Các nghiên cứu ở trong nước

Một phần của tài liệu CÁC yếu tố ẢNH HƯỞNG đến ý ĐỊNH sử DỤNG DỊCH vụ NGÂN HÀNG điện tử tại NGÂN HÀNG TMCP đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI (Trang 38)

Nghiên cứu của Nguyễn Duy Thanh và Cao Hào Thi (2011) về đề xuất mô hình chấp nhận và sử dụng ngân hàng điện tử ở Việt Nam11

11

28

Mục tiêu của nghiên cứu là đưa ra một mô hình giải thích về sự chấp nhận và sử dụng ngân hàng điện tử tại Việt Nam - mô hình E-BAM.

Từ các điều kiện thực tế tại Việt Nam ở thời điểm hiện tại đồng thời dựa vào cơ sở lý thuyết của các mô hình TRA, TPB, TAM, TAM 2, IDT, UTAUT, tác giả đề xuất mô hình E-BAM với các biến:

- Sử dụng E-Banking (EBU) là tần suất sử dụng các sản phẩm và dịch vụ E- Banking của khách hàng nếu đã chấp nhận sử dụng E-Banking

- (1) Hiệu quả mong đợi là mức độ mà người sử dụng tin rằng hệ thống E- Banking sẽ giúp đạt được hiệu quả cao hơn trong các công việc liên quan tới ngân hàng;

- (2) Sự tương thích là quá trình thay đổi của công nghệ mới (công nghệ E- Banking) được phổ biến rộng rãi trong đời sống và trong công việc;

- (3) Nhận thức dễ dàng sử dụng là việc khách hàng nghĩ rằng sử dụng hệ thống E- Banking sẽ không cần phải nỗ lực nhiều;

- (4) Nhận thức kiểm soát hành vi là cảm nhận của khách hàng về E-Banking hoặc những khó khăn khi thực hiện các giao dịch E- Banking;

- (5) Chuẩn chủ quan là cảm nhận những tác động của xã hội, hoặc những người có ảnh hưởng đến khách hàng nghĩ rằng họ nên hay không nên sử dụng E- Banking;

- (6) Rủi ro trong giao dịch trực tuyến là những rủi ro mà khách hàng có thể cảm nhận được khi sử dụng hệ thống E-Banking;

- (7) Hình ảnh ngân hàng là những hình ảnh của ngân hàng có tác động đến sự chấp nhận và sử dụng E-Banking của khách hàng;

- (8) Yếu tố pháp luật là mức độ ảnh hưởng của yếu tố pháp luật tác động đến sự chấp nhận và sử dụng E-Banking.

- Các yếu tố nhân khẩu học.

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy 8 yếu tố: hiệu quả mong đợi; khả năng tương thích; nhận thức dễ dàng sử dụng; nhận thức kiểm soát hành vi; chuẩn chủ quan; rủi ro trong giao dịch; hình ảnh ngân hàng và pháp luật đều có ý nghĩa thống kê đối với sự chấp nhận E- Banking; đồng thời, sự chấp nhận E-Banking có ý nghĩa thống kê đối với việc sử dụng E-Banking. Các biến độc lập của mô hình đã giải thích

29 được 57% sự biến thiên của biến phụ thuộc.

Nghiên cứu của Thái Ngọc Đức (2008) về khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng thanh toán điện tử (e-Payment)12

Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng thanh toán điện tử (e-Payment) tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến xu hướng sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử.

Kết quả nghiên cứu xác nhận 04 bốn yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng dịch này (sắp xếp theo trình tự mức độ ảnh hưởng từ cao xuống thấp) bao gồm: (1) Nhận thức sự hữu ích; (2) Nhận thức kiểm soát hành vi; (3) Nhận thức tính dễ sử dụng; (4) Cảm nhận rủi ro.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Anh (2012) về các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến của khách hàng trên địa bàn TP. HCM13

Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với sử dụng ngân hàng trực tuyến của khách hàng tại thị trường TP. HCM và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này.

Kết quả nghiên cứu xác nhận 05 yếu tố ảnh hưởng đến đến thái độ đối với sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến (sắp xếp theo trình tự mức độ ảnh hưởng từ cao xuống thấp) bao gồm: (1) Nhận thức sự hữu ích; (2) Giảm thiểu rủi ro; (3) Chi phí; (4) Niềm tin; (5) Nhận thức tính dễ sử dụng.

Nghiên cứu của Lê Thị Kim Tuyến (2011) về động cơ sử dụng dịch vụ Internet Banking của người tiêu dùng tại Thành phố Đà Nẵng14

Dựa trên cơ sở lý thuyết xuất phát từ các mô hình TRA, TBP, TAM, IDT và kết quả của nghiên cứu định tính, tác giả đề xuất mô hình động cơ sử dụng dịch vụ Internet Banking của người tiêu dùng tại Thành phố Đà Nẵng.

12 Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP. HCM (2008).

13 Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP. HCM (2012).

14 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

30

Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu qua các bước: (1) đánh giá sơ bộ thang đo và độ tin cậy bằng Cronbach Alpha và độ giá trị bằng phân tích nhân tố khám phá; (2) sử dụng phân tích nhân tố khẳng định để kiểm định chặt chẽ hơn về tính đơn hướng; độ giá trị (hội tụ, phân biệt) của từng nhân tố; (3) tính toán độ mạnh yếu của các nhóm động cơ.

Kết quả cuối cùng cho thấy có 8 yếu tố ảnh hưởng đến động cơ khiến khách hàng sử dụng Internet Banking là: Nhận thức hữu ích; Hiểu biết; Tính tương hợp; Rủi ro; Ảnh hưởng xã hội; Tính linh động; Phong cách; Công việc.

Một phần của tài liệu CÁC yếu tố ẢNH HƯỞNG đến ý ĐỊNH sử DỤNG DỊCH vụ NGÂN HÀNG điện tử tại NGÂN HÀNG TMCP đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI (Trang 38)