Vai trò thể hiện thái độ của tác giả hay thái độ của nhân vật

Một phần của tài liệu Câu dưới bậc trong truyện ngắn nam cao (Trang 70)

6. Cấu trúc của luận văn

3.3. Vai trò thể hiện thái độ của tác giả hay thái độ của nhân vật

tác phẩm

Trong tập truyện ngắn của mình, Nam Cao đã dành cho người dân lao động mà ông từng gắn bó những tình cảm nhân đạo rất sâu sắc và rộng lớn. Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao ở đây trước hết được biểu hiện ở chỗ đã khám phá ra nỗi khổ bị đày đọa, lăng nhục, bị cự tuyệt quyền làm người của người lao động lương thiện. Nam Cao bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc với nỗi khổ đó. Qua tấn bi kịch và số phận bi thảm của người nông dân và trí thức nghèo, Nam Cao đã cất lên tiếng kêu cứu thảm thiết và đầy phẫn uất cho người lao động lương thiện: Làm thế nào để cho con người được sống một cuộc sống xứng đáng trong cái xã hội vùi dập nhân tính ấy; hãy tiêu diệt hoàn cảnh phi nhân tính, hãy làm cho hoàn cảnh trở nên nhân đạo hơn. Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao còn thể hiện qua thái độ lên án gay gắt những thế lực tàn bạo đã gây nên tấn bi kịch đau thương cho người lao động (bọn thống trị độc ác; nhà tù thực dân; bọn địa chủ, cương quyền, ác bá; những thành kiến, định kiến vô nhân đạo).Tư tưởng nhân đạo đặc sắc, độc đáo của Nam Cao ở đây còn được thể hiện ở thái độ trân trọng, nâng niu những nét đẹp người nông dân. Cao hơn nữa, nhà văn còn khám phá ra những phẩm chất lương thiện của họ ẩn giấu đằng sau những tâm hồn tưởng như u mê, cằn cỗi. Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao không chỉ được thể hiện trong việc sử dụng từ ngữ, cách miêu tả nhân vật mà còn cả trong cách sử dụng câu dưới bậc hiệu quả. Xin phân tích một số ví dụ sau:

Ví dụ

(35) “ Đã đành quà của nó, chỉ một đồng trinh là đủ. Nhưng không thể đong một hào chín xu rưỡi gạo. Mà cái ngữ tiêu trong nhà thị, mỗi ngày không thể quá hai đồng hào. Vậy có thương con thì để bụng. Còn cái sự mua quà thật khó lòng thay.” [10,119]

Đoạn văn trong ví dụ (35) là tiếng lòng của một người đàn bà, một người mẹ. Chị xót thương cho con cái, cho hoàn cảnh khốn khó của mình. Nhưng đây cũng là sự cảm thông của tác giả cho hoàn cảnh của nhân vật trong truyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 64

Hay:

(36) “ Nó đã mua nàng như mua một con lợn, ân ái với nàng như người

ta giết lợn. Khốn nạn cho những cái chân tay mềm! Quả có thế! Khốn nạn

thay cho những cái chân tay mềm!” [10,427]

Ở trong ví dụ (36) các câu dưới bậc Khốn nạn cho những cái chân tay mềm; Quả có thế; Khốn nạn thay cho những cái chân tay mềm là những câu chửi của tác giả đến kẻ bạo hành - kẻ đã gây ra nhiều đau khổ cho vợ của nhân vật hắn. Đồng thời những câu văn này còn nói lên nỗi cảm thông sâu sắc của tác giả đến thân phận người phụ nữ - những người chân yếu tay mềm bị chà đạp, chịu nhiều tủi nhục.

Một ví dụ khác:

(37) “ Một người khôn ngoan chỉ bóp đến nửa chừng. Hãy ngấm ngầm

đẩy người ta xuống sông, nhưng rồi dắt nó lên để nó đền ơn. Hãy đập bàn đập ghế để đòi được năm đồng, nhưng được rồi thì vất trả lại năm hào “vì thương anh túng quá”!” [10,22]

Những câu dưới bậc Hãy ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông, nhưng

rồi dắt nó lên để nó đền ơn; Hãy đập bàn đập ghế để đòi được năm đồng, nhưng được rồi thì vất trả lại năm hào “vì thương anh túng quá”! đã vạch trần bộ mặt tàn ác của giai cấp thống trị trong xã hội Việt Nam thời kì này. Những câu văn này đã thể hiện thái độ căm ghét, lên án gay gắt những tên cường hào, ác bá đã gây ra bao nhiêu đau khổ cho người dân lao động của Nam Cao.

Ví dụ:

(38) “ Thị phát khẽ hắn một cái, làm vẻ không ưa đùa. Sao mà e lệ thế.

Xấu mà e lệ thì cũng đáng yêu.” [10,41]

Trong ví dụ (38) câu dưới bậc Sao mà e lệ thế thể hiện thái độ trân trọng, nâng niu nét đẹp của người nông dân. Cho dù bề ngoài có xấu mà tâm hồn lương thiện thì đó chính là người đẹp nhất.

Nét đặc sắc trong tập Nam Cao truyện ngắn tuyển chọn không chỉ ở trong cách miêu tả tính cách nhân vật mà còn cả trong cách thể hiện thái độ của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 65

nhân vật trước các sự vật, sự việc, con người có trong truyện. Các tình huống truyện rất phong phú, đa dạng. Chính vì vậy, thái độ của nhân vật trước những tình huống đó cũng đa dạng theo. Hơn nữa, mỗi truyện lại có các nhân vật khác nhau, vì vậy họ lại có thái độ khác nhau trước cùng một sự việc. Điều này đã thể hiện sự tài hoa của Nam Cao trong thể loại truyện ngắn. Và câu dưới bậc đóng một vai trò không nhỏ trong việc thể hiện điều đó.

a. Thái độ vui mừng

Ví dụ:

(39) “ Không đợi đến hai tiếng, cái Gái hớn hở chạy về, lôi thôi lếch thếch trong mấy manh giẻ rách tả tơi, vừa đến bếp, nó đã reo lên:

- Sướng quá! Lại được ăn chè kia chứ, có ngọt không bu? Bu lấy đâu được mật mà lại nấu chè thế?

Chị Chuột mắng yêu con:

- Úi chà! Tíu tít như con mẹ dại ấy! Tha hồ ăn đến chán chê, chỉ sợ không sao nuốt được thôi, con ạ.” [10,6]

Ở ví dụ (39), hai câu dưới bậc Sướng quá lại được ăn chè kia chứ, có ngọt không bu là câu nói của cái Gái khi thấy có chè ăn. Em rất vui mừng và hạnh phúc khi hôm nay được ăn chè mà không phải ăn cám như trước nữa. Còn câu dưới bậc Tíu tít như con mẹ dại ấy lại thể hiện niềm hạnh phúc của bà mẹ khi thấy đứa con vui vẻ vì có đồ ăn.

Hay:

(40) “Hàng xóm phải một bữa điếc ta, nhưng có lẽ trong bụng thì họ hả: xưa nay mới chỉ nghe bà cả, bà hai, bà ba, bà tư nhà cụ bá chửi người ta, bây giờ họ mới lại thấy người ta chửi lại cả nhà cụ bá. Mà chửi mới sướng miệng làm sao! Mới ngoa ngoắt làm sao. Họ bảo nhau: Phen này cha con bá Kiến đố dám vác mặt đi đâu nữa”. [10,13]

Trong ví dụ (40) có hai câu dưới bậc đó là Mà chửi mới sướng miệng làm sao Mới ngoa ngoắt làm sao thể hiện thái độ hả dạ, vui sướng của người dân khi nghe Chí Phèo mắng chửi bá Kiến.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 66

Hay:

(41) “ Trong khi ấy, thằng người kêu rối rít:

- Chúng mày ơi! Chúng mày ơi! Tao úp được con chó rồi.

Lũ trẻ con đang nghịch đất, quăng cả những cái bẹ mèo chuối đi, xô đẩy nhau ngã kêu chí choé, và vừa chạy về vừa reo lên:

- Chúng mày ơi! Chúng mày ơi! Thầy úp được con chó rồi! … a ha.” [10,118].

Các câu dưới bậc Chúng mày ơi; Chúng mày ơi trong ví dụ này là những câu gọi người. Các câu này thể hiện thái độ vui mừng, vui sướng, phấn khích của người cha và các con khi bắt được con chó.

Ví dụ:

(42) “ Đức ngần ngại không biết nên ngồi xuống hay cúi lặt một củ khoai rồi đứng mà ăn thôi. Nhi bảo hắn:

- Anh ngồi xuống đây. Vừa uống nước vừa nghỉ ngơi, đi đâu mà vội. Đi làm thuê, tiền nào của ấy, cũng chẳng tội gì tham việc lắm, khổ thân mình mà lại ai thương.” [10,437]

Các câu dưới bậc Vừa uống nước vừa nghỉ ngơi, đi đâu mà vội Đi làm thuê, tiền nào của ấy, cũng chẳng tội gì tham việc lắm, khổ thân mình mà lại ai thương ở ví dụ (42) thể hiện thái độ vui mừng, hồ hởi của Nhi khi thấy Đức đến chơi.

b. Buồn, thương tiếc

Ví dụ:

(43) “Lão chỉ còn một mình nó để làm khuây. Vợ lão chết rồi. Con lão đi bằn bặt. Già rồi mà ngày cũng như đêm, chỉ thui thủi một mình thì ai mà chả buồn?” [10,87]

Đoạn văn trong ví dụ (43) là những suy nghĩ của nhân vật thầy giáo trong truyện lão Hạc. Qua câu dưới bậc Già rồi mà ngày cũng như đêm, chỉ thui thủi một mình thì ai mà chả buồn, ta thấy được nỗi buồn, tiếc thương cho lão Hạc của thầy giáo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 67

Hay ví dụ:

(44) “ Ninh khóc ằng ặc như người nuốt phải ngụm gì đắng quá, nó quánh vào cổ họng. Khóc đến lặng người đi, không còn ra tiếng nữa. Chẳng ngày nào không thế, mỗi ngày hai, ba lần.” [10,180]

Ở ví dụ (44) hai câu dưới bậc Khóc đến lặng người đi, không còn ra tiếng nữa Chẳng ngày nào không thế, mỗi ngày hai, ba lần thể hiện nỗi buồn đến xé gan, xé ruột của Ninh khi biết tin mẹ chết.

Ví dụ:

(45) “ Chơi một mình, buồn lắm. Hồng ngơ ngẩn. Hồng tiếc những ngày xưa cũ quá. Những ngày xưa cũ chỉ cách đây hơn nửa tháng.” [10,381]

Ở ví dụ (45) câu dưới bậc Chơi một mình, buồn lắm thể hiện nỗi buồn của Hồng khi không có ai chơi cùng.

c. Khinh bỉ, miệt thị

Ví dụ:

(46) “ - Bẩm bà, con lên chơi với cháu. Lâu lắm, cháu không được về, con nhớ cháu quá!

- Úi dào ôi! Vẽ cái con chuột chết! Nó phải làm chứ có rỗi đâu mà bà chơi với nó? Nhà tôi không có cơm cho nó ăn để nó cứ nồng nỗng nó chơi. Bà muốn chơi với nó thì đem ngay nó về nhà, tìm cơm cho nó ăn, bà cháu chơi với nhau vài ba tháng cho thật chán đi, rồi hãy bảo nó lên. Tôi không giữ. Bà tưởng nó đã làm giàu làm có cho tôi đấy, hẳn?” [10,132]

Ở ví dụ (46) câu dưới bậc Vẽ cái con chuột chết là câu nói thể hiện ý miệt thị, mỉa mai của bà phó khi bà lão xin cho đứa cháu gái đến chơi với mình.

Hay ví dụ:

(47) “ Cụ tiên chỉ sang sáng quát:

- Hương mới đâu? Chèo cho các cụ xem hay trẻ con xem thế này? Anh dẹp đám thế à? Muốn cách không? Ái chà! …” [10,197]

Câu dưới bậc Chèo cho các cụ xem hay trẻ con xem thế này trong ví dụ (47) là câu nói của cụ tiên. Câu nói ấy thể hiện ý mỉa mai, khinh bỉ của cụ tiên khi thấy bịch làm Hương trưởng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 68

Ngoài những thái độ trên, Nam Cao còn miêu tả nhiều thái độ khác của nhân vật như nóng giận, thờ ơ, ngại ngùng … Xin phân tích một số ví dụ sau:

Ví dụ:

(48) “Mắc cái phải cái thằng liều lĩnh quá, nó lại say rượu, tay nó lại lăm lăm cầm một cái vỏ chai, mà nhà lúc ấy toàn đàn bà cả… Thôi thì cứ đóng cái cổng cho thật chặt, rồi mặc thây cha nó, nó chửi thì tai liền miệng đấy, chửi rồi lại nghe! Thành thử chỉ có ba con chó dữ với một thằng say rượu!... Thật là ầm ỹ!” [10,13]

Ở ví dụ (48) các câu dưới bậc Thôi thì cứ đóng cái cổng cho thật chặt, rồi mặc thây cha nó, nó chửi thì tai liền miệng đấy, chửi rồi lại nghe; Thành thử chỉ có ba con chó dữ với một thằng say rượu!; Thật là ầm ỹ! thể hiện thái độ thờ ơ, bàng quan của người dân hàng xóm nhà bá Kiến khi thấy Chí Phèo làm ầm ỹ.

Hay ví dụ:

(49) “ - Nhưng, bẩm ông, cái cảnh nhà chúng con cố cũng không được. Chỉ không bới đâu ra tiền …

- Không bới đâu ra tiền! Hừ! … Thôi được! Cứ để tiền mà chôn. Mẹ kiếp! Lại có cái thứ người ngu như vậy. Bảo bỏ tiền ra làm hưởng trưởng thì kêu không có đấy, thế mà mai kia nó có đến bắt phu, thì lại có tiền xì ra ngay. Muốn ăn gio thì cứ để cho mà ăn gio.” [10,193]

Trong ví dụ (49) các câu dưới bậc Cứ để tiền mà chôn; Lại có cái thứ người ngu như vậy; Bảo bỏ tiền ra làm hưởng trưởng thì kêu không có đấy, thế mà mai kia nó có đến bắt phu, thì lại có tiền xì ra ngay Muốn ăn gio thì cứ để cho mà ăn gio thể hiện thái độ khinh bỉ, tức giận của ông cựu khi thấy anh Bịch không có ý định bỏ tiền ra mua chức hương trưởng.

Ví dụ:

(50) “ Người có tiền bỏ ra bao giờ cũng muốn nắm đằng chuôi như vậy. Được! Được! Muốn thế nào thì muốn. Thai cần tiền …” [10,323]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 69

Ở ví dụ (50) câu dưới bậc Muốn thế nào thì muốn thể hiện thái độ tức giận của nhân vật Thai khi anh muốn vay tiền mà lãi lại quá cao.

Tóm lại, trong tác phẩm của mình, Nam Cao đã thể hiện nhiều thái độ khác nhau đối với các nhân vật của mình. Đó có thể là sự vui mừng, sự tức giận, sự trân trọng hay miệt thị của tác giả đối với nhân vật. Những thái độ này có thể được bộc lộ bằng nhiều cách nhưng không thể phủ nhận vai trò của câu dưới bậc trong việc thể hiện các thái độ này.

Một phần của tài liệu Câu dưới bậc trong truyện ngắn nam cao (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)