Nguyên nhân do môi trường cho vay

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 43)

III Phân theo thời hạn

2.2.2.3.Nguyên nhân do môi trường cho vay

2 Tổng dư nợ bằng ngoạ

2.2.2.3.Nguyên nhân do môi trường cho vay

- Môi trường kinh tế không ổn định.

Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường nền kinh tế việt nam nói chung và trên địa bàn hà nội nói riêng đã đạt mức tăng trưởng khá, nhưng kết quả này chưa vững chắc còn chứa đựng nhiều yếu tố không ổn định. Khi khan hiếm hàng hóa dẫn đến những cơn sốt giá cả đột biến, lúc ứ đọng dẫn đến sản xuất kinh doanh đình đốn.

Chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước đang trong quá trình điều chỉnh, đổi mới và hoàn thiện nên chưa thật ổn định. Các doanh nghiệp phải chuyển hướng kinh doanh không theo kịp với sự thay đổi của cơ chế chính sách vĩ mô. Từ đó dẫn đến kinh doanh thua lỗ hoặc không đủ điều kiện vay vốn ngân hàng.

Lĩnh vực nhập khẩu mặc dù được Nhà nước chú trọng quản lý nhưng thực tế vẫn phức tạp, cán cân thương mại quốc tế thường xuyên bị thâm hụt, tình trạng nhập siêu kéo dài với mức độ ngày càng cao dẫn đến sản xuất kinh doanh trong

nước gặp khó khăn, mất cân đối cung cầu, rối loạn giá cả.

Hầu hết các doanh nghiệp đều nghèo nàn về vốn, yếu kém về khả năng quản lý, điều hành, tầm suy nghĩ, cung cách làm ăn còn mang nặng tư tưởng thời bao cấp chưa đổi mới, chưa theo kịp với nền kinh tế thị trường. Nạn hàng giả, hàng nhập lậu chưa được ngăn chặn tốt, gây ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất trong nước.

Sự ra đời hàng loạt các công ty TNHH, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong khi chưa có một sự quản lý, giám sát chặt chẽ nên nhiều doanh nghiệp là những công ty ma, kinh doanh buôn bán lòng vòng, hoạt động bất hợp pháp ảnh hưởng không tốt tới môi trường tín dụng của ngân hàng.

Trong vài năm gần đây, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, tình hình kinh tế xã hội có nhiều diễn biến phức tạp. Hiện tượng lạm phát diễn biến liên tục, trong nhiều tháng liền sức mua giảm sút, khả năng tiêu thụ hàng hóa chậm, đặc biệt là tình hình khan hiếm ngoại tệ và biến động tỷ giá hối đoái đã làm cho nền sản xuất kinh doanh trong nước không ổn định, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và của bản thân ngân hàng.

- Môi trường pháp lý không thuận lợi.

Hệ thống pháp luật được ban hành không đồng bộ và chưa phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế. Hệ thống pháp luật của nước ta tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn nhiều bất cập so với nền kinh tế thị trường, vừa thiếu lại vừa không đồng bộ, thậm chí còn có những điểm chồng chéo mâu thuẫn giữa các văn bản luật và dưới luật. Do điều kiện pháp lý như vậy việc thực hiện quy chế tín dụng cũng có nhiều vường bận, khó khăn.

- Việc ban hành các văn bản tín dụng về cấp độ chưa phù hợp dẫn đến có sự chồng chéo trùng lặp nên hướng dẫn, tổ chức thực hiện gặp khó khăn.

- Các văn bản, chế độ tín dụng hiện tại đã được sửa đổi, bổ sung thường xuyên để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng, nhưng điều kiện thực tế còn bất cập nên thực hiện còn gặp nhiều khó khăn.

Về quy định vốn cho vay của Ngân hàng chỉ là phần vốn bổ sung thêm, còn doanh nghiệp phải có một tỷ lệ vốn tự có để tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng thực tế vốn của doanh nghiệp thường rất ít ỏi, phần lớn vốn hoạt động

là vốn vay Ngân hàng hoặc đi chiếm dụng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh, có trường hợp Ngân hàng cho vay gấp nhiều lần vốn tự có của doanh nghiệp nên khả năng rủi ro rất cao khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh.

Về chế độ hạch toán thống kê: Việc thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê chưa nghiêm túc. Doanh nghiệp chưa phải thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc nên nhiều trường hợp số liệu quyết toán không phản ánh chính xác tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp. Đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh như công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân thì hầu hết không ghi chép hoặc ghi chép theo kiểu sổ chợ không theo quy định của Nhà nước để trốn thuế gây ảnh hưởng không tốt tới kết quả thẩm định và quyết định đầu tư vốn của Ngân hàng.

Về tài sản thế chấp: Quy chế thế chấp, cầm cố, bảo lãnh tài sản vốn vay Ngân hàng ra đời là một sự thay đổi lớn giúp ngân hàng có thêm một công cụ để bảo đảm tín dụng, nhưng quá trình thực hiện quá phức tạp, đặc biệt khi phải sử dụng tài sản thế chấp.

Quy định về cấp chứng từ sở hữu đối với bất động sản chưa thống nhất, có quá nhiều loại giấy tờ về quyền sở hữu đối với bất động sản. Trên địa bàn Hà Nội có đến 80% các loại bất động sản chưa được cấp chứng từ sở hữu hoặc giấy tờ không đầy đủ hoặc mua bán viết tay, có những tài sản lại được cấp đến mấy bản chứng từ sở hữu.

Nhà nước ban hành thủ tục quy chế về quyền sở hữu bất động sản và chưa có cơ quan nào có đầy đủ khả năng và thẩm quyền để nhận đăng ký tài sản thế chấp, phát mại tài sản. Thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp còn nhiều vướng mắc, đặc biệt thế chấp quyền sử dụng đất.

Việc thực hiện pháp luật của các chủ thể kinh doanh không nghiêm, cơ chế bảo đảm thực thi pháp luật kém hiệu lực. Tình trạng phổ biến hiện nay là các doanh nghiệp vi phạm pháp luật ở những mức độ khác nhau. Đặc biệt là pháp lệnh về hợp đồng kinh tế không được coi trọng, việc ký và thực hiện hợp đồng không nghiêm túc, có trường hợp ký hợp đồng giả để lừa đảo vay tiền ngân hàng. Pháp lệnh về kế toán thống kê cũng không được thực hiện, nhiều doanh ngiệp mà chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân, không thực hiện chế độ báo cáo thống kê, số liệu hạch toán không

trung thực chính xác.

Thực tế đòi hỏi cơ chế vận hành pháp luật phải thực hiện đồng bộ và thống nhất từ việc lập pháp, hành pháp và tư pháp. Thời gian qua, Nhà nước rất chú trọng ban hành các bộ luật nhưng việc thực hiện giám sát chưa đi vào cuộc sống vì chưa có một bộ máy đủ năng lực chuyên môn để thực hiện, thậm chí còn nhiều cán bộ thi hành pháp luật có biểu hiện thoái hóa, biến chất gây chậm chễ, rắc rối trong quá trình thực hiện làm mất lòng tin của nhân dân.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 43)