Xuất các giải pháp quản lý, sử dụng đất hiệu quả

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng đất nông lâm nghiệp của các tổ chức trên địa bàn huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 64)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.3.2.6. xuất các giải pháp quản lý, sử dụng đất hiệu quả

* Xây dựng Quy hoạch sử dụng đất: Việc xây dựng Quy hoạch vùng nguyên liệu, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt, từ đó Công ty xây dựng hệ thống giải pháp để thực hiện, trong đó, thể hiện rõ trách nhiệm đầu tư, có mối quan hệ hữu cơ về lợi ích kinh tế giữa nông dân với nhà máy chế biến là cần thiết, tránh tình trạng tranh mua, tranh bán, dáp ứng đủ nhu cầu nguyên liệu cho nhà máy chế biến, nâng cao năng xuất, chất lượng, hiệu quả, tăng thu nhập cho nông dân, người làm chè. Việc Quy hoạch vùng nguyên liệu gắn với các giải pháp thực hiện có tính khả thi cao. Vùng nguyên liệu gọn, gần nhà máy, không giàn trải.

Quy hoạch vùng nguyên liệu chè cho Công ty chè Sông Lô cũng như các Công ty chè trong tỉnh được thực hiện sẽ ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến đời sống người làm chè, trực tiếp góp phần ổn định và tăng trưởng mạnh mẽ ngành chè toàn tỉnh. Nó được thực hiện thắng lợi khi một hệ thống giải pháp đồng bộ từ chính quyền các cấp đến các Công ty và từng người lao động

Hạn chế tối đa diện tích đất không sử dụng. Tiến hành trồng các giống chè mới trên phần diện tích đất chưa sử dụng để làm thí điểm, nếu đạt năng suất tốt hơn thì nhân rộng diện tích ra trên toàn công ty.

* Về kỹ thuật:

Trên cơ sở vùng nguyên liệu được Quy hoạch, Công ty tập trung vào giải pháp chủ yếu đảm bảo sản lượng đạt theo Quy hoạch là tập trung thâm canh cao, cùng với các giải pháp kỹ thuật mở rộng vùng sản xuất chè an toàn. Bằng mọi biện pháp, tiến hành thâm canh đồng bộ, toàn diện trên toàn bộ vùng nguyên liệu theo Quy hoạch. Tiếp tục tranh thủ sự hỗ trợ của các chương trình khuyến nông, các dự án của tỉnh để mở nhiều lớp tập huấn kỹ thuật mới về thâm canh chè cho nông dân, nhất là hộ nông dân các xã ngoài Công ty. Tăng cường đầu tư thâm canh cao, đạt mục tiêu năng xuất theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh.

- Thâm canh tăng năng suất: Trên cơ sở kinh nghiệm về đầu tư thâm canh cao các năm qua đã thực hiện và đạt được, Công ty tiếp tục đẩy mạnh đầu tư thâm canh cao, với một số biện pháp chủ yếu sau đây:

+ Kiên quyết chỉ đạo hướng dẫn và tăng cường kiểm tra, đôn đốc các hộ làm chè thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, trong đó chú trọng bón đủ số lượng và cân đối các loại phân, chú ý tăng cường bón đủ phân hữu cơ, giảm phân vô cơ. Tăng cường hướng dẫn hộ làm chè, chủ động tạo nguồn phân hữu cơ ngay từ đầu năm. Từng vườn chè có hố ủ phân tại chỗ, bằng các nguồn phân tổng hợp từ cây,lá xanh, ủ với phân chuồng, hàng năm tiến hành bón phân hữu cơ, tận thu nguồn lá xanh, tiến hành ép xanh ngày sau khi đốn.

+ Triển khai thực hiện thí điểm, tiến tới mở rộng diện tích chè áp dụng các biện pháp cơ giới về chăm sóc, thâm canh chè: Cày, làm cỏ chăm sóc chè bằng máy, đốn chè, hái chè bằng máy.

+ Huy động nhiều nguồn vốn cho đầu tư cho thâm canh chè. Trước hết là huy động nguồn vốn tự có trong hộ gia đình làm chè.

- Thâm canh chè an toàn:Tiếp tục triển khai thí điểm một số mô hình chè an toàn, tiến tới ở rộng diện tích chè an toàn, với mục tiêu đến năm 2015

Công ty được một tổ chức (trong nước hoặc nước ngoài) xác nhận vùng nguyên liệu chè của Công ty là vùng chè an toàn.

Tiếp tục phát huy các công trình thủy lợi tưới chè hiện có, nghiên cứu và đề nghị tiếp tục được đầu tư các công trình thủy lợi tưới chè, mở rộng tối đa diện tích chè được tưới ở những nơi có điều kiện.

Tiếp tục đầu tư trồng lại diện tích chè giống cũ, năng xuất thấp bằng giống chè mới có năng xuất, chất lượng cao, thay đổi cơ cấu giống chè, cải thiện chất lượng nguyên liệu đưa vào chế biến.

Đưa vào sử dụng hiệu quả diện tích đất chưa sử dụng bằng cách sử dụng diện tích đất này để nghiên cứu phương pháp chăm sóc chè tiên tiến hơn, hiệu quả hơn.

* Về phương pháp quản lý sử dụng đất

Cần tăng cường hơn nữa trình độ, năng lực quản lý sử dụng đất của lãnh đạo Công ty chè. Đồng thời tăng cường cường độ kiểm tra việc thực hiện kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch chè của người lao động công ty, đặc biệt là người dân được giao đất quản lý sản xuất. Qua đó có thể thống nhất cao nhất từ lãnh đạo Công ty chè tới người dân trong mục tiêu phát triển sản xuất cây chè, đáp ứng được kế hoạch đề ra trong giai đoạn mới.

3.3.3. Đánh giá thực trạng sử dụng đất và đề xuất các giải pháp quản lý, sửdụng bền vững đất của công ty TNHH MTV lâm trường Nguyễn Văn Trỗi,

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng đất nông lâm nghiệp của các tổ chức trên địa bàn huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)