Kế toán tiền gửi ngân hàng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán quản lý vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại công ty tnhh mtv đầu tư xây dựng trung quang (Trang 70)

4.1.2.1 Chứng từ sử dụng

Giấy báo có, giấy báo nợ; Ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi; Bảng sao kê của ngân hàng; và Séc chuyển khoản, séc bảo chi…

4.1.2.2 Trình tự ghi chép

Căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi vào tài khoản ngân hàng, thủ quỹ nộp tiền mặt và lấy giấy báo từ ngân hàng về, kế toán ghi vào sổ tài khoản tiền gửi; Căn cứ vào giấy báo có các khoản tiền đang chuyển đến công ty vào tài khoản tiền gửi ngân hàng;

Lập các ủy nhiệm chi chuyển khoản trả tiền hàng và các khoản khác, lập séc rút tiền gửi nhập quỹ công ty; và

Cuối tháng đối chiếu số dƣ tiền gửi ngân hàng.

4.1.2.3 Tổng quan về tiền gửi ngân hàng trong tháng 01/2013

Tiền gửi ngân hàng là một tài sản ngắn hạn quan trọng của công ty, có khả năng thanh khoản cao giống tiền mặt, tình hình phát sinh tăng giảm trong tháng của tiền gửi ngân hàng cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến các quyết định của ban lãnh đạo công ty. Qua đó, để thấy rõ hơn tình hình tăng, giảm của tiền gửi ngân hàng phát sinh trong tháng, ta xem xét bảng số liệu dƣới đây:

Bảng 4.2: Tình hình tăng – giảm tiền gửi ngân hàng trong tháng 01/2013

ĐVT: triệu đồng

(Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH MTV Đầu tư – Xây dựng Trung Quang)

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%)

- Các khoản làm tăng tiền gửi ngân hàng

+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 25 37,9

+ Thuế GTGT đầu ra của hàng hóa và dịch vụ 2,5 3,8

+ Phải thu khách hàng 11 16,7

+ Tiền mặt 27,5 41,6

Tổng phát sinh tăng tiền gửi ngân hàng 66 100

- Các khoản làm giảm tiền gửi ngân hàng

+ Tiền mặt 100 59,5

+ Lƣơng tháng 12 39,6 23,6

+ Chi phí tài chính 28,43 16,9

Nhận xét: Ta thấy các khoản liên quan đến tiền gửi ngân hàng trong tháng phát sinh rất ít trong tháng, cụ thể:

- Đối với các khoản làm tăng tiền gửi ngân hàng của công ty gồm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 25 triệu đồng, với tỷ trọng 37,9 %; gửi tiền mặt vào tài khoản công ty chiếm tỷ trọng 41,6 %, với số tiền là 27,5 triệu đồng; khoản phải thu của khách hàng là 11 triệu đồng, đạt 16,7 %; còn lại là thuế GTGT đầu ra của hàng hóa dịch vụ là 2,5 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 3,8 %, trong tổng phát sing tăng trong tháng của tiền gửi ngân hàng là 66 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong tháng 01 hầu hết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của công ty đều liên quan đến tiền mặt do tổng số tiền mặt tại quỹ của công ty còn khá nhiều so với tiền gửi ngân hàng, tiền mặt là 1439.6 triệu đồng trong khi đó tiền gửi ngân hàng của công ty chỉ là 252,7 triệu đồng.

- Đối với các khoản làm giảm tiền gửi ngân hàng của công ty gồm ba khoản là rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt đạt 100 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 59,5 %; thanh toán lƣơng cho nhân viên tháng 12 là 39,6 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 23,6 %; chi phí tài chính là 28,43 triệu đồng, đạt 16,9 %, trong tổng phát sinh giảm là 168,03 triệu đồng. Ta thấy các khoản làm giảm tiền gửi ngân hàng chỉ tập trung vào những nghiệp vụ chính đã thể hiện một phần nào chính sách sử dụng vốn có hiệu quả đã đƣợc đề ra.

4.1.2.4 Một số nghiệp vụ thực tế phát sinh trong tháng 01/2013

a) Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tăng tiền gửi ngân hàng

Căn cứ vào lệnh thanh toán của ngân hàng kế toán báo có số GBC/0001 ngày 02/01/2013 về việc bán hàng cho công ty Phát Đạt với tổng số tiền thanh toán là 27.500.000 đồng, trong đó thuế GTGT là 10%.

Nợ TK 112: 27.500.000 Có TK 511: 25.000.000 Có TK 3331: 2.500.000

Căn cứ vào giấy nộp tiền từ ngân hàng kế toán báo có số GBC/0002 ngày 03/01/2013 về việc chị Nguyễn Huỳnh Lam Tuyền gửi tiền mặt vào tài khoản ngân hàng, số tiền 15.000.000 đồng.

Nợ TK 112: 15.000.000 Có TK 111: 15.000.000

Căn cứ vào lệnh thanh toán của ngân hàng kế toán báo có số GBC/0003 ngày 09/01/2013 về việc anh Lê Thiện thanh toán tiền hàng với tổng số tiền thanh toán là 11.000.000 đồng.

Nợ TK 112: 11.000.000 Có TK 131: 11.000.000

Căn cứ vào giấy nộp tiền của ngân hàng kế toán báo có số GBC/004 ngày 20/01/2013 về việc chị Nguyễn Huỳnh Lam Tuyền nộp tiền mặt vào tài khoản công ty, số tiền 12.500.000 đồng.

Nợ TK 112: 12.500.000 Có TK 111: 12.500.000

b) Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến giảm tiền gửi ngân hàng Căn cứ vào ủy nhiệm chi của đơn vị kế toán báo nợ số GBN/0001 ngày 05/01/2013 về việc công ty thanh toán lƣơng tháng 12 cho nhân viên, số tiền 39.600.000 đồng.

Nợ TK 334: 39.600.000 Có TK 112: 39.600.000

Căn cứ vào giấy báo nợ số GBN/0002 của đơn vị ngày 08/01/2013 về việc rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt, số tiền 50.000.000 đồng.

Nợ TK 111: 50.000.000 Có TK 112: 50.000.000

Căn cứ vào giấy báo nợ số GBN/0003 của đơn vị 19/01/2013 về việc rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt, số tiền 50.000.000 đồng.

Nợ TK 111: 50.000.000 Có TK 112: 50.000.000

Phí chuyển tiền phát sinh trong tháng 1 là 2.500.000 đồng. Nợ TK 635: 2.500.000

Có TK 112: 2.500.000

Căn cứ vào giấy báo nợ số GBN/0005 của đơn vị về việc công ty thanh toán tiền lãi tháng 01, số tiền 25.930.000 đồng.

Nợ TK 635: 25.930.000 Có TK 112: 25.930.000

c) Sơ đồ tổng hợp tiền gửi ngân hàng trong tháng 01/2013

d) Các sổ phát sinh liên quan đến tiền gửi ngân hàng (Xem phụ lục 3: Sổ sách kế toán tiền gửi ngân hàng)

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán quản lý vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại công ty tnhh mtv đầu tư xây dựng trung quang (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)