CHI NHÁNH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2011-6/2014
Kết quả hoạt động kinh doanh luôn là mục tiêu hàng đầu, có ý nghĩa quan trọng, bởi nó quyết định sự tồn tại và phát triển của bất cứ doanh nghiệp nào. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp luôn phải đề ra chiến lược nhằm có kết quả hoạt động kinh doanh tốt nhất. Trong lĩnh vực ngân hàng cũng không nằm ngoại lệ, việc quản lý và sử dụng đồng vốn huy động như thế nào để đem lại lợi ích cao nhất cho ngân hàng là vấn đề vô cùng quan trọng. Vì vậy, khi xem xét phân tích một vần đề nào đó của ngân hàng thì việc trước tiên cần thực hiện là phải tìm hiểu được tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng đó.
39
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2011-6/2014
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Chênh lệch Chênh lệch Chênh lệch
2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 6T,2013 6T,2014 6T,2014/6T,2013
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền Số tiền Số tiền %
Thu nhập từ lãi 235.926 230.660 185.595 (5.266) (2,23) (45.065) (19,54) 88.049 87.012 (1.037) (1,18)
Thu nhập ngoài lãi 20.509 19.187 52.357 (1.322) (6,45) 33.170 172,88 11.585 27.753 16.168 139,56
1. Thu từ hoạt động dịch vụ 14.547 16.927 24.075 2.380 16,36 7.148 42,23 10.335 13.572 3.237 31,32 2. Thu khác 5.962 2.260 28.282 (3.702) (62,09) 26.022 1151,42 1.250 14.181 12.931 1034,48
Tổng thu nhập 256.435 249.847 237.952 (6.588) (2,57) (11.895) (4,76) 99.634 114.765 15.131 15,19
Chi phí từ lãi 190.709 178.045 123.709 (12.664) (6,64) (54.336) (30,52) 64.921 61.187 (3.734) (5,75)
1. Chi phí trả lãi tiền gửi 102.789 111.809 118.133 9.020 8,78 6.324 5,66 61.859 55.707 (6.152) (9,95) 2. Chi phí trả lãi tiền vay 87.920 66.236 5.576 (21.684) (24,66) (60.660) (91,58) 3.062 5.480 2.418 78,97
Chi phí ngoài lãi 54.570 63.317 80.833 8.747 16,03 17.516 27,66 19.238 19.037 (201) (1,04)
1. Chi phí hoạt động dịch vụ 366 526 997 160 43,72 471 89,54 366 659 293 80,05 2. Chi phí dự phòng rủi ro 25.000 31.914 38.000 6.914 27,66 6.086 19,07 2.000 318 (1.682) (84,10) 3. Chi phí khác 29.204 30.877 41.836 1.673 5,73 10.959 35,49 16.872 18.060 1.188 7,04
Tổng chi phí 245.279 241.362 204.542 (3.917) (1,60) (36.820) (15,26) 84.159 80.224 (3.935) (4,68)
Lợi nhuận trước thuế 11.156 8.485 33.410 (2.671) (23,94) 24.925 293,75 15.475 34.541 19.066 123,21
40
Thu nhập:
Nhìn chung, tổng thu nhập có xu hướng giảm trong giai đoạn 2011-2013 từ 256.435 triệu đồng xuống còn 237.952 triệu đồng, nguyên nhân chính là do thu thập từ lãi giảm. 6 tháng đầu năm 2014, tổng thu nhập cao hơn cùng kỳ 2013 là 15.131 triệu đồng, tương ứng với 15,19%.
Trong hoạt động của ngân hàng thì thu nhập từ lãi vay là nguồn thu chủ yếu. Năm 2011 và 2012, thu nhập từ lãi vay chiếm hơn 90% tổng thu nhập, nhưng kể từ năm 2013, tỉ trọng này giảm xuống chưa đến 80% trong tổng thu nhập. Giống như xu hướng của tổng thu nhập trong giai đoạn 2011-2013, thu nhập từ lãi giảm, đặc biệt giảm mạnh vào năm 2013, giảm 45.065 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng với 19,54%. Tiếp tục 6 tháng đầu năm 2014 vẫn có xu hướng giảm so với cùng kì năm 2013. Nguyên nhân là do ngân hàng thực hiện giảm lãi suất cho vay theo chỉ đạo của thống đốc ngân hàng nhà nước (thông tư 14/2012/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 8/5/2012 áp trần lãi suất cho vay 15% ở các lĩnh vực ưu tiên, việc giảm lãi suất cho vay liên tục diễn ra, đến ngày 18/3/2014 theo thông tư 08/2014/TT-NHNN áp trần lãi suất cho vay ở các lĩnh vực ưu tiên chỉ còn 8%) và việc cạnh tranh lãi suất với các ngân hàng khác trên địa bàn (nhìn chung lãi suất cho vay của BIDV thấp hơn so với các ngân hàng khác) khiến cho thu nhập từ lãi vay giảm.
Ngược lại với thu nhập từ lãi, thu ngoài lãi (thu từ phí dịch vụ ngân hàng, hoạt động thanh toán, kinh doanh ngoại hối…) chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng thu nhập. Tuy thu nhập ngoài lãi có sự giảm nhẹ vào năm 2012 nhưng năm 2013 lại có sự đột phá mạnh mẽ, tăng 172,88% so với năm 2012. Không tăng mạnh như tốc độ của năm 2013 so với năm 2012, nhưng thu nhập ngoài lãi 6 tháng đầu năm 2014 cũng tăng 139,56% so với cùng kỳ năm 2013, góp phần to lớn vào việc giúp tổng thu nhập cải thiện xu hướng giảm trước đó. Thu từ hoạt động dịch vụ vẫn tăng trong suốt giai đoạn 2011-2013 và tiếp tục tăng trong 6 tháng đầu năm 2014, thể hiện được nhu cầu sử dụng dịch vụ tại ngân hàng của khách hàng đang tiếp tục gia tăng, góp phần mang lại một nguồn thu không nhỏ cho ngân hàng. Thu khác tăng vượt bậc với 1151,42% ở năm 2013 so với năm 2012 và 1034,48% ở 6 tháng đầu năm 2014 so với cùng kì năm 2013. Đó là do cơ chế thu nợ ngoại bảng và tăng các khoản dịch vụ do Hội sở cung cấp.
Chi phí:
Việc tối thiểu hóa chi phí luôn là một trong những mục tiêu quan trọng của tất cả các tổ chức. Nhìn chung, tổng chi phí cũng giảm nhẹ vào năm 2012 với 3.917 triệu đồng, tương ứng 1,6% so với năm 2011 và giảm mạnh vào năm
41
2013 với 36.820 triệu đồng, tương ứng 15,26% so với năm 2012, do thị trường kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, ngân hàng phải cắt giảm những chi phí không cần thiết. Tổng chi phí 6 tháng đầu năm 2014 vẫn tiếp tục giảm so với cùng kỳ 2013.
Chi phí từ lãi là phần chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí của ngân hàng. Tuy nhiên việc quản lý chi phí này lại rất khó vì nó phụ thuộc vào nguồn vốn huy động của ngân hàng, lãi suất huy động, lãi suất cho vay trên thị trường... Năm 2011 có thu nhập và chi phí từ lãi cao nhất là vì trong năm 2011 mặt bằng lãi suất còn khá cao, vào ngày 3/3/2011, Ngân hàng Nhà nước ban hành thông tư số 02/2011/TT-NHNN, chính thức áp trần lãi suất huy động 14%/năm. Việc giảm lãi suất liên tục diễn ra từ năm 2011 đến nay (đến ngày 18/3/2014 theo thông tư 07/2014/TT-NHNN áp trần lãi suất huy động chỉ còn 6%) cũng ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng.Chi phí trả lãi bao gồm chi phí trả lãi tiền gửi và chi phí trả lãi tiền vay.
Trong giai đoạn 2011-2013, chi phí trả lãi tiền gửi tăng dần qua các năm. Ngược lại, chi phí trả lãi tiền vay có xu hướng giảm, đặc biệt giảm mạnh vào năm 2013 với 91,58% so với năm 2012. Mặc dù lãi suất giảm nhưng chi phí trả lãi tiền gửi có phần tăng nhẹ, cho thấy được người dân ngày càng tin tưởng vào ngân hàng nên ngày càng có nhiều khách hàng gửi tiết kiệm. Mặt khác, kể từ năm 2012, Ngân hàng Nhà nước đã siết chặt hơn các quy định về hoạt động liên ngân hàng làm giảm được chi phí trả lãi tiền vay, góp phần lớn vào việc giảm chi phí cho ngân hàng. (Thông tư số 21 năm 2012 của Ngân hàng Nhà Nước có hiệu lực từ ngày 1/9/2012, các ngân hàng chỉ được phép cho vay và vay lẫn nhau với thời hạn dưới một năm, không được gửi và nhận tiền gửi của nhau trừ khi tiền gửi để phục vụ cho mục đích thanh toán. Đến đầu năm 2013, Ngân hàng Nhà Nước tiếp tục ban hành Thông tư số 01 sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 21 về các hoạt động trên thị trường liên ngân hàng, siết chặt điều kiện đi vay trên thị trường này. Cụ thể, tại thời điểm đi vay, các ngân hàng không được có khoản nợ quá hạn từ 10 ngày trở lên tại một ngân hàng khác - trừ trường hợp được Thống Đốc cho phép đi vay). Xu hướng của 6 tháng đầu năm 2014 so với cùng kì năm 2013 thì trái ngược với giai đoạn 2011-2013, chi phí trả lãi tiền gửi giảm còn chi phí trả lãi tiền vay tăng. Tuy vốn huy động ở 6 tháng đầu năm 2014 vẫn tăng so với 6 tháng đầu năm 2013 nhưng do lãi suất giảm mạnh khiến cho chi phí trả lãi tiền gửi giảm. Còn chi phí trả lãi tiền vay tăng ở 6 tháng đầu năm 2014 so với cùng kì năm 2013.
Dịch vụ là mảng tốn ít chi phí nhưng mạng lại nhiều thu nhập cho ngân hàng và ít rủi ro. Chi phí hoạt động dịch vụ có xu hướng tăng trong giai đoạn 2011-6/2014, là do ngân hàng có xu hướng đầu tư mở rộng hệ thống. Năm
42
2013, chi phí hoạt động dịch vụ tăng mạnh, chủ yếu là do đầu tư vào hệ thống máy POS (đến cuối năm 2013 là 60 máy, tăng 44 máy so với năm 2011) và trang bị để nâng cao chất lượng hoạt động của các máy ATM (thông tư số 36/2012/TT-NHNN về trang bị, quản lý, vận hành và đảm bảo an toàn hoạt động của máy giao dịch tự động).
Trong giai đoạn 2011-2013, dự phòng rủi ro tăng lên làm tăng chi phí, cho thấy các khoản cho vay có nhiều rủi ro. Kinh tế khó khăn, khách hàng không có khả năng trả nợ, dẫn đến việc ngân hàng không thu được vốn đã cho khách hàng vay nên các khoản cho vay dần chuyển qua nhóm nợ xấu làm cho việc trích lập dự phòng tăng lên. Năm 2012, chi phí dự phòng rủi ro tăng 27,66% so với năm 2011, đó là do nợ xấu tăng mạnh. Đến năm 2013, nợ xấu có phần giảm nhẹ nhưng gần như nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) đều chuyển sang nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) khiến cho việc trích lập dự phòng rủi ro tăng 19,07% so với năm 2012. Đồng thời, ngân hàng đã dần trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo thông tư 02, dẫn đến việc xác định nợ xấu trở nên bất lợi cho ngân hàng. Do đó, NH cần áp dụng các biện pháp làm giảm nợ quá hạn, nợ xấu bằng cách thường xuyên theo dõi nguồn thu, thẩm định kỹ lưỡng hồ sơ vay trước khi giải ngân... 6 tháng đầu năm 2014, chi phí dự phòng rủi ro đã có xu hướng tích cực hơn, giảm 84,1% so với cùng kì năm 2013.
Chi phí khác bao gồm chi phí quảng bá thường hiệu, chi phí phát triển sản phẩm, dịch vụ, chi tiền lương… cũng tăng trong giai đoạn 2011-6/2014.
Lợi nhuận trước thuế:
Đơn vị: triệu đồng
Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp BIDV Cần Thơ
Hình 3.2 Thu nhập, chi phí, lợi nhuận trước thuế của BIDV Cần Thơ từ năm 2011 đến 6/2014 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 2011 2012 2013 6 2013 6 2014 Thu nhập Chi phí Lợi nhuận
43
Từ việc ảnh hưởng của thu nhập và chi phí, năm 2012, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng có sự giảm nhẹ, giảm 2.671 triệu đồng so với năm 2011. Tuy cả thu nhập và chi phí đều giảm nhưng tỉ lệ giảm của thu nhập nhiều hơn tỉ lệ giảm của chi phí nên dẫn đến lợi nhuận giảm. Năm 2012 là năm tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn với việc giảm lãi suất, tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm cùng với chi phí dự phòng rủi ro tăng khiến cho lợi nhuận giảm sút so với năm 2011. Đến năm 2013, lợi nhuận trước thuế đã có sự tăng trưởng trở lại với 33.410 triệu đồng, gấp 4 lần so với năm 2012 (8.485 triệu đồng), do ngân hàng đã kiểm soát được chi phí nên tỉ lệ giảm của chi phí gấp 3 lần tỉ lệ giảm của thu nhập. 6 tháng đầu năm 2014, lợi nhuận càng chuyển biến tích cực hơn do thu nhập tăng và chi phí giảm so với cùng kì năm 2013. Đặc biệt, lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2014 (34.541 triệu đồng) đã vượt qua lợi nhuận trước thuế cuối năm 2013 (33.410 triệu đồng). Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong giai đoạn 2011-6/2014 có sự chuyển biến tốt. Để có được kết quả như trên, trước tiên phải nói đến sự chỉ đạo đúng hướng của Ban Giám đốc, sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ của các phòng ban trong ngân hàng. Tiếp đến là sự trung thành của khách hàng đối với các sản phẩm, dịch vụ của BIDV Cần Thơ.
44
CHƯƠNG 4
THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ