Vai trò thể hiện tính cách của nhân vật

Một phần của tài liệu Câu dưới bậc trong truyện ngắn nam cao (Trang 59)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2. Vai trò thể hiện tính cách của nhân vật

Các truyện ngắn của Nam Cao đã dựng lên một bức tranh chân thực về nông thôn Việt Nam trước 1945 nghèo đói, xơ xác trên con đường phá sản, bần cùng, hết sức thê thảm. Ông đặc biệt tập trung viết về đề tài người nông dân. Họ là những con người càng hiền lành, càng nhẫn nhục thì càng bị chà đạp, hắt hủi, bất công, lăng nhục tàn nhẫn; họ bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa. Nhưng Nam Cao không hề bôi nhọ người nông dân, mà trái lại, đã đi sâu vào nội tâm nhân vật để khẳng định nhân phẩm và bản chất lương thiện ngay cả khi bị vùi dập, cướp mất cả nhân hình, nhân tính của người nông dân. Mỗi truyện ngắn lại được nhà văn viết về các nhân vật khác nhau với những tính cách được miêu tả sinh động khác nhau. Có thể thấy trong 41 truyện ngắn, bao nhiêu nhân vật xuất hiện là từng ấy cách miêu tả, từng ấy cách thể hiện. Cách khai thác nội tâm nhân vật được người đọc nhận ra không chỉ qua ngòi bút độc đáo của tác giả trong việc lựa chọn những ngôn từ cụ thể mà trong truyện ngắn Nam Cao, đó còn là cách sử dụng câu dưới bậc. Đọc những truyện ngắn này ta có thể thấy rất rõ truyện nào cũng đều ít nhiều sử dụng câu dưới bậc trong việc miêu tả tính cách nhân vật. Qua việc khảo sát 41 truyện trong tập Nam Cao truyện ngắn tuyển chọn, chúng tôi thu thập được 495 câu dưới bậc. Có truyện Nam Cao sử dụng đến 64 câu dưới bậc (như trong truyện Chí Phèo), nhưng có truyện lại không có câu dưới bậc nào (như trong truyện Những cánh hoa tàn) hay cũng có truyện Nam Cao chỉ sử dụng 1 câu dưới bậc (như trong truyện

Truyện tình). Từ đó, ta cũng có thể thấy được sự tài tình của Nam Cao trong việc sử dụng linh hoạt câu dưới bậc phù hợp với dung lượng của truyện và thể hiện ý đồ của mình trong miêu tả tính cách nhân vật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 53

Ví dụ:

a. Tính cách thiện lƣơng

(8) “Người cha khốn nạn nhìn đứa con chòng chọc, thở dài. Một giọt lệ từ từ lăn xuống chiếu.

- Thầy bảo gì con ạ?

- Lúc nãy mẹ con mày ăn cám phải không? Gái cười gượng đáp:

- Ăn chè đấy chứ.” [10,,9]

Trong ví dụ (8), qua câu dưới bậc Ăn chè đấy chứ, ta thấy được cô con gái trong truyện là một người hiền lành, ngoan ngoãn, hiếu thuận. Em thà rằng nói dối còn hơn là để bố biết được rằng bữa đó mẹ, các em và mình phải ăn cám. Em sợ rằng khi bố biết được sẽ lo lắng, trách mắng và buồn. Vì thế, em đã nói dối dù biết rằng mình không nên làm thế.

Hay:

(9) “ Chúng tôi ngồi trong nhà hát không quá mười lăm phút. Trống không biết đánh. Hạt dưa không biết cắn. Cốt-nhác không biết uống. Mà bọn cô đầu thì ác quá.” [10,280]

Ở ví dụ (9) nhờ có các câu dưới bậc Trống không biết đánh, Hạt dưa không biết cắn. Cốt-nhác không biết uống mà ta có thể biết được họ là những người thật thà, lương thiện, chưa bao giờ biết đến thú vui của những người có tiền, đó là xem hát cô đầu.

Hay ví dụ:

(10) “ Có như vậy thật, Hài thật là một người vệ sinh. Hắn ăn có chừng thôi, và chỉ ăn rau. Rau đã lành lại rẻ. Không bao giờ uống rượu. Chỉ uống toàn nước lã.” [10,295]

Ở trong ví dụ (10), thông qua hai câu dưới bậc là: Không bao giờ uống rượu Chỉ toàn uống nước lã ta thấy được rằng nhân vật Hài là một người hiền lành, tiết kiệm và đúng mực.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 54

Một ví dụ khác:

(11) “ Mỗi lần phải đi qua chỗ buồng thầy, Hồng nín thở, kiễng chân, cố cho không có một mảy may tiếng động. Chỉ cần có thế.” [10,329]

Trong ví dụ (11) câu Chỉ cần có thế cho ta biết nhân vật Hồng là một bé gái ngoan ngoãn, hiền lành, nhút nhát và sợ bố.

b. Tính cách yêu thƣơng, chăm lo cho con cái

(12) “Ý thằng con lão, thì nó muốn bán vườn, cố lo cho bằng được. Nhưng lão không cho bán. Ai lại bán vườn mà đi lấy vợ? Vả lại bán vườn đi, thì cưới vợ về, ở đâu?” [10,86]

Ở trong ví dụ (12) câu dưới bậc ẩn chủ ngữ Vả lại bán vườn đi, thì cưới vợ về, ở đâu? đã thể hiện tấm lòng thương con của lão Hạc. Đó là một tấm lòng yêu thương hết mực của một người cha đối với con cái. Lão lo lắng cho cuộc sống của con sẽ ra sao nếu bán mảnh vườn đó đi. Chính vì thế lão đã không cho bán như đã nói ở câu trước.

Một ví dụ khác:

(13) “Quay ra vẫn còn thấy con nằm phục đấy, mắt lờ đờ như chết lả, chị Chuột chép miệng:

- Thôi đây! Chín chả chín thì đừng, bắc mẹ nó ra cho chúng mày ăn không có chúng mày làm tội cũng chết. Chốc lại nheo nhéo, chốc lại nheo nhéo…” [10,5]

Ở trong ví dụ (13) qua các câu dưới bậc Chín chả chín thì đừng, bắc mẹ nó ra cho chúng mày ăn không có chúng mày làm tội cũng chết; Chốc lại nheo nhéo, chốc lại nheo nhéo… ta thấy chị Chuột là một người mẹ hiền lành, chân chất và rất thương con. Dù đồ ăn có chưa chín thì chị vẫn lấy ra cho các con ăn vì chị không muốn các con mình bị đói.

Hay ví dụ:

(14) “ Lão ngắt lại một phút, rồi tặc lưỡi:

- Thôi thì bán phắt đi! Đỡ được đồng nào, hay đồng ấy. Bây giờ tiêu một xu cũng là tiêu vào tiền của cháu. Tiêu lắm chỉ chết nó. Tôi bây giờ có làm gì được đâu?” [10,89]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 55

Trong ví dụ (14), ta có thể thấy được tình yêu thương con của lão Hạc rất sâu sắc. Lão thà bán con chó mà mình coi trọng hơn là tiêu đến số tiền dành dụm cho con trai. Điều đó được Nam Cao thể hiện rõ nét trong những câu dưới bậc Thôi thì bán phắt đi; Đỡ được đồng nào, hay đồng ấy; Bây giờ tiêu một xu cũng là tiêu vào tiền của cháu Tiêu lắm chỉ chết nó.

Ví dụ:

(15) “Vợ tôi lại bĩu môi ra, nghiêng nghiêng cái mặt:

- Hừ! Coi thế mà buồn!... Có đến đời sang tiểu sành thì hết nợ! Tôi dịu dàng:

- Trả mãi cũng phải hết. Đừng lo.

Ấy là nói thế, chứ tôi lo làm sao dược. Tôi chỉ mặc. Không có tiền thì con đói. Tôi đói đã quen đi rồi.

- Được, được. Mình mặc tôi.

- Chỉ được cái nói thì ra bộ lắm!” [10,281]

Đoạn hội thoại trong ví dụ (15) là cuộc nói chuyện của một cặp vợ chồng về chuyện trả nợ. Qua câu dưới bậc Không có tiền thì con đói ta thấy được tấm lòng của chị vợ đối với các con. Dù bản thân cả hai vợ chồng đang cố gắng làm việc để trả nợ và có thể phải nhịn đói nhưng chị vẫn cố gắng cho các con có cái ăn, cái mặc. Đức tính hy sinh, hết lòng vì con cái là đức tính cao đẹp và đặc trưng của người phụ nữ Việt Nam.

c. Tính cách nhu nhƣợc, luồn cúi, nhẫn nhịn để giải quyết mọi việc

Ví dụ:

(16) “Ăn hoang, phá hại. Ăn uống thế, có khác gì ăn thịt con không, hở trời? Thị nghẹn ngào cả cổ. Thị muốn gào thật lớn. Nhưng còn vướng mấy người bạn đấy. Thôi, cũng đành cắn răng.” [10,120-121]

Đoạn văn trong ví dụ (16) là những suy nghĩ của người vợ khi thấy chồng giết chó để ăn nhậu với bạn. Chị rất tức giận nhưng phải nhẫn nhịn để không bị bẽ mặt trước bạn bè của chồng và cũng vì những đứa con.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 56

Hay:

(17) “Bịch lấy làm khó nghĩ. Trốn cũng rầy mà không trốn cũng rầy. Trốn thì đêm hôm nhà cửa để cho ai? Khổ một nỗi ai cũng tưởng hắn nhiều tiền lắm. Mà không trốn thì chắc là bị bắt; lại vài chục đồng bạc chuộc. Đằng nào cũng chết. Mà chắc gì vài chục đồng bạc mà xong?” [10,194]

Đoạn văn trong ví dụ (17) là những suy nghĩ của nhân vật Bịch khi biết tin về việc bắt phu. Qua hai câu dưới bậc Đằng nào cũng chết Mà đã chắc gì vài chục đồng bạc mà xong ta thấy được Bịch là người biết suy nghĩ, lo xa, muốn dùng tiền để không phải đi phu nhưng lại tiếc tiền mà nếu có dùng tiền cũng chưa chắc đã được việc.

Hoặc ví dụ:

(18) “ Bà cởi dải yếm lấy ra hai đồng bạc giấy, vuốt cho phẳng, bỏ vào cái đĩa và đặt lên giường, trước mắt hắn, xum xoe thưa rằng:

- Thưa với ông Trương, gà thì quả là nhà cháu không nuôi; nhưng bây giờ mẹ goá, con côi, ông làm công làm việc, mẹ con tôi cũng mong được cái oai của ông che chở. Vậy gọi là có chai rượu biếu ông để làm cái lễ mọn, mong rằng ông đừng chê ít…” [10,424]

Trong ví dụ (18), câu dưới bậc Vậy gọi là có chai rượu biếu ông làm cái lễ mọn, mong rằng ông đừng chê ít là câu nói của một bà mẹ goá để trả lời câu hỏi đã nêu ra ở trước đó. Qua câu nói này, chúng ta thấy bà là một con người hiền lành, nhu nhược, muốn dùng vật chất để đổi lấy sự bình yên cho mình cũng như cho cả gia đình.

Ví dụ:

(19) “Mồm hắn nói, tay hắn lượm. Hắn cứ chọn những gồi nào to nhất, mẩy nhất thì lượm. Cụ hay ông, hay bà, hay thầy, cô, bằng lòng hay không, cũng mặc! Mặc cho ông, bà, thầy, cô, tiếc. Hạt thóc quý như hạt ngọc. Nhưng tiếc cũng chẳng làm sao được. Ai nấy đều im như thóc cả.” [10,244]

Ở ví dụ (19), câu dưới bậc Nhưng tiếc cũng chẳng làm sao được là câu văn thể hiện hành động của mọi người khi tên mõ đi xin thóc. Họ rất tức giận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 57

nhưng lại không làm gì cả mà chỉ nhẫn nhịn, bỏ qua, không chấp hắn cho yên mọi chuyện.

d. Nóng giận

(20) “Bao nhiêu là thứ! Thị rên lên như một người mất cướp. Nhưng nó đã muốn thế thì mặc nó. Thị cứ mua cho nó. Rồi bán gì đi mà trả nợ thì cứ bán. Còn thì ăn, hết thì nhịn. Cùng lắm thì bồng bế nhau đi ăn mày…Thị vừa thở dài vừa đi.” [10,122]

Các câu dưới bậc Bao nhiêu là thứ; Rồi bán gì đi mà trả nợ thì cứ bán

Cùng lắm thì bồng bế nhau đi ăn mày thể hiện sự tức giận của chị vợ với anh chồng vì phải mất tiền mua gạo để anh chồng đãi khách.

Hay:

(21) “- Không bới đâu ra tiền! Hừ!... Thôi được! Cứ để tiền mà chôn.

Mẹ kiếp! Lại có cái thứ người ngu như vậy. Bảo bỏ tiền ra làm hương trưởng thì kêu không có đấy, thế mà mai kia nó có đến bắt phu, thì lại có tiền xì ra ngay. Muốn ăn gio thì cứ để cho mà ăn gio.” [10,193]

Ở trong ví dụ (21) thông qua các câu dưới bậc ẩn chủ ngữ Cứ để tiền mà chôn; Lại có cái thứ người ngu như vậy; Bảo bỏ tiền ra làm hương trưởng thì kêu không có đấy, thế mà mai kia nó có đến bắt phu, thì lại có tiền xì ra ngay

Muốn ăn gio thì cứ để cho mà ăn gio, ta biết được sự tức giận của ông cựu khi thấy anh Bịch tiếc tiền không muốn bỏ ra để mua chức hương trưởng.

Một ví dụ khác:

(22) “ Y lại chỉ vào mặt tôi và bảo:

Hôm nọ thì còn mải chết đây, chết đó. Hôm nay mới lù lù vác xác về.

Còn về làm gì nữa? Cả nhà có một cái vé sợi nó nuốt trôi mất rồi.” [10,280] Câu dưới bậc Còn về làm gì nữa thể hiện sự tức giận của chị vợ khi chồng đã lâu không về. Đồng thời, câu dưới bậc này cũng thể hiện sự trách móc, giận dỗi chồng của chị vợ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 58

(23) “Tôi sắp sửa khơi nguồn cho những ý nghĩ có đường thoát ra đầu ngọn bút… Thì tiếng vợ tôi the thé:

- Giời ơi là giời! Có chồng con nhà nào thế không? Chỉ vác cái mặt lên như con trâu nghênh suốt ngày. Chẳng nhìn rõi đến cái gì. Để cho con ăn đất ngoài sân kia kìa!...” [10,282]

Trong ví dụ (23), ta có thể biết được nỗi tức giận, sự nhiếc móc của chị vợ khi anh chồng không để ý đến các con mà chỉ chăm lo tập trung viết lách. Điều này được thể hiện thông qua các câu dưới bậc Chỉ vác cái mặt lên như con trâu nghênh suốt ngày; Chẳng nhìn rõi đến cái gì Để cho con ăn đất ngoài sân kia kìa.

Hay ví dụ:

(24) “Giọng u gắt gỏng, Hồng lóp ngóp trèo lên cái đầu hè cao gần đến ngực, rồi lạch bạch vào nhà. Nó mở to đôi mắt trong trẻo nhìn u…

- Mày nhìn gì tao? Thử nhìn cái nhà này xem! Bẩn thế mà mày không quét … Hơi mẹ cất lấy cho một cái là chạy mất.” [10,334]

Câu dưới bậc Thử nhìn cái nhà này xem! ở ví dụ (24) nằm trong lời gắt gỏng của một bà mẹ. Thông qua câu dưới bậc này ta thấy được sự tức giận, quát mắng rất gay gắt của người mẹ khi đứa con chưa làm việc nhà.

e. Bị bần cùng hóa, bị tha hóa

(25) “ Hắn phải tự đến nhà con đĩ Nở kia. Đến để đâm chết cả nhà nó, đâm chết cái con khọm già nhà nó. Nếu không đâm được, lúc ấy hãy đập đầu ra kêu làng. Muốn đập đầu phải uống thật say. Không có rượu, lấy gì làm cho máu nó chảy? Phải uống thêm chai nữa. Và hắn uống. Nhưng tức quá, càng uống lại càng tỉnh ra. Tỉnh ra, chao ôi, buồn!” [10,44]

Những câu dưới bậc khuyết chủ Muốn đập đầu phải uống thật say; Không có rượu, lấy gì làm cho máu nó chảy?; Phải uống thêm chai nữa; Nhưng tức quá, càng uống lại càng tỉnh ra Tỉnh ra, chao ôi, buồn! là những lời Chí Phèo tự nhủ với bản thân. Những câu văn này cho ta biết nỗi buồn của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 59

Chí Phèo khi bị Thị Nở từ chối. Và từ đây, Chí Phèo đã không còn muốn làm một người lương thiện nữa. Chí đã bị đẩy vào trong đau khổ, tuyệt vọng và mất niềm tin vào cuộc sống.

Hay:

(26) “Thấy lão nằn nì mãi, tôi đành nhận vậy. Lúc lão ra về, tôi còn hỏi: - Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn?

Lão cười nhạt bảo:

- Được ạ! Tôi đã liệu đâu vào đấy… Thế nào rồi cũng xong.” [10,93] Trong ví dụ (26), câu dưới bậc Thế nào rồi cũng xong cho thấy sự bất lực, buông xuôi của lão Hạc. Chính cuộc sống nghèo khó đã đẩy lão vào hoàn cảnh khó khăn, không lối thoát. Vì thế, lão đành phó mặc, buông xuôi, thế nào cũng được.

Một ví dụ khác:

(27) “Không đầy một năm trời bà thay đổi đến năm, sáu chủ. Mỗi lần đổi chủ là một lần hạ giá. Thoạt tiên cơm nuôi tháng một đồng. Rồi cơm nuôi tháng năm hào. Rồi cơm nuôi, một năm bốn đồng. Rồi hai đồng. Rồi chẳng còn đồng nào. Đến nước ấy mà cũng chẳng ma nào chịu được.” [10,129]

Ở ví dụ trên các câu dưới bậc Thoạt tiên cơm nuôi tháng một đồng; Rồi

cơm nuôi tháng năm hào; Rồi cơm nuôi, một năm bốn đồng; Rồi hai đồng

Rồi chẳng còn đồng nào cho chúng ta thấy hoàn cảnh khó khăn của bà lão. Tuổi già, sức khỏe, sự thờ ơ của những người xung quanh đã làm cho cuộc sống đã vốn cô độc, khó khăn của bà lão càng thêm khó khăn.

Ví dụ

(28) “…Chẳng biết y xin ai hay là nhặt ở đâu đó có mỗi một đồng xu.

Nếu không xin, không nhặt được, thì hẳn là ăn cắp. Bởi y làm gì mà có xu! Vườn có ba sà, chồng thua bạc cố rồi. Đồ bòn, thức bán không. Đi dệt cửi thuê cho người ta ngày được một hào thì chồng lấy cả một hào, thiếu một đồng xèng nó đánh cho gẫy gối.” [10,371]

Một phần của tài liệu Câu dưới bậc trong truyện ngắn nam cao (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)