Quá trình hình thành và phát triển của nông, lâm trường

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng đất nông lâm nghiệp của các tổ chức trên địa bàn huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 37)

4. Ý nghĩa của đề tài

1.2.3.Quá trình hình thành và phát triển của nông, lâm trường

tại Việt Nam

Nông - lâm trường quốc doanh của Việt nam được thành lập từ sau năm 1954 (ở miền Bắc) và sau năm 1975 (ở miền Nam) với nhiệm vụ chủ yếu là khai hoang mở rộng diện tích canh tác ở những vùng đất mới và tiếp quản

những cơ sở của chế độ cũ, phát triển sản xuất nông - lâm sản hàng hoá cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu kết hợp với đảm bảo an ninh, quốc phòng ở những nơi xung yếu, vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn, đồng bao dân tộc ít người. Trong suốt quá trình phát triển cùng với những thay đổi về cơ chế quản lý kinh tế, các NLTQD đã đáp ứng được những yêu cầu nhất định về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng trong từng giai đoạn lịch sử. Trong những năm tháng kinh tế còn mang nặng cơ chế bao cấp kế hoạch hóa tập trung, nông lâm trường quốc doanh đã đảm nhận khá tốt vai trò doanh nghiệp nhà nước, một mặt sản xuất kinh doanh tạo ra của cải vật chất cho xã hội, mang lại ích kinh tế cho nhà nước và quan trọng hơn nhất NLT đã thực sự là công cụ giúp Nhà nước thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, hạ tầng cơ sở, bảo đảm an ninh xã hội ở các vùng sâu vùng xa, miền núi hải đảo, vùng dân tộc ít người. Trong số gần 500 nông lâm trường (ở thời điểm năm 2002) phân bố trên cả nước có tới trên 70% số NLT tập trung ở các vùng khó khăn như Miền núi phía bắc, Tây Nguyên và Trung bộ (bắc trung bộ và nam trung bộ).

Trong giai đoạn từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20 cho đến đầu những năm 2000, khi Đảng và nhà nước thực hiện chuyển đổi cơ chế quản lí kinh tế sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc đổi mới cơ chế quản lí và kinh doanh của các NLT là yêu cầu tất yếu. Các NLT thậm trí còn đảm nhận thêm vai trò là trung tâm dịch vụ vật tư, kỹ thuật, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho các tổ chức hộ gia đình và cá nhân sản xuất nông, lâm nghiệp và trách nhiệm vảo vệ tài nguyên môi trường thiên nhiên. Tuy nhiên cũng chính giai đoạn này, hệ thống NLT quốc doanh đã bộc lộ những yếu kém, không theo kịp tiến trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế chung của đất nước như: Hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, quản lý đất đai/vườn cây/rừng chưa tốt… Nhận thấy những yếu kém của các NLT quốc doanh, ngày 16/6/2003 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW “về tiếp tục

sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh”.Để thể chế hóa Nghị quyết của Trung ương, Chính phủ đã ban hành các Nghị định số 170/2004/NĐ-CP và 200/2004/NĐ-CP quy định về các chính sách và giải pháp đổi mới NLT quốc doanh.

Hiện cả nước có 319 DN nông, lâm nghiệp (nông lâm trường trước đây) đã được sắp xếp lại, trong đó có 116 đơn vị Trung ương quản lý, 203 đơn vị do địa phương quản lý.

Sau khi sắp xếp, các công ty nông, lâm nghiệp quản lý và sử dụng gần 2,8 triệu ha đất, nhưng mới chỉ có 74 công ty chuyển sang thuê đất theo quy định, với tổng diện tích 460 nghìn ha. Số DN và diện tích đất còn lại vẫn đang sử dụng dưới hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất.

Đáng chú ý, sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 26/6/2003 của Bộ Chính trị khóa IX về sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh, đến nay nhiều mục tiêu của Nghị quyết vẫn chưa đạt được, cụ thể như: chưa hoàn thành việc xác định ranh giới, cắm mốc thực địa, cấp giấy CNQSDĐ và chuyển sang thuê đất. Diện tích đất chưa sử dụng hoặc hoang hóa còn nhiều, những trường hợp sử dụng đất trái quy định, các địa phương xử lý rất chậm và thiếu kiên quyết; trách nhiệm quản lý của chính quyền và DN chưa được làm rõ, nhất là ở một số công ty có tình trạng buông lỏng quản lý đất đai, giao khoán, sử dụng đất sai mục đích hoặc chuyển nhượng đất rừng bất hợp pháp, gây nên sự bức xúc trong xã hội và gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng đất nông lâm nghiệp của các tổ chức trên địa bàn huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 37)