CÁC PHƢƠNG PHÁP PHẪU THUẬT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố tiên lượng biến chứng, tử vong trong chấn thương và vết thương tá tràng (Trang 90)

Phân tích 148 trƣờng hợp xử trí tổn thƣơng tá tràng lần đầu, chúng tôi ghi nhận có 87 trƣờng hợp (58,8 %) đƣợc xử trí với các phƣơng pháp phẫu thuật đơn giản và 61 trƣờng hợp (41,2%) với các phƣơng pháp phẫu thuật phức tạp. Kết quả này tƣơng đƣơng với nghiên cứu của Lê Văn Nghĩa [17] giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2003, cũng tại bệnh viện Chợ Rẫy với 46/77 lần mổ (59,7%) đƣợc xử trí bằng phƣơng pháp phẫu thuật đơn giản và 31/77 lần mổ (40,3%) với phƣơng pháp phẫu thuật phức tạp. So sánh với Nguyễn Tấn Cƣờng [4] trong 27 năm (từ 1980 – 2006) trên 194 trƣờng hợp đƣợc phẫu thuật, có sự khác biệt khi xử trí lần đầu với phƣơng phẫu thuật đơn giản chiếm ƣu thế cao với 161 trƣờng hợp (83%), phƣơng pháp phẫu thuật phức tạp chỉ áp dụng ở 33 trƣờng hợp (17%).

Khi đánh giá mối liên quan giữa phƣơng pháp phẫu thuật theo độ nặng tổn thƣơng tá tràng với biến chứng và tử vong, chúng tôi nhận thấy rằng phƣơng pháp phẫu thuật đơn giản chỉ phù hợp với các tổn thƣơng tá tràng mức độ nhẹ, với các tổn thƣơng tá tràng mức độ nặng cần áp dụng các phƣơng pháp phẫu thuật phức tạp, triệt để hơn nhằm giảm thiểu biến chứng và tử vong. Cụ thể trong nghiên cứu của chúng tôi, trong các trƣờng hợp tổn thƣơng tá tràng mức độ nhẹ thì không có sự khác biệt về biến chứng và tử vong ở 2 nhóm phẫu thuật đơn giản và phức tạp (phép kiểm Fisher: p1 = 1, p2 = 1). Tuy nhiên, khi áp dụng phƣơng pháp phẫu thuật đơn giản ở các trƣờng hợp tổn thƣơng tá tràng mức độ nặng tỉ lệ biến chứng là 75% cao hơn nhiều

so với 42,9% khi áp dụng phƣơng pháp phẫu thuật phức tạp, khác biệt có ý nghĩa thống kê (phép kiểm χ2

: p1 = 0,002). Tỉ lệ tử vong ở nhóm phẫu thuật đơn giản cũng cao hơn nhóm phẫu thuật phức tạp (20,5% so với 16,3%), nhƣng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (phép kiểm χ2

: p2 = 0,597) (Bảng 3.37).

Theo Lê Văn Nghĩa [17] khi phân tích sự khác biệt về biến chứng theo mức độ tổn thƣơng, cho thấy áp dụng phƣơng pháp phẫu thuật đơn giản ở độ III, IV sẽ làm tăng biến chứng, tuy nhiên sự khác biệt chỉ có ý nghĩa thống kê ở độ IV (p = 0,04). Trong nghiên cứu 169 trƣờng hợp tổn thƣơng tá tràng của Nguyễn Tấn cƣờng [3], ở các trƣờng hợp tổn thƣơng tá tràng mức độ nặng, biến chứng và tử vong ở nhóm đƣợc phẫu thuật bằng phƣơng pháp đơn giản đều cao hơn so với phƣơng pháp phức tạp.

Nhƣ vậy nghiên cứu của chúng tôi một lần nữa phản ánh việc xử trí tổn thƣơng tá tràng không phù hợp có thể làm gia tăng biến chứng của bệnh nhân.

4.9. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố tiên lượng biến chứng, tử vong trong chấn thương và vết thương tá tràng (Trang 90)