Đánh giá công tác quản lý

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng đất nông lâm nghiệp của các tổ chức trên địa bàn huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 74)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.3.3.3.Đánh giá công tác quản lý

Bảng 3.16. Diện tích các loại cây tại các công ty

Loại cây

Công ty TNHH MTV lâm trường Yên Sơn

Công ty TNHH MTV lâm trường Nguyễn Văn Trỗi

Công ty TNHH MTV lâm trường Tuyên Bình Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Cây keo 2.384,25 75,98 694,5 76,82 1.923,06 64,84 Cây bồ đề 212,41 6,77 78,51 8,68 477,2 16,09 Cây bạch đàn 325,2 10,36 45,29 5,01 123,54 4,17 Cây mỡ 174.27 5,55 78,2 8,65 239,04 8,06 Các loại khác 41,89 1,33 7,53 0,83 203,2 6,85 Tổng 3.138,02 100 904,03 100 2.966,04 100

(Nguồn: Công ty TNHH MTV lâm trường Yên Sơn, Công ty TNHH MTV lâm trường Nguyễn Văn Trỗi, Công ty TNHH MTV lâm trường Tuyên Bình,

2013)

Đối với loại cây keo lấy gỗ, tỉ lệ trồng loại cây này đạt tỉ lệ cao nhất ở cả 3 lâm trường, cụ thể 75,98% ở lâm trường Yên Sơn, 76,82% ở lâm trường Nguyễn Văn Trỗi và 64,84% ở lâm trường Tuyên Bình. Nguyên nhân là do cây Keo có thời gian từ khi trồng mới đến khi thu hoạch ngắn nhất, hiệu quả

cây keo đem lại đang từng bước được nâng cao.

Đối với cây bồ đề, bạch đàn, mỡ có giá trị kinh tế cao hơn nhưng do thời gian tái sản xuất lâu hơn cây keo từ 1,5 – 2,5 lần, do vậy tỉ lệ trồng 3 loại cây này ở 3 lâm trường trên chỉ đạt từ 4 – 10%.

Bảng 3.17. Sản lượng thu hoạch gỗ bình quân tính trên 1ha

Chỉ tiêu Đơn vị Công ty TNHH MTV lâm trường Yên Sơn Công ty TNHH MTV lâm trường Nguyễn Văn Trỗi Công ty TNHH MTV lâm trường Tuyên Bình Sản lượng gỗ thu hoạch bình quân m 3 /ha 10.501 9810 10.327

Sản lượng thu hoạch trung bình của 03 lâm trường đạt vào khoảng 10.000m3/ha. Đây là mức khai thác đạt vào loại khá cao trên cả nước. Để có được kết quả này, UBND huyện Yên Sơn đã triển khai, đổi mới cơ cấu cây trồng, đổi mới phương thức quản lý tới các lâm trường trên địa bàn.

3.3.2.4. Đánh giá hiệu quả môi trường

Bền vững về mặt môi trường cũng là một trong những yêu cầu sử dụng đất bền vững. Các loại hình sử đụng dất bền vững về mặt môi trường đòi hỏi phải bảo vệ được độ màu mỡ của đất, ngăn chặn thoái hóa đất và bảo vệ môi trường sinh thái đất.

Trong quá trình sử dụng đất đã tác động đến môi trường ở một số mặt sau: Ô nhiễm đất do việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, các loại phân bón hóa học, giảm độ màu mỡ, xói mòn đất. Hiệu quả môi trường được thể hiện qua bảng 3.18

Bảng 3.18. Hiệu quả môi trường các loại hình sử dụng đất trồng gỗ STT

Loại hình sử dụng đất

trồng gỗ

Tỷ lệ che phủ Khả năng bảo vệ, cải tạo đất Mức độ sử dụng thuốc BVTV 1 Keo *** * * 2 Bồ đề *** *** ** 3 Bạch đàn ** * * 4 Mỡ *** *** **

(Ghi chú: *: Thấp; **: Trung bình; ***: Cao)

Về tỉ lệ che phủ, cây keo, bồ đề và mỡ có độ che phủ cao, cây bạch đàn do tán thưa nên độ che phủ chỉ đạt mức trung bình.

Về khả năng bảo vệ, cải tạo đất, với mật đồ cây bồ đề và cây mỡ lớn, khoảng cách giữa các cây gần, do đó việc bảo vệ, cải tạo đất, chống xói mòn đất cao. Còn cây keo, bạch đàn có mật độ trung bình, là cây rụng lá, nên việc bảo vệ, cải tạo đất tự nhiên thấp hơn.

Đối với việc trồng mới các loại cây thay thế, việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật không được chú ý, ít được sử dụng nên tác động của ý thức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tới môi trường đất là không cao.

3.3.2.5. Đánh giá hiệu quả xã hội

Đối với loại cây keo lấy gỗ, do ưu điểm của loại cây này có thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch thấp, chỉ kéo dài từ 4 – 5 năm, nên thu hút được rất nhiều lao động tập trung sản xuất, trồng loại cây này. Mặt khác, cây keo cũng được sử dụng rất nhiều trong đời sống người dân cũng như trong công nghiệp sản xuất giấy, vì vậy mà diện tích đất trồng loại cây này có tỉ lệ cao nhất so với 03 loại cây còn lại.

Đối với cây bạch đàn, thời gian tái sản xuất khoảng 6 – 8 năm, giá trị sản lượng tính trên 1 ha từ 70 – 80m3, tuy nhiên thời gian khai thác lâu hơn so với cây keo, nên tỉ lệ trồng cây bạch đàn tại 3 lâm trường đều có tỉ lệ thấp.

giá thành gỗ cao hơn gỗ keo, nhưng thời gian tái sản xuất rất lâu, nên việc đầu tư chăm sóc, khai thác hai loại gỗ này không được chú trọng, nên việc thu hút lao động đối với 2 loại hình trồng cây lấy gỗ này không được chú trọng, đạt tỉ lệ thấp.

Bảng 3.19. Thu nhập bình quân trên đầu người của 03 lâm trường

Chỉ tiêu Đơn vị Công ty TNHH MTV lâm trường Yên Sơn Công ty TNHH MTV lâm trường Nguyễn Văn Trỗi Công ty TNHH MTV lâm trường Tuyên Bình Mức lương 1000đ/tháng 4.300 4.200 4.300 Số lao động Người 213 75 201

(Nguồn: Số liệu điều tra) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mức lương cơ bản của người lao động ở cả ba lâm trường đều đạt trên 4 triệu đồng/tháng, đây là một mức lương khá cao so với mặt bằng chung của huyện Yên Sơn nói riêng và của cả tỉnh Tuyên Quang nói chung. Nhờ vậy, đời sống người lao động được cải thiện hơn, Lâm trường cũng thu hút được nhiều lao động hơn, để phấn đấu đạt mục tiêu đề ra cho năm 2015.

3.3.2.6. Đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng đất hiệu quả.

Về cơ bản, hoạt động của công ty TNHH MTV lâm trường Tuyên Bình cũng giống với công ty TNHH MTV lâm trường Yên Sơn và Nguyễn Văn Trỗi không có sự khác biệt quá nhiều, do vậy, các giải pháp quản lý được đề xuất cũng được áp dụng giống nhau:

- Cần quản lý chặt chẽ hơn nữa diện tích đất được giao theo quy định của pháp luật, xây dựng hệ thống quản lý, sử dụng rừng hướng tới khai thác, sử dụng bền vững, đáp ứng tiêu chuẩn FSC để tiến tới được cấp chứng chỉ rừng;

- Xây dựng phương án điều chế đối với diện tích rừng tự nhiên sản xuất và phòng hộ còn lại để từng bước mở rộng diện tích, sản lượng khai thác lâm sản bền vững, có kiểm soát, Đây là biện pháp đảm bảo nguồn cung mà không

làm phá vỡ cấu trúc rừng, từ đó làm giảm áp lực khai thác rừng trái phép và tạo nguồn thu cho các đơn vị quản lý rừng nhằm đảm bảo đời sống người lao động.

- Khắc phục phần diện tích đất chưa sử dụng có thể sử dụng được vào mục đích sản xuất hoặc mục đích nghiên cứu nghiên cứu, trồng những giống cây lấy gỗ mới có năng suất, chất lượng gỗ cao hơn, phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dân.

- Đẩy mạnh việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng và phát triển rừng, đặc biệt chú trọng xác định các nội dung ưu tiên để Nhà nước đầu tư nghiên cứu như: tuyển chọn, nhập khẩu, lai tạo các loại giống cây rừng có năng suất sinh học cao, phẩm chất tốt, nhiều tác dụng để trồng rừng; các biện pháp kỹ thuật để khoanh nuôi làm giàu rừng, trồng rừng thâm canh đi đôi với bảo vệ và cải tạo đất; các loại vật liệu thay thế gỗ rừng tự nhiên và nhiên liệu thay thế củi.

KẾT LUẬN, ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng đất nông lâm nghiệp của các tổ chức trên địa bàn huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 74)