– NHNo&PTNT huyện Hồng Dân phải thường xuyên bám sát hoạt động của các bộ phận về nguồn vốn và sử dụng vốn trong phạm vi Ngân hàng và điều phối hoạt động các bộ phận này với nhau. Khi cán bộ cấp tín dụng dự định cho khách hàng nào đó vay vốn thì cần phải có sự thống nhất với cán bộ quản lý thanh khoản để có sự chuẩn bị trước khi khách hàng khác rút vốn. Ngược lại, khi cán bộ quản lý thanh khoản thấy Ngân hàng thu hút được một lượng vốn lớn thì cần phải đề xuất với cán bộ tín dụng để tiến hành cấp tín dụng cho khách hàng mới, tránh việc dự trữ nguồn tiền quá lớn gây lãng phí.
– Ngân hàng cần phải đánh giá, xác định được các khách hàng có khả năng gửi tiền và vay vốn từ Ngân hàng. Từ đó có thể hoạch định được chiến lược thanh khoản cho Ngân hàng.
– Hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản cần được thực hiện đồng bộ từ Ban lãnh đạo Ngân hàng cho đến cán bộ chịu trách nhiệm quản lý rủi ro thanh khoản. Đồng thời cũng cần kết hợp chặt chẽ với các phòng khác để thu thập xử lý thông tin thật chính xác và đưa ra các phương pháp quản lý thanh khoản thích hợp.
– NHNo&PTNT huyện Hồng Dân cần tạo mối liên hệ chặt chẽ với các ngân hàng các trong cùng khu vực, liên kết chặt chẽ với ngân hàng cấp trên và các ngân hàng khác trong cả nước. Điều này sẽ giúp Ngân hàng có nguồn vay mượn
47
ngắn để giải quyết các nhu cầu thanh khoản đến bất thường, đồng thời tiết kiệm chi phí và an toàn hơn. Bên cạnh đó việc này còn giúp tránh được việc cạnh tranh không lành mạnh đẩy lãi suất tăng cao gây xáo trộn dòng tiền gửi làm ảnh hưởng không chỉ đến nhu cầu thanh khoản của Ngân hàng trong ngắn hạn mà còn gây ảnh hưởng đến toàn hệ thống.
48
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ