Vai trò đa dạng hóa cách diễn đạt trong văn bản

Một phần của tài liệu Câu dưới bậc trong truyện ngắn nam cao (Trang 79)

6. Cấu trúc của luận văn

3.5. Vai trò đa dạng hóa cách diễn đạt trong văn bản

Câu dưới bậc xét về phương diện cấu tạo ngữ pháp có nhiều loại khác nhau, trong mỗi loại lại bao gồm nhiều loại nhỏ với 3 hướng liên kết. Điều này đã tạo nên sự đa dạng cho câu dưới bậc. Qua thống kê, chúng tôi nhận thấy rằng trong truyện ngắn Nam Cao, câu dưới bậc có tính vị ngữ tự thân chiếm số lượng nhiều nhất, bao gồm 483 câu, chiếm tỉ lệ 97,6% (483/495). Câu dưới bậc có tính vị ngữ lâm thời chỉ có 12 câu, chiếm tỉ lệ 2,4% (12/495). Có 441 câu dưới bậc liên kết hướng lùi, chiếm tỉ lệ 89,1% trong tổng số câu dưới bậc (441/495), có 22 câu dưới bậc hướng tới, chiếm tỉ lệ 4,4% (22/495) và có 32 câu dưới bậc hai hướng, chiếm tỉ lệ 6,5% (32/495). Điều này đã được chúng tôi thể hiện qua các bảng ở chương trước. Chính vì những lí do trên mà câu dưới bậc đã tạo sự đa dạng hóa cách diễn đạt trong văn bản. Xin phân tích một số ví dụ sau:

Ví dụ:

(59) “ Hắn làm cái ông gì ở cái làng này? Không vây cánh, không họ hàng thân thích; anh em không có, đến bố mẹ cũng không… Ờ, thế mà cũng dám độc lực chọi nhau với lý trưởng, chánh tổng, bá hộ tiên chỉ làng Vũ Đại. Chánh hội đồng kỳ hào, huyện hào, Bắc kỳ nhân dân đại biểu, khét tiếng đến cả trong làng huyện. Thử hỏi có mặt nào trong cái hơn hai nghìn suất đinh này làm được thế?” [10,16]

Trong ví dụ (59) các câu dưới bậc ẩn chủ ngữ được sử dụng khá nhiều như Không vây cánh, không họ hàng thân thích; anh em không có, đến bố mẹ cũng không; Ờ, thế mà cũng dám độc lực chọi nhau với lý trưởng, chánh tổng, bá hộ tiên chỉ làng Vũ Đại đã làm cho cách diễn đạt về Chí Phèo thêm rõ ràng, phong phú.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 73

Hay:

(60) “ Anh này lại say khướt rồi!

Hắn xông lại gần, đảo ngược mắt, giơ cái tay lên nửa chừng:

Bẩm không ạ, bẩm thật là không say. Con đến xin cụ cho con đi ở tù mà nếu không được thì… thì… thưa cụ…” [10,25]

Câu dưới bậc Bẩm không ạ, bẩm thật là không say trong ví dụ (60) là một câu dưới bậc ẩn chủ ngữ với tính chất là thưa gửi và trả lời, biện minh cho câu khẳng định của cụ bá Kiến ở trên. Điều này thể hiện sự đa dạng hóa cách diễn đạt trong truyện ngắn này.

Một ví dụ khác:

(61) “Ninh cõng Đật ra tận đường đứng xem, từ hôm ấy thầy lại càng khỏe đi. Đi suốt ngày suốt đêm. Mưa rét thế này, chả biết thầy đi làm gì cho khổ? Chả biết có được ăn gì hay không? Hay là nhịn đói luôn ba bốn ngày?...” [10,184]

Ở ví dụ (61) các câu dưới bậc được sử dụng trong bài là câu dưới bậc ẩn chủ với 2 kiểu câu khác nhau. Đó là: Đi sướt ngày suốt đêm là câu kể còn 2 câu

Chả biết có được ăn gì hay không? Hay là nhịn đói luôn ba bốn ngày? là câu hỏi.

Hay ví dụ:

(62) “ Trong khi ấy, thằng người kêu rối rít:

- Chúng mày ơi! Chúng mày ơi! Tao úp được con chó rồi.

Lũ trẻ con đang nghịch đất, quăng cả những cái bẹ mèo chuối đi, xô đẩy nhau ngã kêu chí choé, và vừa chạy về vừa reo lên:

- Chúng mày ơi! Chúng mày ơi! Thầy úp được con chó rồi! … a ha.” Trong ví dụ (62) các câu dưới bậc Chúng mày ơi! Chúng mày ơi! Lại được sử dụng dưới dạng câu cảm thán với mục đích gọi người tới. Điều này đã thể hiện rõ vai trò của câu dưới bậc trong đa dạng hóa cách diễn đạt trong truyện ngắn của Nam Cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 74

Một phần của tài liệu Câu dưới bậc trong truyện ngắn nam cao (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)