6. Cấu trúc của luận văn
3.4. Vai trò liên kết câu trong văn bản
Với tư cách là một yếu tố vốn được tách ra từ câu cơ sở bằng dấu kết thúc câu có tính chất bất thường (“dấu chấm câu mang giá trị nghệ thuật”, “dấu chấm cú pháp biểu cảm”), câu dưới bậc không trọn vẹn về mặt ý nghĩa, không hoàn chỉnh về cấu trúc. Nói cách khác, câu dưới bậc không tự lập về cấu tạo ngữ pháp và ngữ nghĩa. Vì là một yếu tố được tách ra từ câu cơ sở nên nó có khả năng sáp nhập vào câu cơ sở lân cận hữu quan. Và khi đó, nó chỉ tương đương với một thành phần nào đó của câu lân cận đó. Chính vì lí do đó mà câu dưới bậc đóng vai trò khá quan trọng trong việc liên kết câu trong văn bản. Điều này được thể hiện rõ trong các truyện ngắn của Nam Cao. Nhờ có câu dưới bậc mà các câu được liên kết một cách chặt chẽ, thể hiện rõ ý đồ của tác giả.
Ví dụ:
(51) “ Mụ sẽ nhìn cái tổ chim vô hình trên lưng chừng một cây tre ở trước cửa hàng nhà mụ chứ không thèm nhìn hắn. Nếu hắn có lài nhài lắm, thì mụ sẽ hướng đôi môi lên hướng trời xanh mà bảo hắn: trả nợ cũ đi rồi hẵng ăn.
Như vậy thì cũng nhục.” [10,116]
Trong ví dụ (51) câu dưới bậc Như vậy thì cũng nhục đã liên kết các câu trước vấn đề với nhau và kết luận lại vấn đề được nói đến trước đó.
Hay
(52) “ Nhưng nhà không còn trẻ nhỏ. Thằng cu con đã lên ba. Nó đã có thể ra vườn được. Hạt gạo năm nay khó chuốc như hạt ngọc. Đến bữa ăn, phải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 70
tính đầu để chia cơm. Cứ tình hình ấy, thì phải dở hơi lắm lắm mới nuôi một con chó để chẳng có việc gì cho nó làm… Thế là đủ lắm” [10,117]
Đoạn văn trong ví dụ (52) là những suy nghĩ của nhân vật trong truyện. Anh ta đã kể ra rất nhiều lý do về hoàn cảnh khó khăn của mình ở những câu văn trước. Và cuối cùng là dùng 2 câu dưới bậc Cứ tình hình ấy, thì phải dở hơi lắm lắm mới nuôi một con chó để chẳng có việc gì cho nó làm… Thế là đủ lắm
để kết thúc vấn đề đó là phải giết con chó. Hai câu dưới bậc trong đoạn văn ở ví dụ này đã thể hiện vai trò của mình trong việc liên kết với các câu văn trước.
Một ví dụ khác:
(53) “ Ông Hưng Phú là một nhà thầu khoán kiêm lái gỗ. Ông có xe hơi, có nhà lầu, có đồn điền lại có cả trang trại ở nhà quê. Vậy thì chính là một người giàu đứt đi rồi.” [10,150]
Ở ví dụ (53) câu dưới bậc Vậy thì chính là một người giàu đứt đi rồi là câu kết luận cho những câu trước. Nếu như những câu trước nêu ra các dẫn chứng minh ông Hưng Phú là người giàu có: có xe hơi, có nhà lầu, có đồn điền lại có cả trang trại ở nhà quê thì câu dưới bậc đã đưa ra câu kết luận mang tính khẳng định.
Hoặc ví dụ:
(54) “ Kể thì cũng là một ý hay. Như thế tránh được cả cái nạn huých khuỷu thay vào ngực nhau để tranh một cái vé đi xe lửa. Tránh được cả cái nạn ngồi lên đùi người khác và để người khác ngồi lên đùi mình. Và ngửi mùi mồ hôi với mùi phân lợn của những toa tàu hạng tư. Nhưng…” [10,212]
Trong ví dụ (54) những câu dưới bậc Tránh được cả cái nạn ngồi lên đùi người khác và để người khác ngồi lên đùi mình; Và ngửi mùi mồ hôi với mùi phân lợn của những toa tàu hạng tư đã làm rõ thêm cho ý của câu trước đó là “ Kể thì cũng là một ý hay”. Qua đó, câu dưới bậc cũng đóng vai trò liên kết các câu với nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 71
(55) “ Lềnh chuyên việc quét dọn nhà thờ, và đi mời họ mỗi khi có ăn uống hay hội họp. Đi mời từng nhà một, chứ không cần phải đi rao. Mỏi chân một tí nhưng không xấu hổ.” [10,246]
Câu dưới bậc Đi mời từng nhà một, chứ không cần phải đi rao trong ví dụ (55) đã bổ sung thêm cho việc phải “ đi mời họ mỗi khi ăn uống hay hội họp” được nói đến ở câu trước. Và chính vì Đi mời từng nhà một nên ở câu sau mới là “ mỏi chân một tí nhưng không xấu hổ”.
Vì câu dưới bậc có ba hướng liên kết là hướng liên kết lùi, hướng liên kết hướng tới và liên kết cả hai hướng nên nó có mối quan hệ rất chặt chẽ với các câu đứng trước và các câu đứng sau. Và vì vậy, vai trò liên kết câu trong văn bản của câu dưới bậc được thể hiện rất rõ, đặc biệt là trong tập Nam Cao truyện ngắn tuyển chọn. Xin phân tích một số ví dụ sau:
Ví dụ:
(56) “ Sau cái bữa đầu, hắn thấy thế cũng chẳng sao, và bữa thứ hai đã quen, không ngượng nghịu gì mấy nữa. Bữa thứ ba thì quen hẳn.” [10,250]
Ở ví dụ (56) câu dưới bậc Bữa thứ ba thì quen hẳn là một câu dưới bậc liên kết hướng lùi. Câu dưới bậc này đã theo trình tự logic với câu trước, làm cho các câu văn được liên kết chặt chẽ với nhau.
Hay:
(57) “ Sáng hôm sau. Hắn thức dậy trên cái giường nhà hắn. Hắn thấy mình mẩy đau như dần, đầu nặng, miệng khô và đắng.” [10,264]
Câu Sáng hôm sau trong ví dụ (57) là câu dưới bậc liên kết hướng tới. Câu này vốn là bộ phận của câu đi sau được tách ra thành câu riêng biệt. Do vậy, muốn hiểu nghĩa của nó, phải dựa vào câu đi sau. Nếu như câu chỉ kết thúc ở đây thì người đọc không thể hiểu tác giả đang nói đến điều gì, nên các câu tiếp theo đã làm rõ nghĩa cho câu dưới bậc này.
Một ví dụ khác:
(58) “Ông lại nhìn trước, nhìn sau lần nữa. Lần này kỹ càng hơn. Rồi quả quyết, ông vén một ống quần lên…Rồi rất sung sướng, rất hả hê, cũng hồi hộp nữa, ông làm cái việc giải thoát cho bong bong…”[10,412]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 72
Lần này kỹ càng hơn là câu dưới bậc hai hướng. Để hiểu được câu này cũng phải dựa vào trình tự logic của câu đó với câu đứng trước và câu đi sau. Qua đó, trình tự liên kết các câu cũng được đảm bảo.