6. Cấu trúc của luận văn
2.2.2. Câu dưới bậc có tính vị ngữ lâm thời trong truyện ngắn Nam Cao
Câu dưới bậc có tính vị ngữ lâm thời là những câu dưới bậc vốn chỉ tương đương với chủ ngữ, hoặc chỉ tương đương với thành phần phụ của từ hay thành phần phụ của câu trong những câu lân cận nhưng được tách ra thành câu riêng biệt.
Trong truyện ngắn Nam Cao, câu dưới bậc có tính vị ngữ lâm thời gồm các kiểu nhỏ sau:
- Câu dưới bậc tương đương với thành phần phụ của câu; - Câu dưới bậc tương đương với thành phần phụ của từ.
Theo khảo sát, số lượng các câu dưới bậc có tính vị ngữ tự thân không nhiều, chỉ có 12 câu thuộc loại này, chiếm tỉ lệ 2,4% (12/495). 12 câu này chia đều cho hai loại: câu dưới bậc tương đương với thành phần phụ của câu và câu dưới bậc tương đương với thành phần phụ của từ (mỗi loại 6 câu). Có thể nhận ra điều này qua bảng tổng kết dưới đây:
Bảng 2.8: Câu dƣới bậc có tính vị ngữ lâm thời Câu dƣới bậc tƣơng đƣơng với
Thành phần phụ của câu
Câu dƣới bậc tƣơng đƣơng với thành phần phụ của từ
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
6 50 6 50
2.2.2.1. Câu dưới bậc tương đương với thành phần phụ của câu
Có nhiều thành phần phụ của câu như trạng ngữ, liên ngữ, phụ chú ngữ. Trong truyện ngắn Nam Cao, chúng tôi chỉ tìm thấy câu dưới bậc tương đương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 41
với trạng ngữ và câu dưới bậc tương đương với phụ chú ngữ. Tuy nhiên, số lượng câu dưới bậc thuộc loại này không nhiều. Số lượng cụ thể như sau:
Bảng 2.9: Câu dƣới bậc tƣơng đƣơng với thành phần phụ của câu STT Tên truyện CDB tƣơng đƣơng
với trạng ngữ
CDB tƣơng đƣơng với phụ chú ngữ 1 Giăng sáng 1 2 Đời thừa 2 3 Mua nhà 1 4 Quên điều độ 1 5 Đòn chồng 1 Tổng số 5 1
a. Câu dưới bậc tương đương với trạng ngữ
Theo khảo sát, có 5 câu dưới bậc tương đương với thành phần trạng ngữ, chiếm tỉ lệ 83,3% trong tổng số câu dưới bậc tương đương với thành phần phụ của câu. Đây là các câu dưới bậc mà chúng vốn là bộ phận trạng ngữ của câu đi trước hoặc câu đi sau nhưng được tách ra thành câu riêng biệt.
Chẳng hạn:
(28) “Sáng hôm sau. Hắn thức dậy trên cái giường nhà hắn”. [10,264]
Sáng hôm sau là câu dưới bậc tương đương với thành phần trạng ngữ. Nó vốn là thành phần trạng ngữ của câu đi sau nhưng được tách ra thành một câu khác.
Hay:
(29) “Ngày hôm sau. Chúng tôi đến nhà hắn thì thấy hắn đang nằm thườn trên một cái giường tre, chiếu rách và bẩn thỉu”. [10,273]
Ngày hôm sau cũng là câu dưới bậc tương đương với thành phần trạng ngữ. Đáng lí nó là bộ phận trạng ngữ của câu Chúng tôi đến nhà hắn thì thấy hắn đang nằm thườn trên một cái giường tre, chiếu rách và bẩn thỉu nhưng cũng được tách ra thành câu riêng biệt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 42
b. Câu dưới bậc tương đương với thành phần phụ chú ngữ
Theo thống kê, chỉ có 1 câu dưới bậc tương đương với bộ phận phụ chú ngữ trong truyện ngắn Nam Cao, chiếm tỉ lệ 16,6% (1/6) trong tổng số câu dưới bậc tương đương với thành phần phụ của câu. Đó là câu:
(30) “Ai cũng bảo. Kể cả chị cu Bẻm vẫn lấy trộm mít của hàng xóm đem ra tỉnh bán với chị Thung mắt toét vẫn giả tảng thong manh để câu trộm gà. Ai cũng bảo, và ai cũng thấy như là hả dạ”. [10,370]
Trong ví dụ (30), câu Kể cả chị cu Bẻm vẫn lấy trộm mít của hàng xóm đem ra tỉnh bán với chị Thung mắt toét vẫn giả tảng thong manh để câu trộm gà là câu dưới bậc tương đương với thành phần phụ chú ngữ. Câu này được dùng để giải thích cho câu Ai cũng bảo đứng trước.
2.2.2.2. Câu dưới bậc tương đương với thành phần phụ của từ
Thành phần phụ của từ có bổ ngữ và định ngữ. Trong truyện ngắn của Nam Cao, chỉ thấy xuất hiện câu dưới bậc tương đương với thành phần bổ ngữ mà không thấy xuất hiện câu dưới bậc tương đương với thành phần định ngữ.
Theo thống kê, có 6 câu dưới bậc tương đương với thành phần bổ ngữ. Số liệu cụ thể như sau:
Bảng 2.10: Câu dƣới bậc tƣơng đƣơng với thành phần phụ của từ
STT Tên truyện Số lƣợng câu dƣới bậc
1 Nghèo 1
2 Chí Phèo 1
9 Trẻ con không được ăn thịt chó 2
19 Đôi móng giò 1
38 Rửa hờn 1
Tổng số 6
Một vài ví dụ về câu dưới bậc tương đương với thành phần bổ ngữ: (31) “ - A! Con biết rồi! Không phải chè, cám mà! Cám mà bu bảo chè”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 43
Trong ví dụ (32), câu Không phải chè, cám mà là câu dưới bậc tương đương với thành phần bổ ngữ. Nếu sáp nhập vào câu trước, câu này sẽ bổ sung ý nghĩa cho từ biết.
Hay:
(32) “Hắn tần ngần đứng lại. Để nghe ngóng xem sao đã”. [10,116] Câu Để nghe ngóng xem sao đã cũng là câu dưới bậc tương đương với thành phần bổ ngữ. Nếu ghép vào câu trước, câu này bổ sung ý nghĩa cho cụm từ đứng lại.
Như vậy, có thể nhận thấy, câu dưới bậc có tính vị ngữ lâm thời có số lượng không nhiều. Kiểu loại của câu dưới bậc này cũng không phong phú. Nó được chia làm hai loại: câu dưới bậc tương đương với thành phần phụ của câu và câu dưới bậc tương đương với thành phần phụ của từ.
2.3. Hƣớng liên kết của câu dƣới bậc trong truyện ngắn Nam Cao
Như đã nói, câu dưới bậc tự thân nó không có tính chất độc lập về ngữ pháp và ngữ nghĩa. Để tồn tại được, nó phải dựa vào các câu hữu quan. Do vậy, tính liên kết giữa câu dưới bậc với các câu hữu quan là rất quan trong.
Có 3 hướng liên kết câu dưới bậc trong truyện ngắn Nam Cao, đó là liên kết hướng lùi (còn gọi là hồi cố); liên kết hướng tới (còn gọi là dự báo) và liên kết hai hướng (còn gọi là song phương).
Theo thống kê, có 441 câu dưới bậc liên kết hướng lùi, chiếm tỉ lệ 89,1% trong tổng số câu dưới bậc (441/495), có 22 câu dưới bậc hướng tới, chiếm tỉ lệ 4,4% (22/495) và có 32 câu dưới bậc hai hướng, chiếm tỉ lệ 6,5% (32/495). Có thể hình dung điều này qua bảng tổng kết dưới đây:
Bảng 2.11: Hƣớng liên kết của câu dƣới bậc trong truyện ngắn Nam Cao Câu dƣới bậc liên kết
hƣớng lùi
Câu dƣới bậc liên kết hƣớng tới
Câu dƣới bậc liên kết hai hƣớng
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 44
2.3.1. Câu dưới bậc liên kết hướng lùi
Như đã nói, theo thống kê, có 441 câu dưới bậc hướng lùi. Số liệu cụ thể trong từng tác phẩm như sau:
Bảng 2.12: Câu dƣới bậc liên kết hƣớng lùi
STT Tên truyện Số lƣợng câu dƣới bậc
1 Nghèo 14
2 Chí Phèo 49
3 Dì Hảo 6
4 Nhỏ nhen 2
5 Cái mặt không chơi được 11
6 Lão Hạc 21
7 Một đám cưới 11
8 Trẻ con không được ăn thịt chó 32
9 Một bữa no 5
10 Truyện tình 1
11 Sao lại thế này 1
12 Xem bói 16 13 Điếu văn 6 14 Từ ngày mẹ chết 32 15 Mua danh 20 16 Ở hiền 4 17 Giăng sáng 13 18 Đôi móng giò 13 19 Lang Rận 8 20 Tư cách mõ 9 21 Đời thừa 3 22 Mua nhà 3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 45
STT Tên truyện Số lƣợng câu dƣới bậc
23 Những truyện không muốn viết 14
24 Cười 9 25 Quên điều độ 5 26 Nước mắt 6 27 Làm tổ 16 28 Bài học quét nhà 17 29 Đón khách 9 30 Con mèo 8
31 Nhìn người ta sung sướng 7
32 Đòn chồng 28
33 Quái dị 6
34 Một truyện Xú vơ nia 3
35 Rửa hờn 5
36 Rình trộm 4
37 Nửa đêm 18
38 Mò sâm banh 6
Tổng số 441
Câu dưới bậc liên kết hướng lùi là câu dưới bậc mà có mối liên hệ ý với câu trước nó, ngược với hướng của dòng âm thanh khi nói, hướng về quá khứ. Có thể lấy một vài ví dụ về câu dưới bậc hướng lùi trong truyện ngắn của Nam Cao như sau:
(33) “Tuy vậy, tôi buồn lắm. Buồn đến nỗi suốt một đêm không ngủ được”. [10,167]
Câu Buồn đến nỗi suốt một đêm không ngủ được là câu dưới bậc liên kết hướng lùi. Câu này không tồn tại độc lập về nội dung và ý nghĩa. Để hiểu được nó, chúng ta phải dựa vào câu đi trước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 46
Hay:
(34) “Nhà Điền kiết xác xơ. Các em Điền không được đi học. Mà cũng không được ăn no nữa”. [10,215]
Câu dưới bậc Mà cũng không được ăn no nữa cũng là câu dưới bậc liên kết hướng lùi. Để tồn tại được, câu này phải dựa vào mối liên hệ ý nghĩa với câu đi trước.
Một ví dụ khác:
(35) “Chúng không đòi tiền. Cũng nhờ vậy mà Hài dùng ba môn thuốc trên này được khá lâu. Đến ba năm. Ấy thế rồi hắn khỏi. Tự nhiên mà khỏi”. [10,293].
Trong ví dụ (35) có 2 câu dưới bậc. Đó là: Đến ba năm và Tự nhiên mà khỏi. Để hiểu được nghĩa của hai câu này, chúng ta phải dựa vào mối quan hệ của chúng với những câu đi trước. Những câu dưới bậc loại này được gọi là câu dưới bậc hướng lùi.
2.3.2. Câu dưới bậc liên kết hướng tới
Câu dưới bậc hướng tới có số lượng không nhiều. Chỉ có 22 câu thuộc loại này. Số liệu cụ thể trong từng tác phẩm như sau:
Bảng 2.13: Câu dƣới bậc liên kết hƣớng tới trong truyện ngắn Nam Cao
STT Tên truyện Số lƣợng câu dƣới bậc
1 Chí Phèo 3
2 Cái chết của con mực 1
3 Trẻ con không được ăn thịt chó 5
4 Một bữa no 1 5 Xem bói 1 6 Mua danh 2 7 Giăng sáng 1 8 Đời thừa 2 9 Mua nhà 1
10 Những truyện không muốn viết 1
11 Quên điều độ 2
12 Làm tổ 1
13 Bài học quét nhà 1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 47
Nếu như câu dưới bậc liên kết hướng lùi là câu dưới bậc mà có mối liên hệ ý với câu trước nó, ngược với hướng của dòng âm thanh khi nói, hướng về quá khứ thì câu dưới bậc liên kết hướng tới là câu dưới bậc mà có mối liên hệ ý với câu đứng sau nó, thuận theo hướng của dòng âm thanh khi nói, hướng về tương lai.
Xin phân tích một vài câu dưới bậc hướng tới như sau:
(36) “Bẩm không ạ, bẩm thật là không say. Con đến xin cụ cho con đi ở tù mà nếu không được thì…thì…thưa cụ…” [10,25]
Câu Bẩm không ạ, bẩm thật là không say là câu dưới bậc hướng tới. Để hiểu được nghĩa của câu này, phải dựa vào câu đi sau nó.
Hay:
(37) “Không thể liều. Hắn liều được, nhưng thị không liều được”. [10,194] Câu Không thể liều cũng là câu dưới bậc hướng tới. Câu này muốn tồn tại được phải dựa vào mối liên hệ về ý với câu đi sau nó.
Một ví dụ khác:
(38) “Ngày hôm sau. Chúng tôi đến nhà hắn thì thấy hắn đang nằm thườn trên một cái giường tre, chiếu rách và bẩn thỉu”. [10,273]
Ví dụ (38) có 1 câu dưới bậc hướng tới, đó là câu Ngày hôm sau. Câu này vốn là bộ phận của câu đi sau được tách ra thành câu riêng biệt. Do vậy, muốn hiểu nghĩa của nó, phải dựa vào câu đi sau.
2.3.3. Câu dưới bậc liên kết hai hướng
Có 32 câu dưới bậc hai hướng. Số liệu trong từng tác phẩm cụ thể như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 48
Bảng 2.14: Câu dƣới bậc liên kết hai hƣớng trong truyện ngắn Nam Cao
STT Tên truyện Số lƣợng câu dƣới bậc
1 Nghèo 1
2 Chí Phèo 12
3 Dì Hảo 3
4 Cái chết của con mực 2
5 Một đám cưới 2
6 Trẻ con không được ăn thịt chó 3
7 Sao lại thế này 2
8 Từ ngày mẹ chết 1
9 Đôi móng giò 2
10 Mua nhà 1
11 Làm tổ 1
12 Nhìn người ta sung sướng 1
13 Mong mưa 1
Tổng số 32
Câu dưới bậc liên kết hai hướng còn gọi là câu dưới bậc song phương. Để tồn tại được, câu dưới bậc loại này phải dựa vào mối quan hệ ý nghĩa của cả câu đứng trước và câu đứng sau nó. Xin đưa ra một vài ví dụ minh chứng trong truyện ngắn Nam Cao như sau:
(39) “Hàng xóm phải một bữa điếc ta, nhưng có lẽ trong bụng thì họ hả: xưa nay mới chỉ nghe bà cả, bà hai, bà ba, bà tư nhà cụ bá chửi người ta, bây giờ họ mới lại thấy người ta chửi lại cả nhà cụ bá. Mà chửi mới sướng miệng làm sao! Mới ngoa ngoắt làm sao. Họ bảo nhau: Phen này cha con bá Kiến đố dám vác mặt đi đâu nữa”. [10,13]
Trong ví dụ (39) có hai câu dưới bậc hai hướng, đó là: Mà chửi mới sướng miệng làm sao và Mới ngoa ngoắt làm sao. Để hiểu được nghĩa trọn vẹn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 49
của hai câu này, phải dựa vào mối liên hệ ý nghĩa của chúng với cả câu đi trước và câu đi sau.
Một ví dụ khác:
(40) “Ông lại nhìn trước, nhìn sau lần nữa. Lần này kỹ càng hơn. Rồi quả quyết, ông vén một ống quần lên…Rồi rất sung sướng, rất hả hê, cũng hồi hộp nữa, ông làm cái việc giải thoát cho bong bong…”[10,412]
Lần này kỹ càng hơn là câu dưới bậc hai hướng. Để tồn tại, câu này cũng phải dựa vào mối liên hệ ý nghĩa của nó với cả câu đi trước và câu đi sau.
2.4. Tiểu kết
Chương 2 tìm hiểu câu dưới bậc trong truyện ngắn Nam Cao xét về phương diện cấu tạo ngữ pháp. Theo đó, câu dưới bậc trong truyện ngắn Nam Cao được chia ra thành hai loại: câu dưới bậc có tính vị ngữ tự thân và câu dưới bậc có tính vị ngữ lâm thời. Mỗi loại này lại được chia thành các tiểu loại nhỏ hơn.
Câu dưới bậc muốn tồn tại, phải dựa vào các câu lân cận hữu quan, do vậy, tính liên kết là cơ sở để hiểu câu dưới bậc. Trong truyện ngắn Nam Cao, có 3 hướng liên kết câu dưới bậc, đó là: liên kết hướng lùi, liên kết hướng tới và liên kết hai hướng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 50
Chƣơng3
VAI TRÕ CỦA CÂU DƢỚI BẬC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO 3.1. Vai trò nhấn mạnh thành phần câu đƣợc tách ra thành câu riêng
Câu dưới bậc là biến thể của câu, có ngữ điệu kết thúc, độc lập về hình thức nhưng không tự lập về cấu tạo ngữ pháp và ngữ nghĩa. Nhiều câu dưới bậc là một bộ phận của câu được tách ra làm câu riêng. Chính vì vậy nó có vai trò nhấn mạnh thành phần được tách ra thành câu riêng. Đồng thời, chính vì có vai trò đặc biệt như vậy mà câu dưới bậc giúp cho người viết thể hiện rõ ý đồ của mình trong tác phẩm, làm cho người đọc hiểu tác phẩm thêm sâu sắc, rõ ràng.
Xin phân tích một số ví dụ để làm rõ vai trò nhấn mạnh thành phần được tách ra thành câu riêng:
Ví dụ:
(1) “Hôm nay, chẳng biết cao hứng thế nào, thị đã mua cho chúng những bốn cây mía lách. Những ba trinh kia đấy, như thế kể đã nhiều lắm.” [10,119]
Ở ví dụ (1) câu dưới bậc Những ba trinh kia đấy, như thế kể đã nhiều lắm được nhấn mạnh hơn, thể hiện sự chi tiêu bất thường, nhiều hơn thường ngày của nhân vật người đàn bà trong truyện về việc mua quà cho con.
Hay:
(2) “Anh ở thuê. Tôi nhờ vả. Chúng ta hiểu nhau rằng: hai chúng ta cùng khổ. Không, anh Phúc ạ. Chúng ta phải công bằng mới được.” [10,168]
Ở ví dụ (2) câu dưới bậc Không, anh Phúc ạ được nhấn mạnh hơn để tỏ ý phủ định những điều đã được nói ở các câu trước.
Một ví dụ khác:
(3) “Ninh khóc ằng ặc như người nuốt phải ngụm gì đắng quá, nó quánh vào cổ họng. Khóc đến lặng người đi, không còn ra tiếng nữa. Chẳng ngày