nếu không có sự kiểm soát tốt thì cũng gây tác động xấu đến văn hóa, phá vỡ các hoạt động kinh tế truyền thống thông qua tiền lương và lợi nhuận biên tế cao hơn trong du lịch, làm tăng giá và thực phẩm tại địa phương. Ngoài ra, phát triển du lịch cũng mang đến sự lây bệnh nhanh hơn, các hoạt động mại dâm phát triển bên cạnh các tệ nạn xã hội khác. Hơn thế nữa, với tính cách người Huếnhư đã nói trên thì rào cản này càng lớn hơn. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây loại hình du lịch Homestayed đã được chính quyển tỉnh Champasak khởi động (Từ năm 2008) để xây dựng hình ảnh gần gũi thân thiện giữa dân bản địa và khách du lịch để thu hút những khách thích khám phá những cảm xúc mới tại vùng đất này. Sống gần gũi người dân chính là trong cái thường nhật không bày biện vẽ vời, với những con người, những cảnh vật, những tiếp xúc không mang màu sắc “sân khấu hóa” như những gì vốn là của nó.

Như vậy, rõ ràng cộng đồng địa phương tại tỉnh Champasak có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển du lịch, thể hiện ở việc tham gia vào toàn bộ quá trình phát

triển du lịch của tỉnh nhà, và đây là một nhu cầu tất yếu. Hiểu được nguyên lý này, thêm vào đó tiềm năng có, nhu cầu cao, cảởngười cung cấp và người sử dụng dịch vụ, nhưng cái thiếu nhất đối với home stayed ởđây vẫn là cơ chế và nổ lực của các ngành liên quan của địa phương nhằm làm gia tăng tính bền vững cho hoạt động này.

2.2.2. Yếu tố bên trong:

2.2.2.1. Cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng kỹ thuật của ngành * Cơ sở vật chất

Cùng với các khu du lịch phong phú và các khách du lịch đã không ngừng tăng lên vì vậy ngành dịch vụ như các khách sạn và nhà hàng cũng không ngừng tăng lên. Với số liệu về khách sạn hiện nay là bao gồm 61 khách sạn và gồm có 2,320 phòng, có khoảng 2,975 giường. Có 2,052 phòng điều hòa và 136 phòng bình thường, 132 phòng khách đặc biệt, có 153 nhà nghỉ, xe phục vụ khách du lịch có khoảng 202 chiếc xe, có 10 chiếc thuyền du lịch và có 34 công ty du lịch trong địa bàn tỉnh Champasak.

* Hoạt động lữ hành:

Năm 2012 tỉnh Champasak có 212 khu du lịch trong đó có 112 khu du lịch sinh thái, 60 khu du lịch văn hóa và 40 khu du lịch lịch sử.

* Lượng khách:

Trong năm 2012, các công ty lữ hành đã đón và phục vụước đạt 151.353 lượt khách quốc tế. Những khách này đa số là đi bằng đường bộ xuyên qua các nước Thái Lan, Việt nam, Campuchia và Trung quốc.

* Thị trường:

Thị trường khách quốc tế đến tỉnh Champasak năm nay cũng sẽ không có thay đổi nhiều so với năm 2012, thị trường khách truyền thống hầu hết khách du lịch từ Châu Á, trong đó chủ yếu là khách Thái land, Việt nam, Campuchia... từ thị trường Châu Á. Điều này chứng tỏ việc định hướng phát triển du lịch của tỉnh về tăng cường xúc tiến khai thác nguồn khách qua tuyến Hành lang kinh tế Đông- Tây đã đem lại hiệu quả cao.

* Sản phẩm du lịch

Các sản phẩm du lịch mang nét đặc trưng của Champaska như: Chùa chiền, di tích lịch sử, nhà vườn, du lịch sinh thái ( Rừng quốc gia Đồng Hòa Sào), những thác nước như: Khon pha phêng, Tat Nhương, Pha Suốm.

- Sông Mê kong:

Tỉnh Champasak là nơi hình thành du lịch sông, ở nơi đây đã tổ chức du lịch trên sông Mê kong, từ trung tâm thị trấn Pakse đến Siphandon. Trên dòng sông êm ả, trong lành du khách vừa thưởng ngoạn cảnh quan tự nhiên, cùng với những khu dân cư ven sông, những cảnh đền, chùa nổi tiếng.

- Chùa chiền:

Tỉnh Champasak và các vùng phụ cận có khoảng trên 100 cảnh chùa, nhưng nổi tiếng nhất và thuận lợi cho sự giao thông thủy bộ là các chùa ở ngay thị trấn Pakse và Watphou Champasak đã công nhận là di sản văn hóa thế giới.

- Cơ sở hạ tầng

Về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất một số ngành dịch vụ như bưu chính viễn thông, ngân hàng, du lịch, bảo hiểm, vận tải, y tế, giáo dục... được Tỉnh đầu tư ngày càng hiện đại, mở rộng quy mô, nhiều loại hình dịch vụ mới tăng dần.

Về giao thông, hàng không có sân bay Quốc tế Pakse và có thể phục vụ cho các máy bay có trọng tải lớn; đường thủy có cảng nhỏ phục vụ chủ yếu cho thuyền chở hàng có trọng tải nhỏ. Các loại hình vận chuyển khách từng bước được đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch.

2.2.2.2. Nguồn nhân lực

Nhân lực là tâm điểm trong quá trình phát triển ngành du lịch. Vì vậy trong thời gian qua, Lãnh đạo ngành du lịch tỉnh đã đưa ra nhiều chiến lược để đào tạo cho cán bộ nội bộ và nhân lực của các doanh nghiệp du lịch. Kết quả của chính sách đó trong thời gian qua là: (1) tỷ lệ cán bộnhân viên đã qua đào tạo chuyên môn du lịch khoảng 60 - 70% (trừlao động giản đơn). Hiện nay, hầu như số lao động có bậc nghềcao đều làm việc tại các doanh nghiệp Nhà nước, DN liên doanh nước ngoài và liên doanh trong nước với nhiều hình thức đào tạo khác nhau; ngoài ra, qua cuộc thi nâng bậc nghề cho cán bộ nhân viên khách sạn do Sở tổ chức cho thấy các doanh nghiệp rất chú

trọng đến trình độ tay nghề của nhân viên nhằm tạo ra không khí học tập, thi đua cho lực lượng lao động trong ngành với mục đích ngày càng có nhiều lao động giỏi để nâng cao chất lượng dịch vụ.(2) Cán bộ chuyên trách ở các phòng ban của sở đã được cửđi học các lớp chuyên đề như Nâng cao năng lực quản lý vềmôi trường du lịch, Sở cũng đã cử cán bộ theo học các lớp đào tạo về du lịch tại Malaysia và Singapore. Ngoài ra, một số cán bộ Sở được học tập, bồi dưỡng về công tác Đảng, đoàn thể như: công tác quản lý khách sạn vừa và nhỏ, công tác quản lý nhân sự và áp dụng tiêu chuẩn kỹnăng nghề du lịch trong khách sạn, kiến thức đánh giá tác động kinh tế về du lịch, kiến thức về phát triển bền vững, kiến thức điều hành tua,... Bên cạnh đó, còn tổ chức đào tạo tại chỗ do các chuyên gia trong hệ thống hoặc mời thỉnh giảng. Tạo điều kiện cho nhân viên nâng cao trình độ ngoại ngữ bằng cách học đại học bằng 2, thuê giáo viên tiếng Anh về bồi dưỡng ngoài giờ, hoặc lưu hành cẩm nang ngoại ngữ sử dụng riêng của từng khách sạn, ...

2.2.2.3. Hoạt động Makerting du lịch

Nhận thức được tầm quang trọng của Marketing trong dịch vụ du lịch, các nước trên thế giới, mỗi nước một lối đi riêng, đưa ra các chiến lược tiếp thị riêng cho mình. Tỉnh Champasak cũng không loại trừ, và điều đó thể hiện qua các hoạt động quảng bá du lịch tỉnh nhà trong vài năm gần đây trở nên mạnh hơn. Cụ thể:

- Tổ chức một số chương trình hợp tác du lịch với các địa phương như Ubon – Pakse, Mucdahan-Thai Lan, Savanakhet-Lào.

- Tham gia nhiều Hội chợ du lịch trong nước và quốc tế: Thái Lan, Việt nam - Phối hợp với Trung tâm truyền hình Champasak xây dựng chuyên mục “Ống kính du lịch” định kỳ hàng tuần để tuyên truyền rộng rãi mọi chủ trương, chính sách về phát triển du lịch

- Giữa tháng 3/2013, đã tổ chức hội Watphou Champasak, hội lễnày đã thu hút được nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế.

- Tháng 10 năm 2013, có lễđạo phật và đua thuyền ở ngay thị trấn Pakse và là nơi tập trung khác du lịch trong cảnước và khách nước ngoài.

2.2.2.4. Quy hoạch, đầu tư và nghiên cứu khoa học ngành du lịch

Quy hoạch: Hiện nay ngành du lịch Champasak đã xây dựng được :

- Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch và định hướng đến năm 2020 do Viện Nghiên cứu phát triển du lịch thuộc Tổng cục Du lịch thực hiện đang trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Dự án xây dựng quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Champasak do Chính phủ tài trợ đã triển khai, hiện nay Ban quản lý dự án đang phối hợp với các đơn vị và chuyên gia để thực hiện dự án.

Tính đến nay đã có 2 huyện là Paksong và Bachieng đã phê duyệt và đang triển khai Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của địa phương, tiếp tục xây dựng và triển khai quy hoạch các điểm du lịch trên địa bàn huyện cũng đang gấp rút hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của huyện.

Việc xây dựng và thực thi đồng bộ giữa quy hoạch du lịch với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đóng vai trò quang trọng. Nội dung quy hoạch du lịch được xây dựng dựa trên ý kiến đóng góp của những cá nhân, tổ chức hoạt động trong ngành thì sẽ mang lại hiệu quả thiết thực hơn.

Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát của Sở du lịch tỉnh về mức độ quan tâm của “ những người trong cuộc” có phản ứng như thế nào về vấn đề quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh thì cho thấy tỷ lệ nắm bắt thông tin rất thấp.

Điều này cho thấy tính khả thi của Quy hoạch sẽ bị hạn chế, bởi vì bản thân các doanh nghiệp là người trực tiếp ảnh hưởng đến việc quy hoạch thì một lượng lớn hoàn tòan không biết đến. Thêm vào đó, kết quả khảo sát cũng thể hiện được chất lượng quy hoạch thấp. Vì với các cá nhân và tổ chức tâm đến vấn đề này thì đều cho rằng, quy hoạch còn quá dàn trãi, không tập trung, không chi tiết.

Về nghiên cứu khoa học ngành du lịch:

Phối hợp với một số ngành, địa phương liên quan thực hiện một số đề tài nghiên cứu khoa học: xây dựng kế hoạch Marketing du lịch; giải pháp khai thác tiềm năng du lịch trên tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây; điều tra tài nguyên du lịch; điều tra, khảo sát xây dựng chương trình tăng cường năng lực kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động du lịch; Phối hợp sở KH-CN tỉnh hỗ trợ.

Đầu tư:

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Champasak có khoảng 54 dựán đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, với tổng vốn đầu tư khoảng 34.990 tỷ đồng, trong đó có 19 dự án đang khởi công xây dựng với số vốn đăng ký khoảng hơn 1.000 tỷ đồng, 12 dựán đã cấp giấy chứng nhận đầu tư và chuẩn bị khởi công với số vốn đăng ký là 878 tỷđồng, 8 dự án còn lại đã có chủ trương của UBND tỉnh cho phép nghiên cứu đầu tư với vốn đăng ký khoảng 30 tỷđồng.

2.2.2.5. Công tác quản lý nhà nước về du lịch

Có thể nói, du lịch đã được lãnh đạo tỉnh Champasak xác định là ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế của Tỉnh. Chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh đến năm 2015 là từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng lấy du lịch - dịch vụ làm ngành kinh tếmũi nhọn để khai thác lợi thế và tạo động lực cho phát triển kinh tế. Ngoài ra, Tỉnh cũng có chính sách khuyến khích việc liên doanh liên kết đầu tư trong nước và nước ngoài để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành du lịch và thiết lập thêm các tour mới thu hút khách du lịch đến với di sản văn hóa thế giới.

Về việc phát triển các ngành nghề liên quan đến du lịch thì những năm trở lại đây, các ngành nghề thủ công truyền thống ở Champasak từng bước được vực dậy nhờ vào sự quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ của các cấp chính quyền. Một số chính sách ưu đãi đầu tư và hỗ trợ sản xuất kinh doanh, khuyến khích và hỗ trợ xuất khẩu trực tiếp hàng hóa và dịch vụ, ưu đãi và hỗ trợđầu tư cho các làng nghề, ưu đãi về thuếđất, ưu đãi về thuế, chính sách một giá đã được áp dụng.

2.3 Thực trạng chất lượng dịch vụ du lịch và sự hài lòng của khách nước ngoài đến tỉnh Champasak

Số lượng khách quốc tế đến tỉnh năm 2010 là 128,391 (lượt người/năm), doanh thu du lịch bình quân đạt trên 10 tỷ kíp, Sốlượng khách sạn, nhà nghỉđã tăng lên hàng năm, sốlượng phòng có đủ tiêu chuẩn cho khác quốc tế thuê. Loại khách đến có doanh thu nhiều (loại khách nào, loại hình du lịch, quốc tịch của khách, số bình quân ngày ở lại, số tiền bình quân thu được, lượng khách du lịch quay lại lần thứ hai ... Để sau này có chính sách phát triển nguồn khách và tập trung đầu tư cho các điểm du lịch được

khách quan tâm), cần bổ sung số liệu tương tự đối với loại khách du lịch „ba-lô“, ... xác định nguyên nhân.

Bảng 2.1: Sốlượng khách du lịch từnăm 2005-2012

Năm Trong nước Biên giới Quốc tế Tổng 2005 - 06 2006 - 07 2007 -08 2008 - 09 2009-10 2010-2011 17.183 28.862 65.181 113.325 134.808 178.022 62.459 91.283 87.851 72.698 80.767 96.010 34.042 45.605 67.182 92.031 86.094 119.889 113.684 165.750 220.214 278.054 301.669 393.921 2011-2012 234,333 107,990 151.353 493.676 Nguồn: Sở du lịch tỉnh Champasak, 2013

Sốlượng khách du lịch đến thăm ở các khu du lịch của tỉnh Champasak đã tăng lên hàng năm, chứng tỏ là ngành du lịch của tỉnh có triển vọng và là thế lực của tỉnh.

Năm 2012 tỉnh Champasak có 212 khu du lịch trong đó có 112 khu du lịch sinh thái, 60 khu du lịch văn hóa và 40 khu du lịch lịch sử.

Cùng với các khu du lịch phong phú và các khách du lịch đã không ngừng tăng lên vì vậy ngành dịch vụ như các khách sạn và nhà hàng cũng không ngừng tăng lên. Với số liệu về khách sạn hiện nay là bao gồm 61 khách sạn và gồm có 2,320 phòng, có khoảng 2,975 giường. Có 2,052 phòng điều hòa và 136 phòng bình thường, 132 phòng khách đặc biệt, có 153 nhà nghỉ, xe phục vụ khách du lịch có khoảng 202 chiếc xe, có 10 chiếc thuyền du lịch và có 34 công ty du lịch trong địa bàn tỉnh Champasak.

Với những tiện lợi như trên đã thu hút khách du lịch đến thăm các khu du lịch trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng lên đặc biệt là khách du lịch từThái lan đã đứng đầu về sốlượng khách du lịch trong toàn tỉnh.

Bảng 2.2: Sốlượng khách du lịch các nước năm 2012

STT Tên nước Sốlượng khách du lịch

1 Thái lan 106.982 2 Campuchia 25.698 3 Việt nam 6.123 4 Pháp 3.123 5 Mỹ 2.150 6 Đức 2.052 7 Đan mẹc 1.710 8 Nhật bản 1.490 9 Hàn quốc 1.057 10 ÚC 968 Tổng cộng 151.353 Nguồn: Sở du lịch tỉnh Champasak, 2013

Nền kinh tế thế giới có xu hướng ngày càng mở rộng toàn cầu hoá và khu vực hoá, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh đan xen phức tạp. Tình hình đó, đòi hỏi tỉnh Champasak phải tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác nhiều mặt với các nước láng giềng như Thái Lan, Campuchia, Việt Nam; các nước ASEAN và các nước khác, để tạo ra nhiều khảnăng tận dụng xu thế mới này để sớm phát triển công nghiệp và dịch vụ có năng suất và chất lượng cao, có khảnăng cạnh tranh trên thịtrường quốc tế và khu vực.

2.3.1 Những kết quảđạt được

- Về quy hoạch: Đã được góp ý của Lãnh đạo tỉnh và hiện đang điều chỉnh quy

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch nước ngoài đến tỉnh champasak trong giai đoạn từ năm 2007 2012 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)