Đánh giá tình hình thanh khoản tại Ngân hàng bằng phương pháp

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro thanh khoản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hồng dân, bạc liêu (Trang 46)

pháp phân tích các chỉ số tài chính

Bảng 4.5: Các chỉ tiêu đánh giá tình hình thanh khoản tại NHNo&PTNT huyện Hồng Dân giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị tính: triệu đồng

6T: 6 tháng đầu năm.

Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNo&PTNT huyện Hồng Dân.

Khoản mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T 2013 6T 2014

Tiền mặt + Tiền

gửi tại các TCTD 4.259 5.021 5.672 5.477 6.196

Dư nợ cho vay 155.278 187.134 221.770 205.562 239.814

Tổng tài sản 167.081 201.782 240.391 219.150 262.619 Tiền gửi thanh toán 21.451 28.894 36.171 31.958 44.389 Tổng số tiền gửi 98.356 122.069 155.174 137.157 176.215 – Trạng thái ngân quỹ (%) 2,55 2,49 2,34 2,50 2,36 – Tín dụng/Tổng tài sản (%) 92,94 92,74 92,25 93,80 91,32 – Cấu trúc tiền gửi (%) 21,81 23,67 23,31 23,30 25,19 – Tín dụng/Tổng số tiền gửi (%) 157,87 153,30 142,92 149,87 136,09

37

4.2.1.1 Trạng thái ngân quỹ

Trạng thái ngân quỹ hay còn gọi là chỉ số trạng thái tiền mặt. Đây là chỉ số đánh giá tỷ trọng tài sản có tính thanh khoản cao nhất và nhanh nhất. Chỉ số này càng cao chứng tỏ khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản của ngân hàng càng tốt nhưng cũng làm tăng chi phí cơ hội, từ đó làm giảm lợi nhuận của.

Nhìn chung, trạng thái ngân quỹ của NHNo&PTNT huyện Hồng Dân có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014. Năm 2011, trạng thái ngân quỹ của Ngân hàng là 2,55%, sang các năm tiếp theo, con số này giảm xuống còn 2,49% năm 2012, 2,34% năm 2013. Đến thời điểm cuối tháng 6 năm 2014, trạng thái ngân quỹ của Ngân hàng ở mức 2,36%. Mặc dù Ngân hàng dự trữ tiền mặt tại quỹ có xu hướng tăng trong thời gian qua, nhưng tốc độ tăng của nó vẫn thấp hơn quy mô tăng trưởng của tổng tài sản. Ngân hàng đã tận dụng tốt nguồn tiền mặt để kinh doanh, giảm chi phí cơ hội, tăng lợi nhuận nhưng đồng thời vẫn đáp ứng đủ nhu cầu rút tiền mặt của người dân.

4.2.1.2 Tín dụng trên tổng tài sản

Trái với chỉ số trạng thái ngân quỹ, tỷ trọng tín dụng trên tổng tài sản cho biết tỷ lệ ngân hàng phân bổ tỷ lệ tài sản vào loại tài sản có tính thanh khoản thấp nhất. Tỷ trọng này càng cao ảnh hưởng khả năng thanh khoản của ngân hàng nhưng đồng thời sẽ làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy tỷ trọng tín dụng trên tổng tài sản của NHNo&PTNT huyện Hồng Dân chiếm một tỷ trọng rất cao, trên 90% trong suốt khoảng thời gian từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014. Qua đó cho thấy hoạt động tín dụng luôn là hoạt động chủ yếu mang lại nguồn thu nhập cho Ngân hàng bởi nguồn vốn chủ yếu phân phối cho khoản mục này. Hoạt động tín dụng mang về lợi nhuận lớn cho Ngân hàng nhưng cũng đồng nghĩa với việc mang nhiều rủi ro tiềm ẩn. Nắm được tình hình đó, kể từ năm 2011 cho đến nay, Ban lãnh đạo Ngân hàng đã nỗ lực thực hiện các chính sách để gia tăng tỷ trọng của các hoạt động đầu tư khác như dịch vụ ngân hàng, làm giảm tỷ trọng tín dụng trên tổng tài sản xuống đồng thời cũng làm hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng. Năm 2011, tỷ trọng tín dụng trên tổng tài sản của Ngân hàng là 92,94%, đến tháng 6 năm 2014, tỷ trọng này giảm xuống còn 91,32%. Đây là một dấu hiệu tích cực nhưng sự thay đổi này còn tương đối chậm, do đó trong tương lai Ngân hàng cần có những chính sách để phân phối nguồn vốn vào những hoạt động ngoài tín dụng khác để phân tán rủi ro nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu lợi nhuận của Ngân hàng.

4.2.1.3 Cấu trúc tiền gửi

Chỉ số này phản ánh tính ổn định nguồn cung thanh khoản, tỷ lệ này càng thấp chứng tỏ khả năng thanh khoản của ngân hàng càng tốt.

Qua bảng số liệu, ta thấy chỉ số cấu trúc tiền gửi của NHNo&PTNT huyện Hồng Dân có xu hướng tăng trong gai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014. Cụ thể vào năm 2011, chỉ số cấu trúc tiền gửi của Ngân hàng là 21,81%. Sang năm 2012,

38

con số này tăng lên thành 23,67%. Năm 2013, cấu trúc tiền gửi của Ngân hàng là 23,31%, con số này tuy giảm nhưng lượng giảm không đáng kể. Đến cuối tháng 6 năm 2014, chỉ số cấu trúc tiền gửi của Ngân hàng là 25,19%. Nguyên nhân con số này có xu hướng tăng trong thời gian vừa qua là do tỷ trọng tiền gửi thanh toán gia tăng trong cơ cấu tổng số tiền gửi, điều này là do nhu cầu gửi tiền của các cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn để phục vụ nhu cầu thanh toán hàng ngày. Mặc dù chỉ số cấu trúc tiền gửi của NHNo&PTNT huyện Hồng Dân có xu hướng tăng trong giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014, nhưng lượng tăng là không đáng kể và con số này vẫn ở mức tương đối thấp. Qua đó cho thấy, chỉ tiêu cấu trúc tiền gửi của NHNo&PTNT huyện Hồng Dân vẫn nằm ở giới hạn an toàn và trong tầm kiểm soát được của Ngân hàng.

4.2.1.4 Tín dụng trên tổng số tiền gửi

Chỉ số tín dụng trên tổng số tiền gửi cũng là một trong những chỉ số hiệu quả để đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản tạm thời của ngân hàng. Chỉ số này thể hiện tỷ lệ cấp tín dụng của ngân hàng so với lượng vốn huy động được. Chỉ số này cho biết mức độ sử dụng nguồn tiền huy động được để cho vay. Chỉ số này càng cao nghĩa là tính thanh khoản của ngân hàng càng giảm và sẽ đặt biệt nguy hiểm khi ngân hàng tập trung nhiều vào cho vay trung và dài hạn.

Nhìn chung, ta thấy chỉ số tín dụng trên tổng số tiền gửi của NHNo&PTNT huyện Hồng Dân ở mức khá cao trong giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014. Vào năm 2011, chỉ số tín dụng trên tổng tài sản của Ngân hàng là 157,87%, con số này có ý nghĩa là cứ 1 đồng tiền gửi, Ngân hàng sẽ cho vay 1,58 đồng. Con số này khá cao là do tình hình kinh tế tại địa phương còn nhiều khó khăn, lượng vốn huy động được chưa đủ đáp ứng nhu cầu vay vốn cao của người dân, vì thế hàng năm Ngân hàng vẫn phải sử dụng một lượng lớn vốn từ ngân hàng cấp trên thông qua hoạt động vốn điều chuyển. Nhưng trong thời gian gần đây, chỉ số này của Ngân hàng đang có xu hướng giảm theo chiều hướng tích cực. Năm 2012, chỉ số tín dụng trên tổng tài sản của Ngân hàng là 153,30%. Năm 2013, con số này giảm xuống còn 142,92%. Đến cuối tháng 6 năm 2014, con số này tiếp tục giảm xuống còn 136,09%. Đây là một tín hiệu khả quan của Ngân hàng, điều đó cũng đồng nghĩa với việc khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản hiện thời ngày càng cao. Để có được điều này chính là nhờ Ngân hàng đã thực hiện tốt công tác huy động vốn, việc huy động vốn được thực hiện tới tận cùng các xã, ấp. Lượng vốn huy động được ngày càng dồi dào và dần đáp ứng được nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh của người dân, điều đó cũng giúp Ngân hàng bớt phải phụ thuộc vào lượng vốn điều chuyển có chi phí cao từ ngân hàng cấp trên. Trong tương lai, Ngân hàng cần phát huy tốt công tác huy động vốn, tăng cường huy động những nguồn vốn nhàn rỗi tuy nhỏ nhưng có giá rẻ, phấn đấu để lượng vốn huy động được đủ đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng, cũng đồng nghĩa với việc Ngân hàng nâng cao tính thanh khoản của mình.

39

Tóm lại, thông qua việc phân tích các chỉ số tài chính để đo lường rủi ro thanh khoản của NHNo&PTNT huyện Hồng Dân trong giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014 so với tình hình kinh tế thực tế tại địa phương cho thấy tình hình thanh khoản tại Ngân hàng tương đối đạt yêu cầu và có chiều hướng thay đổi tích cực. Trong tương lai sắp tới khi tình hình kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu thanh toán hàng ngày của người dân ngày càng tăng cao, Ngân hàng nên gia tăng lượng tiền mặt tại quỹ để đáp ứng nhu cầu đó. Bên cạnh đó, Ngân hàng cần thực hiện tốt hơn nữa việc phân phối nguồn vốn vào các hoạt động kinh doanh ngoài tín dụng để giảm bớt rủi ro cho Ngân hàng.

4.2.2 Đánh giá tình hình thanh khoản tại Ngân hàng bằng phương pháp phân tích cung – cầu thanh khoản pháp phân tích cung – cầu thanh khoản

Đánh giá tình hình thanh khoản bằng phương pháp phân tích cung – cầu thanh khoản là dựa vào tình hình tổng nguồn cung và tổng nhu cầu thanh khoản. Tại một thời điểm bất kỳ, trạng thái thanh khoản được tính bằng giá trị chênh lệch giữa tổng nguồn cung va tổng nhu cầu thanh khoản. Từ đó ngân hàng có những điều chuyển vốn thích hợp tương ứng với mỗi trạng thái thanh khoản nhằm cân đối giữa mức lợi nhuận và rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Để đánh giá tình hình thanh khoản của NHNo&PTNT huyện Hồng Dân giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014, ta xem xét cụ thể qua bảng số liệu sau:

40

Bảng 4.6: Trạng thái thanh khoản NHNo&PTNT huyện Hồng Dân giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị tính: triệu đồng

6T: 6 tháng đầu năm.

Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNo&PTNT huyện Hồng Dân.

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 6T 2013 6T 2014 2012/2011 2013/2012 6T 2014/6T 2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Cung thanh khoản 253.003 310.734 380.097 286.938 346.320 57.731 22,82 69.363 22,32 59.382 20,70

– Nhận tiền gửi 98.356 122.069 155.174 137.157 176.215 23.713 24,11 33.105 27,12 39.058 28,48

– Tín dụng thu về 83.972 105.881 135.067 65.337 80.829 21.909 26,09 29.186 27,56 15.492 23,71

– Vốn điều chuyển 68.725 79.713 85.217 81.993 86.404 10.988 15,99 5.504 6,90 4.411 5,38

– Thu nhập 1.950 3.071 4.639 2.451 2.872 1.121 57,49 1.568 51,06 421 17,18

Cầu thanh khoản 211.829 259.815 331.108 224.637 279.844 47.986 22,65 71.293 27,44 55.207 24,58

– Trả tiền gửi 101.592 119.367 158.228 139.120 178.903 17.775 17,50 38.861 32,56 39.783 28,60

– Cấp tín dụng 108.648 137.737 169.703 83.765 98.873 29.089 26,77 31.966 23,21 15.108 18,04

– Chi phí 1.589 2.711 3.177 1.752 2.068 1.122 70,61 466 17,19 316 18,04

Trạng thái

41 Cung thanh khoản

Qua bảng số liệu trên, ta thấy tổng nguồn cung thanh khoản của NHNo&PTNT huyện Hồng Dân giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014 không ngừng tăng lên. Nguồn cung thanh khoản của Ngân hàng bao gồm: nhận tiền gửi, các khoản tín dụng thu về, vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên, thu nhập từ hoạt động kinh doanh dịch vụ của Ngân hàng. Năm 2011, cung thanh khoản của Ngân hàng là 253.003 triệu đồng, con số này tăng dần qua các năm: năm 2012 – 310.734 triệu đồng, năm 2013 – 380.097 triệu đồng. Đến thời điểm cuối tháng 6 năm 2014, cung thanh khoản của Ngân hàng là 346.320 triệu đồng, tăng 59.382 triệu đồng tương đương với 20,70% so với cùng thời điểm năm ngoái. Nguồn cung thanh khoản của Ngân hàng chủ yếu tăng là do hoạt động nhận tiền gửi của khách hàng và các khoản tín dụng thu về trong năm, 2 khoản mục này cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn cung thanh khoản của Ngân hàng. Hoạt động nhận tiền gửi tăng mạnh qua các năm là do sự tăng nhu cầu gửi tiền của người dân bao gồm cả tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và tiền gửi thanh toán phục vụ cho nhu cầu chi trả hàng ngày. Bên cạnh đó, công tác thu nợ của Ngân hàng cũng thực hiện tốt hơn, doanh số thu nợ năm sau luôn cao hơn năm trước đó là nhờ chính sách thu nợ hợp lý của Ngân hàng trong thời gian qua. Ngoài ra, cung thanh khoản còn đến từ vốn điều chuyển của ngân hàng cấp trên, do NHNo&PTNT huyện Hồng Dân là ngân hàng chi nhánh cấp III nên hàng năm vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn điều chuyển này. Nguồn thu nhập từ hoạt động kinh doanh dịch vụ của ngân Ngân hàng cũng đóng góp vào nguồn cung thanh khoản, nhưng tỷ trọng của hoạt động này còn tương đối nhỏ và ít có ảnh hưởng đến tổng cung thanh khoản của Ngân hàng.

Cầu thanh khoản

Bên cạnh sự tăng lên của nguồn cung thanh khoản là sự tăng lên của nhu cầu thanh khoản. Giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014, tổng nhu cầu thanh khoản của NHNo&PTNT huyện Hồng Dân cũng tăng lên đáng kể qua từng năm. Cụ thể, năm 2011, tổng cầu thanh khoản của Ngân hàng là 211.829 triệu đồng. Năm 2012, cầu thanh khoản tăng thêm 47.986 triệu đồng tương đương với 22,65% so với năm 2011. Sang năm 2013, con số này tiếp tục tăng thêm 71.293 triệu đồng tương đương với 27,44% so với năm 2012, đạt mức 331.108 triệu đồng. Đến cuối tháng 6 năm 2014, tổng cầu thanh khoản của Ngân hàng là 279.844 triệu đồng, tăng nhiều hơn 55.207 tương đương với 24,58% so với thời điểm cuối tháng 6 năm 2013. Nhu cầu thanh khoản của Ngân hàng bao gồm: trả tiền gửi của khách hàng, hoạt động cấp tín dụng và chi phí cho hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng. Trong số đó, trả tiền gửi và cấp tín dụng chiểm tỷ trọng lớn và là khoản mục chủ yếu làm tăng lên lên tổng nhu cầu thanh khoản của ngân hàng. Song song với việc gửi tiền hàng năm của khách hàng tăng mạnh thì việc rút tiền hàng năm cũng tăng với một tốc độ khá tương đồng. Hoạt động cấp tín dụng tăng trưởng với tốc độ khá hợp lý là do sự tăng trưởng dồi dào của nguồn

42

vốn đặc biệt là nguồn vốn huy động, Ngân hàng có điều kiện để đáp ứng nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh cao của khách hàng. Ngoài ra, chi phí từ hoạt động kinh doanh dịch vụ của ngân hàng cũng đóng góp vào lượng tăng của tổng nhu cầu thanh khoản qua các năm nhưng khoản mục này chiếm một tỷ trọng không đáng kể và ít có ảnh hưởng đến tổng nhu cầu thanh khoản của Ngân hàng.

Trạng thái thanh khoản

Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNo&PTNT huyện Hồng Dân.

Hình 4.2 Biểu đồ trạng thái thanh khoản của NHNo&PTNT huyện Hồng Dân giai đoạn 2011 – 2013

Nhìn chung, trạng thái thanh khoản của NHNo&PTNT huyện Hồng Dân trong giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014 luôn ở mức thặng dư tương đối cao. Cụ thể qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy, vào năm năm 2011, trạng thái thanh khoản của Ngân hàng thặng dư 41.174 triệu đồng. Năm 2012, trạng thái thanh khoản của Ngân hàng tăng lên đạt mức 50.919 triệu đồng, con số này tăng hơn 9.745 triệu đồng tương đương với 23,67% so với năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2012, ảnh hưởng của nền kinh tế Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn, lạm phát được kiềm chế ở mức từ ngưỡng 20% xuống còn dưới 7%, lãi suất tiền gửi của các ngân hàng nói chung có nhiều biến động mạnh, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý khách hàng, khách hàng cũng có nhu cầu rút tiền mặt cao hơn để đầu tư vào lĩnh vực khác sinh lời nhiều hơn. Điều này là làm Ngân hàng dự trữ thanh khoản ở mức tương đối cao so với năm 2011 để đảm bảo nhu cầu rút tiền thường xuyên của khách hàng. Sang năm 2013, trạng thái thanh khoản của Ngân hàng ở mức thặng dư 48.989 triệu đồng, con số này tuy có giảm hơn so với năm 2012 nhưng lượng giảm không đáng kể và vẫn nằm trong mức Ngân hàng có thể giải quyết tốt nhu cầu thanh khoản của khách hàng. Đến thời điểm cuối tháng 6

0.000 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

253.003 310.734 380.097 211.829 259.815 331.108 41.174 50.919 48.989 Triệu đồng

43

năm 2014, trạng thái thanh khoản ở mức thặng dư 66.476 triệu đồng, tăng 4.175 triệu đồng tương đương với 6,70% so với cùng thời điểm năm ngoái. Con số này thặng dư ở mức khá cao là do nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro thanh khoản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hồng dân, bạc liêu (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)