III Phân theo thời hạn
2 Tổng dư nợ bằng ngoạ
2.2.1.3. Tình hình trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro
Nợ quá hạn là chỉ tiêu tất yếu trong hoạt động tín dụng của mỗi ngân hàng, nó luôn tồn tại với hoạt động cho vay. Với nguyên tắc phòng chống hơn xử lý và theo quy định của NHNN, bản thân các Ngân hàng luôn trích lập dự phòng rủi ro tín
dụng xuống mức thấp nhất có thể.
Dự phòng rủi ro được trích lập theo quyết định 48/1999/QĐ-NHNN, trên cơ sở phân loại tài sản thành các nhóm khác nhau và được hạch toán vào chi phí hoạt động. Việc luật các tổ chức tín dụng cho phép ngân hàng trích lập rủi ro vào chi phí thể hiện sự sẵn sàng chia sẻ rủi ro của Nhà nước đối với ngân hàng, đây là điểm tích cực của một cơ cphahế hoạt động mới.
Tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hoàn Kiếm công tác trích lập dự phòng rủi ro luôn được thực hiện chủ động. Phương châm hoạt động của chi nhánh luôn cố gắng thu một cách tối đa và hạn chế chi phí một cách tối thiểu, nhưng vẫn phải thực hiện đầy đủ những quy định của NHNN về việc đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh và hoạt động tín dụng.
Số trích lập dự phòng rủi ro của chi nhánh trong những năm qua như sau:
Bảng 08: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hoàn Kiếm.
Đơn vị: Triệu đồng. Chỉ tiêu Tổng dư nợ Số tiền phải trích Tỷ lệ trích/tổng dư nợ Nợ quá hạn/tổng dư nợ Năm 2010 261.434 1.029,45 0,39 0,34 Năm 2011 475.467 1.338,25 0,281 0,78 Năm 2012 648.497 4.841,3 0,746 0,02
Nguồn: Báo cáo phân loại nợ trích lập dự phòng rủi ro tại Ngân hàng Ngoại thương Chi nhánh Hoàn Kiếm.
Qua bảng số liệu trên cho thấy, số tiền trích lập dự phòng rủi ro ngày càng tăng từ 1.338,25 triệu đồng lên 4.841,3 triệu đồng, từ 0,281% lên 0,746% tổng dư nợ.Ngân hàng có điều kiện sử dụng quỹ dự phòng để xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi, nợ khê đọng từ mấy năm trước còn tồn đọng lại. Trong năm 2011, hội đồng xử lý nợ của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương đã quyết định sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý nợ quá hạn có tài sản đảm bảo quá hạn trên 721 ngày và
các khoản nợ có tài sản đảm bảo quá hạn trên 365 ngày trở lên. Đây là những khoản nợ theo đánh giá của ngân hàng là không có khả năng trả nợ, cần được xử lý ngay để đảm bảo quá trình kinh doanh của ngân hàng.
Một phần khiến cho các khoản nợ đọng ở chi nhánh đó là do tồn đọng trong quá trình thu nợ của những năm trước chưa thu hồi được. Với biện pháp trích lập dự phòng rủi ro giúp cho ngân hàng có thể chủ động hơn trong công tác quản trị rủi ro và trong hoạt động kinh doanh của mình.