4.1.2.1 Khái quát tình hình tài sản
Nếu như việc phân tích nguồn vốn của một ngân hàng trong một khoảng thời gian nhất định giúp ta biết được cơ cấu, tỷ trọng và sự biến đổi về quy mô của các loại vốn theo thời gian thì việc phân tích tài sản sẽ cho ta biết kết cấu các khoản mục trong tài sản và việc phân bổ nguồn vốn đó cho các khoản mục có hợp lý hay không, bởi tài sản của một ngân hàng chính là kết quả sử dụng vốn của đó.
26
Tài sản của một ngân hàng bao gồm nhiều khoản mục khác nhau như tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại NHNN, tiền gửi tại các TCTD, tiền cho vay, tài sản cố định (TSCĐ) và các loại tài sản có (TSC) khác,… mỗi khoản mục sẽ có mức đầu tư và mức sinh lợi tương ứng với mức rủi ro khác nhau. Thông qua việc phân tích tài sản của một ngân hàng trong một khoảng thời gian nhất định sẽ giúp nhà quản lý ngân hàng biết được tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, qua đó biết được điểm mạnh, điểm yếu của ngân hàng mình, từ đó đề ra được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn giúp ngân hàng kinh doanh đạt hiệu quả hơn.
Trong giai đoạn từ năm 2011 – 6 tháng đầu năm 2014, tình hình tài sản của NHNo&PTNT huyện Hồng Dân có nhiều biến động. Cụ thể được trình bày qua Bảng 4.2: Tình hình tài sản NHNo&PTNT huyện Hồng Dân giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014.
– Tổng tài sản: Quy mô tổng tài sản của NHNo&PTNT huyện Hồng Dân
không ngừng gia tăng trong giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014. Năm 2011, tổng tài sản của Ngân hàng chỉ ở mức 167.081 triệu đồng, nhưng đến thời điểm cuối tháng sáu năm 2014, con số này đã tăng lên thành 262.619 triệu đồng. Nguyên nhân tổng tài sản tăng nhanh như vậy là do nguồn vốn của Ngân hàng không ngừng được mở rộng trong giai đoạn qua như phần phân tích ở trên.
– Tiền mặt và số dư tại NHNN: đây là khoản mục chủ yếu để phục vụ cho
nhu cầu thanh toán, rút tiền mặt hàng ngày của người dân. Số tiền dự trữ này có thể thay đổi theo từng thời kỳ tùy thuộc vào chiến lược quản lý của ngân hàng. Tiền mặt và số dư tại NHNN là khoản mục tốn nhiều chi phí nhưng không mang lại khả năng sinh lợi cho ngân hàng. Việc dự trữ quá nhiều khoản mục này sẽ tốn nhiều chi phí cơ hội làm giảm lợi nhuận của ngân hàng nhưng mặt khác nếu dự trữ quá ít thì ngân hàng sẽ không đáp ứng được nhu cầu rút tiền đột xuất của khách hàng. Vì thế, vấn đề đặt ra cho nhà quản lý ngân hàng là dự trữ khoản mục này bao nhiêu là thích hợp, vừa đảm bảo nhu cầu thanh toán vừa ít ảnh hưởng đến mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng. Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy tiền mặt và số dư tại NHNN của NHNo&PTNT huyện Hồng Dân có xu hướng tăng nhẹ trong giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014. Năm 2011, tiền mặt và số dư tại NHNN là 4.259 triệu đồng, sang năm 2012, con số này tăng lên thành 5.021 triệu đồng, tăng thêm 762 triệu đồng tương đương với 17,89% so với thời điểm năm 2011. Đến thời điểm cuối tháng 6 năm 2014, khoản mục này của Ngân hàng là 6.196 triệu đồng, tăng thêm 719 triệu đồng tương đương với 13,13% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân tiền mặt và số dư tại NHNN có xu hướng tăng trong thời gian qua là do quy mô vốn huy động trong đó có tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng không ngừng tăng, do đó Ngân hàng cần duy trì một lượng tiền mặt tại quỹ tương đối lớn để đảm bảo nhu cầu rút tiền mặt và thanh toán của khách hàng.
27
Bảng 4.2: Tình hình tài sản của NHNo&PTNT huyện Hồng Dân giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014
Đơn vị tính: triệu đồng
6T: 6 tháng đầu năm.
Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNo&PTNT huyện Hồng Dân.
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2011 2012 2013 6T 2013 6T 2014 2012/2011 2013/2012
6T 2014/ 6T 2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tiền mặt và số dư tại NHNN 4.259 5.021 5.672 5.477 6.196 762 17,89 651 12,97 719 13,13 Dư nợ cho vay 155.278 187.134 221.770 205.562 239.814 31.856 20,52 34.636 18,51 34.252 16,66 TSCĐ + TSC khác 7.544 9627 12.949 8.111 16.609 2.083 27,61 3.322 34,51 8.498 104,77 Tổng tài sản 167.081 201.782 240.391 219.150 262.619 34.701 20,77 38.609 19,13 43.469 19,84
28
– Dư nợ cho vay: đây là khoản mục sinh lời chủ yếu của các ngân hàng
thương mại, là khoản mục biểu hiện kết quả sử dụng vốn của ngân hàng bởi mục tiêu của ngân hàng là kiếm được lợi nhuận trên cơ sở phục vụ nhu cầu tín dụng của người dân. Trong cơ cấu tổng tài sản của NHNo&PTNT huyện Hồng Dân, khoản mục dư nợ cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm trên 90% tổng tài sản). Điều này là do tình hình kinh tế thực tế tại địa phương còn kém phát triển, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, người dân chưa có nhu cầu cao về các dịch vụ của ngân hàng, do đó nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh vẫn là nhu cầu cốt lõi hàng đầu. Nhìn chung trong thời gian qua, khoản mục dư nợ cho vay của Ngân hàng có xu hướng tăng nhưng với tốc độ khá ổn định. Cụ thể, năm 2012, dư nợ cho vay của Ngân hàng đạt mức 187.134 triệu đồng, tăng 31.856 triệu đồng tương đương với 20,52% so với năm 2011. Sang năm 2013, dư nợ cho vay vẫn tiếp tục tăng nhưng tốc độ tăng có phần giảm so với năm 2012, đạt mức 221.770 triệu đồng tăng 34.636 triệu đồng tương đương với 18,51% so với năm 2012. Bước qua 6 tháng đầu năm 2014, con số này đạt mức 239.814 triệu đồng, tăng 34.252 triệu đồng tương đương với 16,66% so với cùng thời điểm năm 2013. Nguyên nhân khoản mục dư nợ cho vay của Ngân hàng có xu hướng tăng nhưng tốc độ giảm lại là do Ngân hàng thực hiện chính sách duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng hợp lý, hạn chế mức tăng trưởng “nóng” để giảm thiểu rủi ro từ khoản mục này, bên cạnh đó Ngân hàng cũng thực hiện những chính sách để tăng cường nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ ngân hàng để giảm bớt phụ thuộc nguồn thu từ hoạt động tín dụng.
– TSCĐ và TSC khác: đây là loại tài sản chiếm một tỷ trọng khá nhỏ trong
cơ cấu tổng tài sản. Loại tài sản này bao gồm: nhà cửa, máy móc, trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu hoạt động thường xuyên của ngân hàng… Nhìn chung, khoản mục này của NHNo&PTNT huyện Hồng Dân có xu hướng tăng, và tốc độ tăng tương đối nhanh trong giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014, nguyên nhân là do đang từng bước hiện đại hóa, nâng cao công nghệ, trang bị thêm máy móc, thiết bị phục vụ tại Ngân hàng.
Tóm lại, tổng tài sản của NHNo&PTNT huyện Hồng Dân trong giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014 không ngừng gia tăng theo chiều hướng tích cực và hợp lý. Sự gia tăng đó chủ yếu là do sự tăng trưởng của dư nợ cho vay, và đó cũng là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng cơ cấu. Các khoản mục khác như tiền mặt và số dư tại NHNN, TSCĐ, TSC khác cũng có sự gia tăng, nhưng lượng tăng không đáng kể do chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong cơ cấu tổng tài sản.
4.1.2.2 Tình hình tín dụng
Tình hình dư nợ:
Trong hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng, có thể nói hoạt động tín dụng là hoạt động sinh lời chủ yếu vì hoạt động này đóng góp đáng kể vào lợi chung của một ngân hàng. Trong hoạt động tín dụng thì chỉ số dư nợ là một chỉ số
29
có ý nghĩa rất quan trọng việc đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng bởi nó liên quan đến mức đầu tư vốn tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, đồng thời chỉ số này còn phản ánh mức độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng qua từng năm. Tình hình dư nợ của NHNo&PTNT huyện Hồng Dân trong giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014 được cụ thể hóa qua Bảng 4.3, bao gồm: dư nợ theo thời hạn tín dụng, dư nợ theo thành phần kinh tế và dư nợ theo ngành kinh tế.
– Dư nợ theo thời hạn tín dụng:
+ Tín dụng ngắn hạn: khoản mục này chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu
dư nợ theo thời hạn của Ngân hàng. Trong những năm qua, Ngân hàng luôn chú trọng đến các chính sách cho vay ngắn hạn bởi cho vay ngắn hạn ít rủi ro, có thời gian quay vòng vốn nhanh dưới một năm, khả năng thu nợ cao, đặt biệt đây còn là do nhu cầu thường xuyên của khách hàng. Qua bảng số liệu, ta thấy dư nợ cho vay ngắn hạn của Ngân hàng tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2011, cho vay ngắn hạn đạt 107.940 triệu đồng, sang năm 2012 và 2013 con số này tăng lên đạt lần lượt là 132.572 triệu đồng và 155.813 triệu đồng. Đến cuối tháng 6 năm 2014, cho vay ngắn hạn của Ngân hàng tiếp tục tăng lên thành 165.847 triệu đồng.
+ Tín dụng trung và dài hạn: khoản mục này luôn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn
cho vay ngắn hạn. Đặc điểm của khoản cho vay này là thời gian quay vòng vốn chậm, ngân hàng không thể thu hồi toàn bộ số vốn trong vòng một năm hoặc chỉ thu hồi một phần vốn, vì thời hạn của khoản cho vay dài nên cũng chứa đựng nhiều rủi ro do dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài như khả năng trả nợ của khách hàng, yếu tố lạm phát, thiên tai, biến động kinh tế, tình hình chính trị thay đổi,… Khoản mục cho vay trung và dài hạn của NHNo&PTNT huyện Hồng Dân trong giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm mặc dù có xu hướng tăng về lượng nhưng tỷ trọng của nó trong tổng dư nợ cho vay ít có sự thay đổi lớn, chiếm tỷ trọng khoảng 30% trong suốt thời gian qua. Ngân hàng luôn duy trì khoản mục này ở mức tương đối thấp hơn so với cho vay ngắn hạn để giảm bớt rủi ro.
– Dư nợ theo thành phần kinh tế:
+ Doanh nghiệp: Dư nợ đối với thành phần doanh nghiệp có tỷ trọng tương
đối nhỏ và có xu hướng tăng qua các năm nhưng với tốc độ tăng trưởng ở mức trung bình. Nguyên nhân là do số lượng doanh nghiệp trên địa bàn còn ít nên nhu cầu vay vốn thấp. Cùng với chính sách khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động tại huyện nhà, chính sách lãi suất của Ngân hàng đã giúp các doanh nghiệp có điều kiện để tiếp cận nguồn vốn kinh doanh và hoạt động tốt hơn, kết quả là dư nợ của thành phần này tăng lên theo từng năm.
30
Bảng 4.3: Tình hình dư nợ của NHNo&PTNT huyện Hồng Dân giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 6T 2013 6T 2014 2012/2011 2013/2012 6T 2014/ 6T 2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Theo thời hạn tín dụng – Ngắn hạn 107.940 132.572 155.813 143.977 165.847 24.632 22,82 23.241 17,53 21.870 15,19 – Trung và dài hạn 47.338 54.562 65.957 61.585 73.967 7.224 15,26 11.395 20,88 12.382 20,11 Theo thành phần kinh tế – Doanh nghiệp 15.638 18.788 22.766 20.512 24.239 3.150 20,14 3.978 21,17 3.727 18,17 – Hộ sản xuất và kinh doanh 114.796 139.907 164.801 153.373 174.161 25.111 21,87 24.894 17,79 20.788 13,55 – Cá nhân 20.962 24.005 28.819 26.534 35.117 3.043 14,52 4.814 20,05 8.583 32,35 – Khác 3.882 4.434 5.384 5143 6.297 552 14,22 950 21,43 1.154 22,44
31
6T: 6 tháng đầu năm.
Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNo&PTNT huyện Hồng Dân.
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2011 2012 2013 6T 2013 6T 2014 2012/2011 2013/2012
6T 2014/ 6T 2013
Số tiền % Số tiền Số tiền % Số tiền
Theo ngành kinh tế – Nông nghiệp 82.837 87.164 100.973 93.913 106.066 4.327 5,22 13.809 15,84 12.153 12,94 – Kinh doanh và dịch vụ 49.849 56.830 54.470 57.523 55.247 6.981 14,00 (2.360) (4,15) (2.276) (3,96) – Tiêu dùng 22.592 43.140 66.327 54.126 78.501 20.548 90,95 23.187 53,75 24.375 45,03 Tổng dư nợ 155.278 187.134 221.770 205.562 239.814 31.856 20,52 34.636 18,51 34.252 16,66
32
+ Hộ sản xuất và kinh doanh: Khác với dư nợ đối với thành phần doanh
nghiệp, dư nợ đối với thành phần hộ sản xuất và kinh doanh tăng trưởng ổn định hơn và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ (chiếm gần 75% trong tổng dư nợ). Năm 2012, dư nợ đối với thành phần này đạt mức 139.907 triệu đồng, cao hơn 25.111 triệu đồng so với năm 2011. Năm 2013, con số này tăng lên đạt mức 164.801 triệu đồng. Qua tháng 6 năm 2014, dư nợ hộ sản xuất và kinh doanh đạt 174.161 triệu đồng, tăng 20.788 triệu đồng tương đương với 13,55% so với cùng thời điểm năm ngoái. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do diện tích của huyện chủ yếu là đất nông nghiệp, người dân sống bằng sản xuất nông nghiệp, tình hình thị trường ổn định nên nhiều hộ nông dân đã đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, mở rộng đầu tư phát triển ngành nghề, sử dụng máy móc thiết bị nhiều hơn, chi phí bỏ ra cao hơn, doanh số cho vay tăng, làm cho dư nợ tăng nhanh. Việc sản xuất được kết quả cao tạo nguồn nguyên liệu dồi dào cho việc kinh doanh. Bên cạnh đó cơ sở hạ tầng nông thôn được cũng được cải thiện, giao thông thuận tiện hơn làm cho tình hình kinh doanh của các hộ kinh doanh có hiệu quả cao hơn, số lượng các họ kinh doanh ngày càng nhiều làm tăng doanh số cho vay khiến tăng dư nợ của thành phần này.
+ Cá nhân: Thành phần kinh tế này chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng dư nợ. Nhìn chung qua các năm, dư nợ thành phần cá nhân tăng liên tục với tốc độ ngày càng cao, đặc biệt qua 6 tháng đầu năm 2014, tốc độ tăng trưởng đã đạt mức 32,35% so với cùng thời điểm năm 2013. Đối tượng cho vay của thành phần này là cán bộ, công nhân viên chức, là những người có thu nhập ổn định, rủi ro khi cho vay thấp và đạt hiệu quả cao nên Ngân hàng tăng cường đầu tư cho vay vào thành phần này dẫn đến dư nợ tăng liên tục trong thời gian qua.
+ Các thành phần kinh tế khác: Dư nợ đối với thành phần kinh tế khác
chiếm tỷ trọng không đáng kể và có chiều hướng tăng nhưng không ảnh hưởng nhiều đến tổng dư nợ. Đối với thành phần này, các món vay thường ít, không thường xuyên, không có tình thời vụ ổn định nên Ngân hàng cũng hạn chế phần nào đối với việc mở rộng quy tín dụng ở các thành phần kinh tế này.
– Dư nợ theo ngành kinh tế:
+ Nông nghiệp: Ngành này chiếm tỷ trọng cao nhất cao nhất trong tổng dư
nợ với hơn tỷ trọng 45%. Đây là điều hiển nhiên vì nền kinh tế tại địa phương chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Nhìn chung dư nợ đối với ngành nông nghiệp có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2012 đạt dư nợ ngắn hạn là 87.164 triệu đồng, tăng 4.327 triệu đồng tương ứng tăng 5,22% so với năm 2011. Đến năm 2013 dư nợ đạt là 100.973 triệu đồng, tăng 13.809 triệu đồng tương ứng tăng 15,84% so với năm 2012. Đến cuối tháng 6 năm 2014, dư nợ đạt 106.066 triệu đồng, tăng 12.153 triệu đồng tương ứng tăng 12,94% so với cuối tháng 6 năm 2013. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến dư nợ của ngành này tăng là do người dân đẩy mạnh đầu tư cho sản xuất như sản xuất lúa chất lượng cao, rau màu an toàn và nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi mới, dẫn đến nhu cầu vốn của người dân
33
tăng cao. Có đầu ra cho sản phẩm, bán được giá cao, người dân có kinh nghiệm hơn trong việc chăm sóc vật nuôi nên đạt kết quả khá tốt. Nối tiếp những thành công đó nhiều hộ sản xuất tăng số lượng vật nuôi lên kéo theo chi phí tăng lên từ đó nhu cầu vay vốn tăng. Diện tích và chất lượng thu nhập trong lĩnh vực này của