Thực trạng cơ sở hạ tầng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng đất nông lâm nghiệp của các tổ chức trên địa bàn huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 46)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.1.3.Thực trạng cơ sở hạ tầng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên

huyện Yên Sơn

* Giao thông: Huyện Yên Sơn có vị trí bao quanh thị xã nên có hệ thống giao thông đầu mối quan trọng và quy mô. Các tuyên đường chính chạy qua như Quốc lộ 2 dài 33,4 km, mặt đường rộng 12m. Đường huyện: Bao gồm 17 tuyến với tổng chiều dài 128,70 km, nền đường rộng từ 4 - 6 m, tổng chiều dài các tuyến đường giao thông thôn bản trong toàn huyện có 921,0 km, trong đó có 527,0 km có bề rộng nền đường ≥ 3 m.

* Thuỷ lợi: Trên địa bàn huyện hiện có (tính đến thời điểm tháng 5/2008) 606 công trình thuỷ lợi, trong đó có 278 công trình kiên cố và 328

công trình tạm. Trong tổng số các công trình kiên cố được chia thành các loại sau:

- Hồ thuỷ lợi : 66 công trình - Trạm bơm thuỷ luân : 6 công trình - Đập dâng : 187 công trình - Trạm bơm nước : 7 công trình - Trạm bơm điện : 18 công trình - Giếng khoan : 6 công trình

Tổng chiều dài các tuyến kênh tưới năm 2008 có 765,0 km, trong đó có 300,47 km đã được kiên cố hoá (chiếm 39,28%), còn lại 464,53 km là kênh tưới đất.

* Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

-Tài nguyên đất:

Kết quả nghiên cứu xây dựng bản đồ đất tỉnh Tuyên Quang tỷ lệ 1: 100.000 năm 2001 cho thấy trên địa bàn huyện Yên Sơn có các loại đất chủ yếu sau:

+ Đất phù sa ngòi suối (Py): Đất có thành phần cơ giới cát pha đến thịt nhẹ, độ dày tầng đất trên 120 cm. Phần lớn loại đất này được sử dụng trồng 1 vụ lúa hoặc 2 vụ lúa, năng suất trung bình thấp.

+ Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf): Đất có thành phần cát pha, độ dày tầng đất trên 120 cm. Do điều kiện tưới khó khăn nên loại đất này chỉ gieo trồng được 1 vụ lúa mùa.

+ Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb): Đất có thành phần cơ giới cát pha, độ dày tầng đất trên 120 cm. Đất này thường bị ngập vào mùa mưa lũ; mùa khô không được tưới nên hàng năm chỉ gieo trồng các cây màu ngắn ngày như ngô, lạc, đậu, đỗ... năng suất đạt ở mức trung bình.

+ Đất phù sa không được bồi hàng năm (P): Có thành phần cơ giới thịt nhẹ, độ dày tầng đất trên 120 cm. Phần lớn trên đất này đã được trồng các loại cây ngắn ngày như lúa, hoa màu nhưng năng suất thấp.

+ Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): Đất được hình thành từ đá mẹ sa thạch, có độ dày tầng đất từ dưới 50 cm đến trên 120 cm, có thành phần cơ giới cát pha. Trên loại đất này phần lớn còn rừng, nơi có độ dốc < 250 có thể khai thác trồng cây ăn quả hoặc cây công nghiệp lâu năm.

+ Đất vàng đỏ trên đá Granit (Fa): Đất được hình thành trên đá mẹ Granit, thành phần cơ giới cát pha, độ dày tầng đất có ở cả 3 cấp: Dưới 50 cm, từ 50 - 120 cm và trên 120 cm. Đất có địa hình đồi dốc lớn, chia cắt xen kẽ với các đồi đá cát và phiến sét, khả năng khai thác sử dụng cho sản xuất nông nghiệp bị hạn chế.

+ Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): Đất được hình thành trên đá mẹ phù sa cổ, có thành phần cơ giới thịt trung bình, độ dày tầng đất trên 120 cm. Loại đất này thường được sử dụng trồng các loại cây như chè, cây ăn quả, mía... nhưng do dễ bị mất nước nên đất chặt rắn.

+ Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D): Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình, độ dày tầng đất trên 120 cm. Loại đất này thường được sử dụng trồng lúa và các cây trồng ngắn ngày khác, năng suất trung bình khá.

+ Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất (Fs): Đất được hình thành trên đá mẹ philit, gơnai và phiến thạch mica. Thành phần cơ giới đất từ cát pha đến thịt trung bình, độ dày tầng đất có ở cả 3 mức: Dưới 50 cm, từ 50 - 120 cm và trên 120 cm. Loại đất này thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp dài ngày (chè) và cây ăn quả, vùng đồi núi có độ dốc trên 250 cần phải được bảo vệ rừng và trồng rừng là chính. Đất này cũng có ý nghĩa sử dụng lớn trong nhiều mục đích sử dụng khác.

- Tài nguyên rừng

Diện tích đất lâm nghiệp của huyện có 87.854,69 ha, chiếm 19,66% diện tích đất lâm nghiệp của toàn tỉnh (huyện có diện tích đất lâm nghiệp lớn thứ 3 trong tỉnh sau huyện Na Hang và Chiêm Hoá), trong đó: Đất có rừng tự nhiên có 45.569,23 ha, đất có rừng trồng 21.012,01 ha, đất khoanh nuôi phục hồi rừng 5.385,98 ha và đất trồng rừng 15.887,47 ha.

- Tài nguyên khoáng sản

Sắt: Có 3 điểm mỏ có trữ lượng đáng kể, phân bố ở các xã: Phúc Ninh, Tân Tiến có trữ lượng lần lượt là 2,4 triệu tấn, 2,2 triệu tấn và 0,5 triệu tấn. Chất lượng của các mỏ sắt này tương đối tốt.

Ngoài ra trên địa bàn huyện còn các các mỏ Chì-Kẽm. Trữ lượng và chất lượng của các điểm mỏ này chưa được điều tra thăm dò cụ thể.

Đất sét: Mỏ đất sét ở Lưỡng Vượng đã được điều tra, khảo sát thăm dò có trữ lượng 1,141 triệu tấn.

Nước khoáng - nước nóng: Mỏ nước khoáng Mỹ Lâm - Phú Lâm có trữ lượng 1.474 m3/ngày, trong đó: Cấp B: 492 m3/ngày; Cấp C1: 734 m3/ngày và cấp C2: 248 m3/ngày. Mỏ nước khoáng này có tác dụng rất lớn để phát triển thành khu du lịch vui chơi - giải trí - nghỉ dưỡng.

Ngoài ra còn có các mỏ: Barit, Cao Lanh, Fenspat...

-Tài nguyên nước:

Chế độ thuỷ văn của huyện chịu ảnh hưởng chính của Sông Lô, đây là sông lớn nhất trên địa bàn huyện Yên Sơn và tỉnh Tuyên Quang. Sông Lô bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) qua Hà Giang đến Tuyên Quang, chia địa hình của huyện Hàm Yên thành 2 phần, chiều dài của sông là 470 km, trong đó đoạn qua địa bàn huyện dài khoảng 69 km, lưu lượng lớn nhất của sông đạt 11.700 m3/s, lưu lượng thấp nhất 128 m3/s. Đây là tuyến đường thuỷ quan trọng và nối Tuyên Quang, Hà Giang với các tỉnh Trung du, miền núi.

Ngoài Sông Lô, trên địa bàn huyện Yên Sơn còn có sông Gâm…và nhiều suối nhỏ tạo thành mạng lưới thủy văn chính. Đây là nguồn cung cấp nước phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt của người dân trong huyện và chứa đựng tiềm năng để phát triển thuỷ điện, tuy nhiên do độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh nên cũng thường gây ra nguy hiểm bất ngờ cho thuyền bè qua lại, gây lũ lụt, sạt lở đất vào mùa mưa.

Nguồn nước ngầm: Theo số liệu khảo sát của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tuyên Quang cho thấy nguồn nước ngầm của huyện Yên Sơn khá phong phú, đặc biệt là ở các xã nằm về phía Tây Nam. Nhìn chung nguồn nước ngầm có chất lượng khá tốt đảm bảo tiêu chuẩn cho sinh hoạt. Điều kiện khai thác tương đối dễ dàng ở cả khai thác đơn giản trong sinh hoạt của người dân và khai thác ở quy mô công nghiệp. Đặc biệt nguồn nước khoáng nóng ở xã Phú Lâm đã được điều tra, khảo sát đưa vào sử dụng. Nguồn nước này có độ sạch cao, có nhiều muối khoáng, đặc biệt là các nguyên tố vi lượng rất có giá trị đối với sức khoẻ con người

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng đất nông lâm nghiệp của các tổ chức trên địa bàn huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 46)