Khám hậu phẫu mổ lấy thai

Một phần của tài liệu Sổ Tay Y Học Sản Phụ Khoa (Trang 73)

D. U xơ tử cung

18. Khám hậu phẫu mổ lấy thai

Ngƣời mẹ

Hậu phẫu ngày thứ mấy.

Lý do mổ, phƣơng pháp mổ, khó khăn trong lúc mổ, yêu cầu của phẫu thuật viên.

- VD: hậu phẫu ngày thứ 3 mổ lấy thai do suy thai. lưu thông tiểu 48 giờ, xem màu sắc của nước tiểu.  Tổng trạng và tinh thần của ngƣời mẹ.

Những than phiền của ngƣời mẹ.

- VD: tiểu rát, đau bụng (VII.C.3-T74), nhức đầu . . .  Có trung tiện.

- Bệnh nhân thường trung tiện vào ngày hậu phẫu 1. - VD: trung tiện (+).

Sinh hiệu.

Khám tim, phổi.

Khám vú.

- Vú có căng sữa hay không?

- Núm vú có bị tụt hay không, có bị nứt hay không? - VD: 2 vú căng sữa.

Khám bụng.

- Bụng mềm hay chướng? - VD: bụng chướng nhẹ.  Khám vết mổ.

- Vị trí của vết mổ (dọc giữa dưới rốn hoặc ngang trên vệ)? - Dài bao nhiêu?

- Vết mổ khô hay có máu thấm băng?

- VD: vết mổ ngang trên vệ, dài 12 cm, vết mổ khô.  Sự co hồi của tử cung, mật độ của tử cung.

- Tử cung co hồi trên xương vệ bao nhiêu cm? - Mật độ tử cung chắc hay mềm?

- VD: tử cung co hồi trên xương vệ khoảng 10 cm, mật độ chắc.  Đánh giá sản dịch.

- Lượng sản dịch bao nhiêu? - Sản dịch có mùi hôi hay không? - VD: sản dịch trung bình, không hôi.  Lƣợng nƣớc tiểu, màu sắc.

- VD: nước tiểu 300 ml, màu vàng trong.

Trẻ sơ sinh

 Tổng trạng: hồng hào.

 Tiêu phân su: thường bé đi tiêu phân su trong vòng 8 – 10 giờ sau sanh.  Tiểu: đa số đi tiểu trong vòng 24 giờ đầu sau sanh.

 Sinh hiệu: mạch: 130 lần/ 1 phút; nhịp thở: 40 lần/ 1 phút.

 Bướu huyết thanh: thường biến mất trong vòng 3 ngày đầu sau sanh.

 Vàng da: vàng da sinh lý ở trẻ đủ tháng xuất hiện từ ngày thứ 3 và biến mất tù ngày thứ 8 sau sanh. Trong giai đoạn vàng da bé vẫn bú, ngủ bình thường.

 Chân rốn khô hay ướt: chân rốn thường khô vào ngày thứ 3 – 4 sau sanh.  Dị dạng bẩm sinh hoặc tổn thương?

 Các phản xạ nguyên phát: (1) Phản xạ 4 điểm; (2) Phản xạ nắm; (3) Phản xạ Moro; (4) Phản xạ duỗi chéo; (5) Phản xạ tự động bước.

Tƣ vấn cho mẹ

 Cho con bú mẹ. (IX.B.2-T82)

 Chọn phương pháp ngừa thai. (XII.A.1-T88)

B. PHỤ KHOA

1. Khám phụ khoa

Lý do nhập viện.

- Đánh giá bệnh nhân có cần phải cấp cứu hay không? - VD: Lý do nhập viện: ra máu âm đạo.

Hỏi bệnh sử.

- Đánh giá quá trình phát triển của bệnh, các phương pháp điều trị đã áp dụng . . . - Tiên lượng mức độ ác tính của bệnh.

Tiền căn sản khoa, phụ khoa của bệnh nhân. (I.B.1-T1)

- Phát hiện những bất thường để có hướng xử trí thích hợp.

- VD: nếu bệnh nhân có nhân xơ tử cung nhưng chưa lập gia đình, hướng xử trí tốt nhất là “bóc nhân xơ”

Tiền căn nội khoa, ngoại khoa của bệnh nhân.

- Phát hiện những bất thường để có hướng xử trí thích hợp.  Khám tổng quát.

Khám tim, phổi.

- Phát hiện những bất thường để có hướng xử trí thích hợp.  Khám bụng.

- VD: Bụng mềm, không sẹo mổ cũ.  Khám âm đạo bằng mỏ vịt.

- Quan sát xem có sang thương ở âm đạo hoặc cổ tử cung. - VD: âm đạo chưa phát hiện bất thường, cổ tử cung trơn láng.  Khám âm đạo bằng tay.

- Tử cung: ngã trước, ngã sau hay trung gian. Kích thước như thế nào? Di động dễ hay khó?

- Phần phụ: sờ chạm hay không? - Các túi cùng: mềm hay căng?

- Quan sát găng: có dính dịch hay máu không?

- VD: kích thước tương đương thai 12 tuần, di động dễ không đau. hai phần phụ sờ không chạm.

các túi cùng trống. găng không có dính máu.

Đối với những trƣờng hợp khó khăn anh (chị) cần phải kết hợp khám hậu môn. Chẩn đoán sơ bộ: bệnh lý – biến chứng (nếu có).

VD: U xơ tử cung khoảng thai 12 tuần gây rong kinh thiếu máu.  Chẩn đoán phân biệt: (nếu cần)

Biện luận chẩn đoán:

Đề nghị xét nghiệm: các nhóm xét nghiệm

- Xét nghiệm thường qui: công thức máu, máu chảy, máu đông, nhóm máu . . . - Xét nghiệm để chẩn đoán: siêu âm . . .

- Xét nghiệm để chẩn đoán phân biệt: siêu âm . . .

- Xét nghiệm để điều trị (phẫu thuật): chức năng gan, chức năng thận, X quang phổi.  Chẩn đoán xác định

Hƣớng xử trí: điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa.

Một phần của tài liệu Sổ Tay Y Học Sản Phụ Khoa (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)