Các giải pháp trên đều tồn tại những nhược điểm riêng nhất định như giải pháp quản trị thanh khoản dựa vào tài sản thì sẽ tốn chi phí dự trữ, còn giải pháp dựa vào nguồn vốn thì luôn phải đối mặt với rủi ro phát sinh đặc biệt là rủi ro tín dụng. Do đó, trên thực tế các ngân hàng không thực hiện đơn lẽ một trong hai giải pháp trên mà phối hợp thực hiện cả hai giải pháp trên. Để thực hiện được chiến
46
lược quản trị thanh khoản cân bằng, NHNo&PTNT huyện Hồng Dân cần thực hiện một số giải pháp sau:
– Cần xác lập dự trữ thanh khoản trước cho những nhu cầu thanh khoản có tính chu kỳ, thời vụ, xu hướng có thể dự báo trước được. Cán bộ Ngân hàng cần biết được ở đâu và khi nào thì nhu cầu thanh khoản sẽ xuất hiện và nhu cầu là bao nhiêu. Nguồn dự trữ cho các nhu cầu này là tiền gửi tại các TCTD khác. Ví dụ như dịp lễ, tết thì người dân sẽ có nhu cầu rút tiền để mua sắm, tổ chức tiệc, trang trí nhà cửa; khi NHNN thông báo về việc điều chỉnh giảm lãi suất thì khách hàng sẽ có xu hướng rút các khoản tiền gửi để đầu tư vào lĩnh vực khác sinh lợi cao hơn, Ngân hàng cần rút trước các khoản tiền gửi ở các TCTD khác để phục vụ cho nhu cầu này.
– Các nhu cầu thanh khoản đã được dự phòng trước được hỗ trợ bằng các thỏa thuận trước về hạn mức tín dụng từ những nguồn cấp vốn, đặc biệt là các khách hàng thân thuộc có lượng tiền gửi lớn.
– Các nhu cầu thanh khoản đột xuất, không dự báo trước được thì sẽ được giải quyết bằng lượng tiền mặt tại quỹ, nếu lượng tiền mặt tại quỹ không đủ đáp ứng thì sẽ tiến hành vay mượn ngắn hạn ở các ngân hàng khác.
– Các nhu cầu thanh khoản dài hạn cần được hoạch định trước. Nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản này là các khoản vay ngắn hạn, trung và dài hạn sẽ chuyển hóa thành tiền khi nhu cầu thanh khoản phát sinh.