NHỮNG BIẾN SỐ CẦN THU THẬP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố tiên lượng biến chứng, tử vong trong chấn thương và vết thương tá tràng (Trang 41)

Dịch tễ

– Tuổi: biến định lƣợng, tính bằng năm nhập viện điều trị trừ cho năm sinh của bệnh nhân.

– Giới: biến nhị giá, gồm 2 giá trị nam, nữ.

Lâm sàng

– Nguyên nhân: gồm 2 nhóm là chấn thƣơng bụng kín và vết thƣơng thấu bụng.

+ Nguyên nhân chấn thƣơng bụng kín gồm 4 giá trị: chấn thƣơng bụng kín do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt, ẩu đả.

+ Nguyên nhân vết thƣơng thấu bụng: do bạch khí, do hỏa khí.

– Triệu chứng lâm sàng: ghi nhận các dấu hiệu lâm sàng trƣớc mổ: sốc, đau bụng, phản ứng thành bụng, vết bầm dập xây xát da hoặc vết thƣơng thành bụng. Đau bụng gồm 3 giá trị: không đau bụng, đau bụng khu trú, đau khắp bụng. Các triệu chứng còn lại là biến nhị giá gồm 2 giá trị có hoặc không.

– Tiền sử: ghi nhận tiền sử bệnh lý ngoại khoa, nội khoa, các bệnh lý di truyền, ung thƣ.

– Thời điểm can thiệp phẫu thuật: tính từ lúc tổn thƣơng đến khi đƣợc phẫu thuật xử trí thƣơng tổn tá tràng. Chia làm 2 nhóm trong 24 giờ đầu và sau 24 giờ.

Cận lâm sàng

– X quang: ghi nhận các dấu hiệu hơi sau phúc mạc, hơi tự do ổ bụng, ổ bụng mờ hoặc không có dấu hiệu bất thƣờng. Mỗi dấu hiệu tƣơng ứng 1 giá trị.

– Siêu âm: ghi nhận các dấu hiệu dịch sau phúc mạc, dịch ổ bụng hoặc không có dấu hiệu bất thƣờng. Mỗi dấu hiệu tƣơng ứng 1 giá trị. Ghi nhận những tổn thƣơng các tạng kèm theo (nếu có).

– CT scan: ghi nhận các dấu hiệu hơi tự do sau phúc mạc, hơi tự do ổ bụng, dịch sau phúc mạc, dịch ổ bụng. Mỗi dấu hiệu là 1 biến nhị giá với 2

giá trị có hoặc không. Ghi nhận thêm các dấu hiệu tổn thƣơng kết hợp kèm theo nếu có.

Chẩn đoán trƣớc mổ

Ghi nhận trong tƣờng trình phẫu thuật và trong tờ điều trị của hồ sơ khi chỉ định phẫu thuật, bao gồm: vỡ tá tràng, vỡ tạng rỗng, vết thƣơng thấu bụng, xuất huyết nội, viêm phúc mạc do các nguyên nhân khác… mỗi chẩn đoán tƣơng ứng với một giá trị.

Đặc điểm thƣơng tổn tá tràng

– Vị trí tổn thƣơng theo chiều dài tá tràng: số thƣơng tổn ở D1, số thƣơng tổn ở D2 trên bóng Vater, số thƣơng tổn ở D2 dƣới bóng Vater, số thƣơng tổn ở D3, số thƣơng tổn ở D4. Số thƣơng tổn ở mỗi đoạn tá tràng là một biến định lƣợng.

– Vị trí tổn thƣơng tá tràng tƣơng quan với mốc bóng Vater: có 2 giá trị trên và dƣới bóng Vater. Các trƣờng hợp tổn thƣơng tá tràng nhiều vị trí, nếu có tổn thƣơng tá tràng dƣới bóng Vater sẽ đƣợc ghi nhận là dƣới bóng Vater.

– Vị trí tổn thƣơng tƣơng quan với mặt trƣớc hoặc sau tá tràng: có 3 giá trị là mặt trƣớc, mặt sau và cả 2 mặt. Các trƣờng hợp tổn thƣơng tá tràng gần đứt lìa, hoặc đứt đôi hoặc có 2 vị trí tổn thƣơng ở 2 mặt tá tràng đƣợc ghi nhận là cả 2 mặt. Các trƣờng hợp còn lại ghi nhận theo tổn thƣơng ở mặt nào nhiều hơn.

– Phân độ thƣơng tổn tá tràng theo AAST, mỗi độ ứng với 1 giá trị.

+ Tổn thương tá tràng mức độ nhẹ: độ I, II;

+ Tổn thương tá tràng mức độ nặng: độ III, IV, V.

Tổn thƣơng kết hợp

Các tổn thƣơng kết hợp trong và ngoài ổ bụng: mỗi tạng, mỗi cơ quan là một biến nhị giá với 2 giá trị có hoặc không.

Phƣơng pháp phẫu thuật và kết quả điều trị

– Phƣơng pháp phẫu thuật: có 9 giá trị tƣơng ứng với các phƣơng pháp phẫu thuật.

1: Khâu tá tràng đơn thuần

2: Khâu tá tràng kèm dẫn lƣu dạ dày, hỗng tràng ra da 3: Khâu tá tràng kèm nối vị - tràng

4: Nối tá - hỗng tràng theo Roux-en-Y (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5: Cắt tá tràng, nối tá - hỗng tràng theo Roux-en-Y 6: Cắt tá tràng, nối tá - hỗng tràng tận - tận

7: Túi thừa hóa tá tràng 8: Triệt môn vị

9: Phẫu thuật Whipple

Chúng tôi chỉ ghi nhận các lần phẫu thuật liên quan đến tá tràng. Những trƣờng hợp không phát hiện tổn thƣơng trong các cuộc mổ trƣớc thì lần phẫu thuật đầu tiên có xử trí thƣơng tổn tá tràng đƣợc xem nhƣ mổ lần đầu.

+ Phương pháp phẫu thuật đơn giản bao gồm các phƣơng pháp: khâu

tá tràng đơn thuần; khâu tá tràng kèm dẫn lƣu dạ dày, hỗng tràng ra da; khâu tá tràng kèm nối vị - tràng.

+Phương pháp phẫu thuật phức tạp bao gồm các phƣơng pháp: nối tá -

hỗng tràng theo Roux-en-Y; cắt tá tràng, nối tá - hỗng tràng theo Roux-en-Y; cắt tá tràng, nối tá - hỗng tràng tận - tận; túi thừa hóa tá tràng; triệt môn vị; phẫu thuật Whipple.

– Biến chứng sau mổ: ghi nhận các biến chứng sau lần phẫu thuật xử trí thƣơng tổn tá tràng, gồm các biến chứng liên quan đến tổn thƣơng tá tràng: viêm phúc mạc hay áp xe sau phúc mạc do bục, rò tá tràng, rò mật, rò tụy,

chảy máu, nhiễm trùng vết mổ, áp xe tồn lƣu, nhiễm trùng nhiễm độc... Mỗi biến chứng là một biến nhị giá với 2 giá trị có hoặc không.

– Thời điểm mổ lại: tính từ sau khi xuất hiện biến chứng đến lúc phẫu thuật, chia làm 2 nhóm trong 24 giờ đầu và sau 24 giờ.

– Bỏ sót thƣơng tổn tá tràng: là biến nhị giá gồm 2 giá trị có hoặc không. Có 2 trƣờng hợp xảy ra: phẫu thuật lần đầu không phát hiện tổn thƣơng tá tràng và có phát hiện, xử trí nhƣng bỏ sót.

+ Các trƣờng hợp bỏ sót do không phát hiện tổn thƣơng tá tràng: thời điểm can thiệp phẫu thuật đƣợc tính từ lúc tổn thƣơng đến lần phẫu thuật xử trí tổn thƣơng tá tràng, biến chứng và phƣơng pháp phẫu thuật đƣợc ghi nhận ở lần phẫu thuật này.

+ Các trƣờng hợp bỏ sót tổn thƣơng sau khi phẫu thuật xử trí thƣơng tổn tá tràng thì việc ghi nhận thời điểm can thiệp phẫu thuật, phƣơng pháp mổ và biến chứng tƣơng tự nhƣ các trƣờng hợp không bỏ sót thƣơng tổn.

– Lý do mổ lại: ghi nhận trong tƣờng trình phẫu thuật ở các lần mổ sau, các lý do có thể: bục chỗ khâu tá tràng hoặc miệng nối, rò tá tràng, áp xe sau phúc mạc, chảy máu vết mổ… Mỗi lý do tƣơng ứng với một giá trị.

– Tử vong: biến nhị giá với 2 giá trị có hoặc không – Kết quả điều trị.

Tốt: xử trí lần đầu không biến chứng Khá: có biến chứng, điều trị nội ổn định

Trung bình: có biến chứng, phải phẫu thuật lại, điều trị ổn định Xấu: bệnh nhân tử vong,

Các trƣờng hợp bệnh nặng xin về đƣợc ghi nhận là tử vong.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố tiên lượng biến chứng, tử vong trong chấn thương và vết thương tá tràng (Trang 41)