Thai chết trong tử cung

Một phần của tài liệu Sổ Tay Y Học Sản Phụ Khoa (Trang 63)

D. U xơ tử cung

10. Thai chết trong tử cung

Tình huống lâm sàng

 Sản phụ khai thai không máy.

 Không nghe được tim thai (bằng ống nghe hoặc bằng máy).  Siêu âm không thấy tim thai đập.

Thời điểm khám bệnh

 Cần được khám ngay nếu: (1) có nhiễm trùng ối; (2) nghi ngờ rối loạn đông máu.

Các yếu tố cần biếtMẹ có bệnh gì không?

- Đái tháo đường, cao huyết áp (III.C-T18), nhau bong non (III.H.2-T23). . . có thể làm thai chết trong tử cung. trong tử cung.

Thai đã chết bao lâu?

- Nếu thai đã chết được 6 tuần thì nguy cơ xảy ra tình trạng rối loạn đông máu rất cao. Tuy nhiên, rất khó xác định thời điểm thai chết.

- Tỷ lệ xảy ra tình trạng rối loạn đông máu sau khi thai chết chỉ khoảng 25%.  Có chuyển dạ chƣa (III.B.1-T15)? Nếu có thì đang ở giai đoạn nào?(III.B.2-T15)

- Chuyển dạ thật sự bắt đầu khi cơn co tử cung đều đặn (rất khó xác định giai đoạn này). Sau khi thai chết chuyển dạ tự nhiên sẽ xảy ra.

Có biểu hiện của rối loạn đông máu hay không? Có nhiễm trùng ối không? (III.G.4-T22)

- Rối loạn đông máu biểu hiện qua dấu hiệu lâm sàng (xuất huyết dưới da, xuất huyết ở những nơi tiêm chích . . . ) và cận lâm sàng (fibrinogen giảm, tiểu cầu giảm . . . ).

Thái độ xử trí

Phụ thuộc các yếu tố: Có chuyển dạ hay chưa? Có biến chứng gì không?

Có chuyển dạ hay chƣa?

- Nếu chưa chuyển dạ: chờ chuyển dạ tự nhiên. Điều trị các bệnh lý và biến chứng (nếu có).

- Nếu có chuyển dạ: theo dõi chuyển dạ. Điều trị các bệnh lý và biến chứng (nếu có).

Có biến chứng gì không?

- Nếu không có biến chứng: theo dõi chuyển dạ tự nhiên.

- Nếu có nhiễm trùng ối: kháng sinh, khởi phát chuyển dạ (III.B.4-T16). - Nếu có rối loạn đông máu: truyền máu tươi hoặc các yếu tố đông máu.

Các bƣớc thực hiện

 Cho nhập viện tất cả những trường hợp thai chết trong tử cung.  Xác định thời điểm thai chết (khó xác định).

 Xác định giai đoạn chuyển dạ: khám âm đạo dựa vào độ mở của cổ tử cung.  Xác định có rối loạn đông máu hay không?

 Tìm những bệnh lý kèm theo của mẹ.

 Cố gắng để sanh ngả âm đạo nếu mẹ không có bệnh lý cần cấp cứu (nhau bong non, nhau tiền đạo . . . ).

 Cần khám bé, bánh nhau và dây rốn cẩn thận sau khi sanh (có thể tìm thấy nguyên nhân gây tử vong: dị dạng, dây rốn thắt nút thật . . .).

Nguy cơ cho mẹ và con

Cho mẹ

Nhiễm trùng ối (nếu ối vỡ sớm). (III.G.4-T22)

Rối loạn đông máu.

--- o0o ---

Một phần của tài liệu Sổ Tay Y Học Sản Phụ Khoa (Trang 63)