Câu dưới bậc có tính vị ngữ tự thân trong truyện ngắn Nam Cao

Một phần của tài liệu Câu dưới bậc trong truyện ngắn nam cao (Trang 34)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Câu dưới bậc có tính vị ngữ tự thân trong truyện ngắn Nam Cao

Theo thống kê, trong 41 truyện trong truyện ngắn Nam Cao, có 483 câu dưới bậc có tính vị ngữ tự thân. Trong số đó, câu dưới bậc khuyết chủ ngữ có 22 câu, chiếm tỉ lệ 4,6% (22/483). Câu dưới bậc ẩn chủ ngữ có 461 câu, chiểm tỉ lệ 95,4% (461/483). Có thể nhận thấy điều này qua bảng tổng kết dưới đây:

Bảng 2.3: Câu dƣới bậc có tính vị ngữ tự thân Câu dƣới bậc có tính vị ngữ tự thân

Câu dƣới bậc khuyết chủ ngữ Câu dƣới bậc ẩn chủ ngữ

Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %

22 4.6% 461 95,4%

Như vậy, chiếm đa số là câu dưới bậc ẩn chủ ngữ. Câu dưới bậc khuyết chủ ngữ chiếm tỉ lệ ít hơn. Số liệu cụ thể qua từng tác phẩm như sau:

Bảng 2.4. Câu dƣới bậc có tính vị ngữ tự thân (số liệu qua từng tác phẩm)

STT Tên truyện Số lƣợng câu dƣới bậc

1 Nghèo 14

2 Chí Phèo 63

3 Dì Hảo 9

4 Cái chết của con mực 3

5 Nhỏ nhen 2

6 Cái mặt không chơi được 11

7 Lão Hạc 21

8 Một đám cưới 13

9 Trẻ con không được ăn thịt chó 38

10 Một bữa no 6

11 Truyện tình 1

12 Sao lại thế này 3

13 Xem bói 17

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 28

STT Tên truyện Số lƣợng câu dƣới bậc

15 Từ ngày mẹ chết 33 16 Mua danh 22 17 Ở hiền 4 18 Giăng sáng 13 19 Đôi móng giò 14 20 Lang Rận 8 21 Tư cách mõ 9 22 Đời thừa 3 23 Mua nhà 4

24 Những truyện không muốn viết 15

25 Cười 9 26 Quên điều độ 6 27 Nước mắt 6 28 Làm tổ 18 29 Bài học quét nhà 18 30 Đón khách 9 31 Con mèo 8

32 Nhìn người ta sung sướng 8

33 Đòn chồng 27

34 Quái dị 6

35 Một truyện Xú vơ nia 3

36 Mong mưa 1 37 Rửa hờn 4 38 Rình trộm 4 39 Nửa đêm 18 40 Mò sâm banh 6 Tổng số 483

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 29 2.2.1.1. Câu dưới bậc khuyết chủ ngữ

Như đã nói, theo thống kê, có 22 câu dưới bậc khuyết chủ ngữ. Số liệu cụ thể như sau:

Bảng 2.5: Câu dƣới bậc khuyết chủ ngữ

STT Tên truyện Số lƣợng câu dƣới bậc

1 Chí Phèo 6 2 Một đám cưới 2 3 Xem bói 1 4 Cười 2 5 Đón khách 1 6 Con mèo 6

7 Nhìn người ta sung sướng 2

8 Rình trộm 2

Tổng số 22

Như vậy, có thể nhận thấy trong truyện ngắn Nam Cao, câu dưới bậc khuyết chủ ngữ chiếm số lượng rất nhỏ (bao gồm 22 câu, chiếm tỉ lệ 4,4% trong tổng số câu dưới bậc (22/495)). Đây là kiểu câu đơn hai thành phần nhưng khuyết chủ ngữ. Chủ ngữ vắng mặt trong câu đó và cũng vắng mặt, không xuất hiện trong hoàn cảnh từ ngữ xung quanh câu ấy. Tuy nhiên, chủ ngữ dù không xuất hiện nhưng người đọc vẫn có thể xác định được trong hoàn cảnh bên ngoài từ ngữ mà câu đó được sử dụng. Điều này cho thấy câu dưới bậc khuyết chủ ngữ có tính tự lập tương đối lớn.

Ví dụ:

(1) “Chị ngửa cổ, cười hơ hớ: - Mới có nửa chai thôi mà?

- Mua cả nửa chai cho nó tiện. Uống không hết thì còn đấy. Mất đi đâu mà sợ”. [10,414]

Đoạn hội thoại trong ví dụ (1) là lời của một cặp vợ chồng. Anh chồng sai chị vợ đi mua rượu. Trong ví dụ này có 2 câu dưới bậc khuyết chủ ngữ, đó

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 30

là: “Uống không hết thì còn đấyMất đi đâu mà sợ”. Chủ ngữ của hai câu này vắng mặt nhưng nhờ hoàn cảnh bên ngoài từ ngữ, ta vẫn hiểu được anh chồng muốn nói rằng: anh chồng uống không hết rượu thì vẫn còn đấy và không mất đi đâu mà sợ.

Hay:

(2) “Bà hằn học chửi:

- Hừ, chắc đã ton hót gì với thằng ấy hẳn. Muốn lên Hà Nội lắm. Bà thì nói thật, cưới rồi bà con bắt hầu bà đủ mười bốn năm...” [10,369]

Trong ví dụ (2) cũng chứa 2 câu dưới bậc khuyết chủ. Đó là “Hừ, chắc đã ton hót gì với thằng ấy hẳn” và “Muốn lên Hà Nội lắm”. Đây là lời của người bà sau khi đọc bức thư của cháu bà viết cho một cô gái. Tên cô gái ấy không xuất hiện làm chủ ngữ của câu nhưng nhờ hoàn cảnh các từ ngữ xung quanh, người đọc vẫn nhận diện ra chủ ngữ ở đây muốn nói đến ai.

Trong truyện ngắn Nam Cao, câu dưới bậc khuyết chủ có nhiều loại: - Câu khuyết chủ được dùng khi nói một mình;

- Câu khuyết chủ là câu mệnh lệnh;

- Câu khuyết chủ ngữ là câu ngôn hành (ngữ vị) dùng để “chào”, “mời”. Số liệu cụ thể như sau:

Bảng 2.6: Các loại câu dƣới bậc khuyết chủ ngữ Câu khuyết chủ đƣợc

dùng khi nói một mình

Câu khuyết chủ là câu mệnh lệnh

Câu khuyết chủ là câu ngôn hành

Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %

7 31,8 12 54,5 3 13,7

Như vậy, có thể nhận thấy chiếm đa số là câu dưới bậc khuyết chủ là câu mệnh lệnh. Có 12 câu loại này, chiếm tỉ lệ 54,5% (12/22). Chiếm tỉ lệ ít hơn là câu khuyết chủ được dùng khi nói một mình (có 7 câu, chiếm tỉ lệ 31,8% (7/22)) và ít nhất là câu khuyết chủ ngôn hành. Chỉ có 3 câu thuộc loại này, chiếm tỉ lệ 13,7% (3/22).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 31

a. Câu khuyết chủ ngữ được dùng khi nói một mình

Khi người ta tự nói với mình về một vấn đề gì đó, thường đối với người nói, vật là chủ ngữ của câu đã rõ, nên người ta hay dùng câu dưới bậc khuyết chủ ngữ.

Ví dụ:

(3) “ Tức thật! Ồ thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất!” [10,11] Ví dụ (3) là lời của Chí Phèo tự nói về mình. Do vậy, chủ ngữ là “đã biết” đối với Chí Phèo. Đây cũng chính là một loại câu dưới bậc khuyết chủ ngữ.

Hay:

(4) “Nếu bớt mỗi ngày lẻ gạo, thì ít ra các em Dần cũng được no hơn.

Rồi có được đồng công nào cũng là hay. Mà chẳng được thì mỗi năm người ta cũng thí cho cái quần, cái áo”. [10,97]

Ví dụ (4) là lời của Dần trong truyện Một đám cưới tự nói với mình. Do vậy, chủ ngữ cũng không cần xuất hiện nữa.

b. Câu khuyết chủ là câu mệnh lệnh

Trong câu mệnh lệnh, chủ ngữ bao giờ cũng là người tiếp nhận câu nói. Ý nghĩa mệnh lệnh được biểu lộ mạnh và rõ hơn khi trong câu không dùng chủ ngữ.

Ví dụ:

(5) “Hắn làm như gật đầu. Nhưng cái đầu không động đậy, chỉ có cái mí mắt là nhích thôi.

- Thì đứng lên!” [10,36]

Trong truyện ngắn Chí Phèo có đoạn Chí Phèo bị cảm. Thị Nở đã bảo Chí Phèo đứng lên để dìu vào nhà. Thì đứng lên được coi là câu mệnh lệnh, một loại câu dưới bậc khuyết chủ ngữ.

Hay:

(6) “ Hắn toan đọc những điều vừa mới nói. Nhưng ông không muốn nghe gì hơn nữa. Ông đẩy hắn ra phía cửa:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 32

- Ra đi!

Ví dụ (6) nói về việc nhân vật hắn trong tác phẩm Xem bói đi xin việc làm nhưng đi đâu cũng bị xua đuổi. Câu dưới bậc khuyết chủ Ra đicũng thuộc loại câu mệnh lệnh.

Ví dụ:

(7) “Vợ hắn hỏi bằng một giọng ôn tồn giả hiệu: - Mình có bằng lòng hay không bằng lòng?

- Tôi không biết. Muốn bán bằng nào thì bán, bán cả đi cũng mặc. Đừng hỏi tôi!” [10,286]

Đừng hỏi tôi cũng là câu mệnh lệnh, thuộc loại câu dưới bậc khuyết chủ ngữ.

c. Câu khuyết chủ ngữ là câu ngôn hành (ngữ vị) dùng để “chào”, “mời”

Câu ngôn hành (ngữ vị) là câu mà hành động cần thực hiện của người nói cũng chính là cái câu người ấy phát ra trong lúc đó.

- Câu khuyết chủ ngữ là câu ngôn hành (ngữ vị) dùng để “chào”

Ví dụ:

(8) “Cũng may, hắn không cầm vỏ chai, bá Kiến cũng dõng dạc hỏi: - Anh Chí đi đâu đấy?

Hắn chào to: - Lạy cụ ạ.[10,24]

Lạy cụ ạ trong ví dụ (8) là câu ngôn hành dùng để chào. Đoạn hội thoại nói về việc Chí Phèo đến nhà bá Kiến xin tiền. Nhìn thấy bá Kiến, Chí Phèo đã chào to. Câu chào này chính là một loại câu dưới bậc khuyết chủ ngữ.

Hay:

(9) “Nghe tiếng chuông xe đạp, Na giật mình. Thị vội giấu hộp xáp vào trong túi. Sinh đã cười nhăn nhở.

- Chào mợ phán”. [10,342]

Ví dụ (9) kể về đoạn Sinh mang biếu ông đồ Cảnh chai rượu. Gặp Na, Sinh đã chào to. Chào mợ phán cũng chính là một câu dưới bậc khuyết chủ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 33

- Câu khuyết chủ ngữ là câu ngôn hành (ngữ vị) dùng để “mời”

(10) “Chị cu không thèm đáp. Cái Viển đoán là chủ giận, vội lại vét nồi cơm ra bát...

- Mời chị lại xơi nốt...” [10,358]

Mời chị lại xơi nốt là câu dưới bậc khuyết chủ ngữ dùng để mời. 2.2.1.2. Câu dưới bậc ẩn chủ ngữ

Theo thống kê, chiếm đa số là câu dưới bậc ẩn chủ ngữ. Có 461 câu thuộc loại này, chiếm tỉ lệ 95,4% trong tổng số câu dưới bậc có tính vị ngữ tự thân (461/483) và chiếm tỉ lệ 93,1% trong tổng số câu dưới bậc trong truyện ngắn Nam Cao. Số liệu cụ thể như sau:

Bảng 2.7. Câu dƣới bậc ẩn chủ ngữ

STT Tên truyện Số lƣợng câu dƣới bậc

1 Nghèo 14

2 Chí Phèo 57

3 Dì Hảo 9

4 Cái chết của con mực 3

5 Nhỏ nhen 2

6 Cái mặt không chơi được 11

7 Lão Hạc 21

8 Một đám cưới 11

9 Trẻ con không được ăn thịt chó 38

10 Một bữa no 6

11 Truyện tình 1

12 Sao lại thế này 3

13 Xem bói 16

14 Điếu văn 6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 34

STT Tên truyện Số lƣợng câu dƣới bậc

16 Mua danh 22 17 Ở hiền 4 18 Giăng sáng 13 19 Đôi móng giò 14 20 Lang Rận 8 21 Tư cách mõ 9 22 Đời thừa 3 23 Mua nhà 4

24 Những truyện không muốn viết 15

25 Cười 7 26 Quên điều độ 6 27 Nước mắt 6 28 Làm tổ 18 29 Bài học quét nhà 18 30 Đón khách 8 31 Con mèo 2

32 Nhìn người ta sung sướng 6

33 Đòn chồng 27

34 Quái dị 6

35 Một truyện Xú vơ nia 3

36 Mong mưa 1 37 Rửa hờn 4 38 Rình trộm 2 39 Nửa đêm 18 40 Mò sâm banh 6 Tổng số 461

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 35

Câu dưới bậc ẩn chỉ ngữ là kiểu câu đơn hai thành phần, trong đó từ làm chủ ngữ không được nêu ra, nhưng vật mà từ đó biểu thị đã được nhắc đến y nguyên hoặc dưới một hình thức khác ở phần từ ngữ đứng trước hoặc sẽ được nhắc đến ở phần từ ngữ đứng sau. Chủ ngữ mà phải nhờ vào hoàn cảnh từ ngữ xung quanh mới nhận ra được như vậy gọi là chủ ngữ ẩn.

Chẳng hạn:

(11) “Hắn bắt đầu hỏi về hậu vận...

- Ông còn long đong năm nay, sang năm nữa. Đến năm băm mốt thì mới khá”. [10,165]

Câu Đến năm băm mốt thì mới khá là một câu dưới bậc ẩn chủ ngữ. Mặc dù chủ ngữ không xuất hiện trong câu này nhưng nhờ từ ông trong câu trước, chúng ta vẫn xác định được đối tượng mà người nói muốn đề cập đến ở đây là nhân vật hắn.

Hay:

(12) “Của đáng mười Nhu chỉ bán được năm. Có khi chẳng lấy được đồng tiền nào là khác nữa...” [10,204]

Ở ví dụ (12), câu Có khi chẳng lấy được đồng tiền nào là khác nữa cũng là câu dưới bậc ẩn chủ ngữ. Nhờ từ Nhu ở câu đứng trước mà người đọc nhận ra đối tượng được nói đến trong câu tiếp theo chính là nhân vật này.

Một ví dụ khác:

(13) “Những ngày rước sách, hội hè, Nhượng thắng bộ vào, trông nổi đình đám lắm. Các cậu trai làng trông thấy đều tít mắt lại. Các bà mẹ sắp hỏi vợ cho con cũng để ý nhiều. Thật ra thì các bà chẳng ưa gì những cô làm đỏm thế đâu. Nhưng muốn làm đỏm phải có tiền. Khuyên vàng, xà tích là tiền. Quần áo cũng là tiền. Khi nó về nhà mình thì nó đem theo cả những thứ ấy về. Của nó cũng như của con mình. Mà tiền của chẳng bao giờ nên chê cả! Huống hồ Nhượng lại có tiếng là gái đảm và nhiều vốn liếng. Chỉ phải cái hơi cứng cổ”. [10,205].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 36

Ở ví dụ (13) có 2 câu dưới bậc ẩn chủ, đó là: Nhưng muốn làm đỏm phải có tiềnChỉ phải cái hơi cứng cổ. Nhờ những từ ngữ như những cô làm đỏm

Nhượng mà người đọc biết rằng đây là những đối tượng được đề cập đến trong hai câu dưới bậc ẩn chủ này.

Trong câu dưới bậc ẩn chủ, chủ ngữ ẩn có thể được nhận ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

- Chủ ngữ ẩn được nhận ra một cách trực tiếp Chẳng hạn:

(14) “Thầy phải gửi gạo bên nhà bác Vụ để thổi cơm cho Ninh và Đật. Bởi thầy đi từ sáng đến tối. Có khi tối cũng không về. Có khi đi luôn hai, ba ngày”. [10,184]

Ở ví dụ (14), nhờ từ thầy xuất hiện ở những câu trước mà người đọc nhận ra được chủ ngữ ẩn của hai câu Có khi tối cũng không về Có khi đi luôn hai, ba ngày. Đây là chủ ngữ ẩn được nhận ra một cách trực tiếp.

Hay:

(15) “Ninh cõng Đật ra tận đường đứng xem, từ hôm ấy thầy lại càng khỏe đi. Đi suốt ngày suốt đêm. Mưa rét thế này, chả biết thầy đi làm gì cho khổ? Chả biết có được ăn gì hay không? Hay là nhịn đói luôn ba bốn ngày?...” [10,184]

Trong ví dụ (15), chủ ngữ ẩn trong các câu Đi suốt ngày suốt đêm, Chả biết có được ăn gì hay không Hay là nhịn đói luôn ba bốn ngày cũng được nhận ra một cách trực tiếp. Cụ thể, nhờ từ thầy trong những câu lân cận mà người đọc nhận ra đây là chủ ngữ ẩn của 3 câu dưới bậc ẩn chủ ngữ.

Một ví dụ khác:

(16) “Người ấy không yêu dì. Thật mà! Người ấy chẳng yêu dì Hảo đâu.

Mà lại còn khinh dì là khác nữa”. [10,54]

Ở ví dụ (16), nhờ cụm từ người ấy đi trước mà người đọc nhận ra đây chính là chủ ngữ ẩn trong câu Mà lại còn khinh dì là khác nữa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 37

- Chủ ngữ ẩn được nhận ra một cách gián tiếp Chẳng hạn:

(17) “Anh mỉm cười. Chị vừa phát khẽ vào lưng anh, vừa bảo:

- Nỡm lắm! Có ra chõng mà nằm không? Cái Viển nó lại cười cho là trò trẻ. Mới giận nhau chập tối, nửa đêm đã lành...” [10,360]

Ở ví dụ (17), chủ ngữ ẩn trong câu Mới giận nhau chập tối, nửa đêm đã lành được nhận ra một cách gián tiếp. Cụ thể, thông qua lời dẫn truyện “Anh mỉm cười. Chị vừa phát khẽ vào lưng anh, vừa bảo” mà người đọc hiểu được rằng chủ ngữ ẩn ở đây là vợ chồng.

Hay:

(18) “Một người khôn ngoan chỉ bóp đến nửa chừng. Hãy ngấm ngầm

đẩy người ta xuống sông, nhưng rồi dắt nó lên để nó đền ơn. Hãy đập bàn đập ghế để đòi được năm đồng, nhưng được rồi thì vất trả lại năm hào “vì thương anh túng quá”!” [10,22]

Ở ví dụ (18) có 2 câu dưới bậc, đó là: Hãy ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông, nhưng rồi dắt nó lên để nó đền ơn Hãy đập bàn đập ghế để đòi được năm đồng, nhưng được rồi thì vất trả lại năm hào “vì thương anh túng quá”. Chủ ngữ ẩn trong hai câu này cũng được nhận ra một cách gián tiếp. Nhờ vào câu “Một người khôn ngoan chỉ bóp đến nửa chừng” mà người đọc hiểu rằng chủ ngữ ẩn ở đây là nói đến một người khôn ngoan chung chung.

Trong câu dưới bậc ẩn chủ ngữ trong truyện ngắn Nam Cao, chủ ngữ ẩn có

Một phần của tài liệu Câu dưới bậc trong truyện ngắn nam cao (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)