D. U xơ tử cung
7. Khám hậu phẫu mổ phụ khoa (cắt tử cung, cắt khố iu buồng trứng)
Hậu phẫu ngày thứ mấy.
Lý do mổ, phƣơng pháp mổ, khó khăn trong lúc mổ, yêu cầu của phẫu thuật viên.
- VD: hậu phẫu ngày thứ 3 mổ cắt tử cung toàn phần và 2 phần phụ
Tổng trạng và tinh thần của ngƣời mẹ. Những than phiền của ngƣời mẹ.
- VD: tiểu rát, đau bụng, nhức đầu . . .
Có trung tiện.
- Bệnh nhân thường trung tiện vào ngày hậu phẫu 1.
Sinh hiệu. Khám tim, phổi. Khám bụng. - Bụng mềm hay chướng? - VD: bụng chướng nhẹ. Tình trạng vết mổ.
- Vết mổ khô hay có dịch (máu thấm băng).
Có ra máu ở âm đạo hay không. (cắt tử cung toàn phần) - VD: âm đạo không ra máu.
Lƣợng nƣớc tiểu.
CHƢƠNG VII
TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN
Hƣớng dẫn cách sử dụng
Trong quá trình học lý thuyết, anh (chị) đã được học nhiều bệnh lý khác nhau trong sản khoa và phụ khoa. Tuy nhiên, trên lâm sàng người bệnh nhân không phải lúc nào có đầy đủ các dấu hiệu giúp anh (chị) chẩn đoán chính xác là bệnh gì. Vì vậy, anh (chị) phải nhớ các nguyên nhân thường gặp mà có chung 1 dấu hiệu lâm sàng. Phần này chúng tôi đã tổng kết được các dấu hiệu lâm sàng trong sản phụ khoa và các nguyên nhân thường gặp.
VD: Anh (chị) gặp dấu hiệu lâm sàng “Xuất huyết ở 3 tháng cuối thai kỳ”, anh chị sẽ tìm dược nguyên nhân thường gặp nhất là: Nhau tiền đạo – Nhau bong non – Vỡ tử cung . . . , anh (chị) sẽ đọc những bài viết về các bệnh lý này từ đó sẽ có hướng chẩn đoán chính xác. Để thuận lợi tra cứu, chúng tôi chia các dấu hiệu lâm sàng này theo từng phần sau: Chăm sóc tiền sản – Trong giai đoạn chuyển dạ sanh – Sau sanh (sau mổ lấy thai) – Phụ khoa.
VD: Anh (chị) ghi nhận dấu hiệu “băng huyết sau sanh”, anh chị sẽ tra cứu nguyên nhân ở phần “hậu sản”.
A. Chăm sóc tiền sản
1. Nguyên nhân tử cung to hơn tuổi thai ở 3 tháng đầu thai kỳ
Nhớ lầm ngày kinh cuối. Thai trứng. (IV.E-T32)
U xơ tử cung và thai. (IV.D.4-T31)
Đa thai.
--- o0o ---