Nhau tiền đạo

Một phần của tài liệu Sổ Tay Y Học Sản Phụ Khoa (Trang 68)

D. U xơ tử cung

14. Nhau tiền đạo

Tình huống lâm sàng

 Siêu âm phát hiện nhau tiền đạo.

 Sản phụ ra huyết đột ngột, không kèm đau bụng, máu đỏ tươi có lẫn máu cục.

Thời điểm khám bệnh

 Nhau tiền đạo nếu ra máu nhiều có thể gây tử vong cho mẹ và thai. Vì thế, những trường hợp ra máu âm đạo phải được khám ngay.

Các yếu tố cần biết

Tổng trạng của sản phụ?

- Cần theo dõi mạch và huyết áp của sản phụ đề phòng trường hợp sốc mất máu. Nếu mạch tăng > 15 nhịp/ 1 phút và huyết áp giảm 10 - 20 mmHg khi thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi thì đó là dấu hiệu sớm của sốc mất máu.

Nhịp tim thai?

- Nhịp tim thai bất thường chứng tỏ suy thai, cần phải can thiệp ngay.

- Nếu là nhau tiền đạo trung tâm hoặc bán trung tâm thì vẫn phải mổ lấy thai dù thai đã chết.

Nhau tiền đạo dạng gì? (III.H.1-T23)

- Nếu là nhau tiền đạo trung tâm thì mổ lấy thai. Siêu âm là xét nghiệm tốt nhất để xác định vị trí của bánh nhau.

Tuổi thai đƣợc bao nhiêu tuần?(I.B.5-T3)

- Tuổi thai được tính theo ngày đầu của chu kỳ kinh cuối hoặc siêu âm 3 tháng đầu thai kỳ.

- Nếu là nhau tiền đạo ra máu nhiều thì yếu tố quyết định chấm dứt thai kỳ là tình trạng của mẹ không phải là tuổi thai (thai đã trưởng thành hay còn non tháng). Tuy nhiên, nếu tình trạng ra máu không nhiều, anh (chị) cũng cần phải biết tuổi thai bao nhiêu để có hướng xử trí thích hợp.

Có chuyển dạ chƣa (III.B.1-T15)?

- Chuyển dạ thật sự bắt đầu khi cơn co tử cung đều đặn (rất khó xác định giai đoạn này). Đối với nhau tiền đạo trung tâm và bán trung tâm, tình trạng ra máu xảy ra khi cổ tử cung bắt đầu mở.

Sản phụ đã có siêu âm chƣa?

- Giấy siêu âm thai trong những tháng cuối thai kỳ sẽ giúp các thầy thuốc chẩn đoán nhanh nguyên nhân ra máu. Đặc biệt trong những trường hợp không thể siêu âm ngay (ra máu nhiều, sốc mất máu).

Thái độ xử trí

Thái độ xử trí tùy thuộc vào: Tình trạng ra máu của mẹ? Tuổi thai là bao nhiêu tuần? Nhau tiền đạo loại nào?

Tình trạng ra máu của mẹ?

- Nếu tình trạng ra máu ảnh hưởng đến tổng trạng của người mẹ thì chấm dứt thai kỳ bất chấp tuổi thai.

- Nếu tình trạng ra máu ít, tự cầm, không ảnh hưởng đến tổng trạng của người mẹ, có thể theo dõi thêm nếu thai chưa đủ tháng.

Tuổi thai là bao nhiêu tuần?

- Nếu thai chưa trưởng thành và tình trạng ra máu không nhiều thì có thể theo dõi thêm. - Nếu thai đã trưởng thành (III.A.3-T8), có thể chủ động chấm dứt thai kỳ.

Loại nhau tiền đạo?

- Nếu đã xác định là nhau tiền đạo trung tâm thì có thể chủ động chấm dứt thai kỳ khi thai đã trưởng thành.

Các bƣớc thực hiện

 Cho nhập viện khi: (1) ra máu nhiều; (2) có dấu hiệu chuyển dạ; (3) thai đủ tháng.  Lập đường truyền.

 Ghi nhận dấu hiệu sinh tồn.

 Đánh giá sức khỏe của thai: nghe tim thai, siêu âm thai, dùng monitoring sản khoa.  Tính tuổi thai: siêu âm của 3 tháng đầu, kinh cuối, ngày dự sanh.

 Xác định giai đoạn chuyển dạ: khám âm đạo dựa vào độ mở của cổ tử cung. Cẩn thận khi khám âm đạo ở những trường hợp nhau tiền đạo, nếu đã xác định được là nhau tiền đạo trung tâm thì không nên khám âm đạo.

 Siêu âm xác định vị trí của bánh nhau.(XIII.A.7-T89)

 Xét nghiệm máu, nhóm máu.  Chuẩn bị máu.

 Quyết định thời điểm và phương pháp chấm dứt thai kỳ.

Nguy cơ cho mẹ và con

Cho mẹ

 Tăng nguy cơ mổ lấy thai.

 Tăng nguy cơ cắt tử cung sau mổ lấy thai. (III.E.6-T21)

 Sốc giảm thể tích.

 Tử vong do mất máu (hiếm).  Nhau cài răng lược.

Cho con

 Suy thai. (III.D.1-T19)

 Tử vong do non tháng.

 Tử vong do giảm tuần hoàn mẹ - con (do mẹ mất máu nhều).

Một phần của tài liệu Sổ Tay Y Học Sản Phụ Khoa (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)