Cơ sở pháp lý của đề tài

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng đất nông lâm nghiệp của các tổ chức trên địa bàn huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 39)

4. Ý nghĩa của đề tài

1.1.3. Cơ sở pháp lý của đề tài

* Các văn bản của Trung ương:

- Luật Đất đai 2003.

- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 3/12/2004.

- Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 16/6/2003 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh.

- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.

- Nghị định số 170/2004/NĐ-CP ngày 22/9/2004 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển nông trường quốc doanh.

- Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh.

- Thông tư 30/2004/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Thông tư số 04/2005/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 18 tháng 7 năm 2005 hướng dẫn các biện pháp quản lý, sử dụng đất đai khi sắp xếp, đổi mới và phát triển các nông, lâm trường quốc doanh.

- Quyết định số 284/2005/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ : QĐ phê duyệt Đề án sắp xếp, đổi mới và phát triển các nông, lâm trường quốc doanh thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang quản lý.

- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.

- Quyết định 186/2006/QĐ-TTg, ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành ban hành Quy chế quản lý rừng.

- Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/04/2007 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình , cá nhân và cộng đồng dân cư thôn.

- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.

- Nghị định 88/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/10/2009 về cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.

- Thông tư liên tịch 07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 29/01/2011 giữa Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường Hướng dẫn một số nội dung về giao rừng, thuê rừng gắn liền với giao đất, thuê đất lâm nghiệp

- Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng.

* Các văn bản của tỉnh Tuyên Quang:

- Quyết định số 49/2006/QĐ-CT ngày 20 tháng 01 năm 2006 của Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang về việc sắp xếp, đổi mới và phát triển các nông, lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh.

- Quyết định số 310/2007/QĐ-CT ngày 26 tháng 02 năm 2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang về việc phân 3 loại rừng trên địa bàn tỉnh.

- Quyết định số 11/2008/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc Ban hành Quy định về trách nhiệm, quyền hạn của các cấp, các ngành và tổ chức, cá nhân trong quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

Chương II

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Việc sử dụng đất để sản xuất của các tổ chức sử dụng đất nông lâm nghiệp trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Địabàn nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu được thực hiện ở địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

Phạm vi nghiên cứu: Tại 5 tổ chức sử dụng đất nông lâm nghiệp tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang bao gồm có 05 công ty, đó là:

- Công ty Cổ phần chè Sông Lô. - Công ty Cổ phần chè Mỹ Lâm.

- Công ty TNHH MTV lâm trường Nguyễn Văn Trỗi. - Công ty TNHH MTV lâm trường Yên Sơn.

- Công ty TNHH MTV lâm trường Tuyên Bình.

Thời gian nghiên cứu:Năm 2013

2.2. Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang 2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang

2.2.3. Đánh giá thực trạng sử dụng đất và đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng đất của Công ty Cổ phần chè Sông Lô và Công ty Cổ phần chè Mỹ Lâm. 2.2.4. Đánh giá thực trạng sử dụng đất và đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng đất của công ty TNHH MTV lâm trường Nguyễn Văn Trỗi, Công ty TNHH MTV lâm trường Yên Sơn và Công ty TNHH MTV lâm trường Tuyên Bình.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Thu thập thông tin số liệu thứ cấp

Điều tra trực tiếp thông qua hệ thống số liệu hồ sơ sổ sách, tài liệu đã được công bố.

Thu thập dữ liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, các đặc điểm về kinh tế - xã hội, từ các cơ quan chức năng của tỉnh Tuyên Quang; phòng, ban chuyên môn của huyện Yên Sơn và các xã được lựa chọn làm điểm nghiên cứu có đầy đủ các yếu tố mang tính đại diện cho các vùng sinh thái của huyện.

3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:

Thu thập số liệu của các nông, lâm trường về công tác quản lý, sử dụng đất đai qua từng năm. Thu thập số liệu thông qua điều tra các hộ trực tiếp sản xuất nông, lâm nghiệp tại các tổ chức sử dụng đất nông lâm nghiệp bằng phiếu điều tra.

Số lượng phiếu: 30 phiếu/tổ chức.

Phương pháp lựa chọn đối tượng phỏng vấn: Ngẫu nhiên.

3.3.3. phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu

Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp số liệu bằng phần mềm Microsoft Excel.

3.3.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng của các loại hình sử dụng đất

* Hiệu quả kinh tế

- Tổng giá trị sản phẩm (T): T = p1.q1+ p2.q2+……+ pn.qn Trong đó:

+ q: Khối lượng của từng loại sản phẩm được sản xuất/ha + p: Giá của từng loại sản phẩm trên thị trường

+ T: Tổng giá trị sản phẩm của 1ha đất canh tác - Thu nhập thuần (N): N = T – CSX

Trong đó:

+ CSX: Là chi phí sản xuất cho 1ha đất canh tác - Hiệu quả sử dụng đồng vốn (H): H = N/CSX

- Giá trị ngày công lao động: = N/Số ngày công lao động/ha/năm

* Hiệu quả xã hội:

- Giá trị ngày công lao động.

- Thu nhập bình quân lao động nông nghiệp - Tỷ lệ giảm hộ đói nghèo

- Mức độ giải quyết công ăn việc làm và thu hút lao động - Sản phẩm tiêu thụ trên thị trường

* Hiệu quả môi trường

- Tỷ lệ che phủ

- Khả năng bảo vệ và cải tạo đất

Chương III

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Yên Sơn là huyện miền núi, nằm về phía Nam của tỉnh Tuyên Quang và có toạ độ địa lý như sau:

- Từ 210 40' đến 220 10' Vĩ độ Bắc - Từ 1050 10' đến 1050 40 Kinh độ Đông Ranh giới của huyện được xác định như sau:

Phía Bắc giáp huyện Hàm Yên và huyện Chiêm Hoá;

Phía Nam giáp huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) và huyện Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ);

Phía Đông giáp huyện Định Hoá - tỉnh Thái Nguyên; Phía Tây giáp huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái.

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện tính đến ngày 01/01/2010 là 120.949,01 ha (chiếm 20,60% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh) với 31 đơn vị hành chính cấp xã (01 thị trấn và 30 xã).

Trên địa bàn huyện có các tuyến giao thông đường bộ quan trọng: Quốc lộ 2, Quốc lộ 2C, Quốc lộ 37 và các tuyến đường thuỷ: Sông Lô, sông Gâm, sông Phó Đáy. Huyện nằm bao bọc lấy thị xã Tuyên Quang (là trung tâm kinh tế - văn hoá - chính trị lớn nhất trong toàn tỉnh). Các tuyến giao thông chính đến thị xã Tuyên Quang đều đi qua địa bàn huyện.

Địa hình của huyện Yên Sơn khá phức tạp, bị chia cắt bởi hệ thống sông suối, đồi núi, thung lũng tạo thành các kiểu địa hình khác nhau. Căn cứ vào điều kiện địa hình, thuỷ văn... huyện Yên Sơn được chia thành 3 vùng sau:

- Vùng Thượng huyện: Gồm 6 xã: Quý Quân, Lực Hành, Xuân Vân, Trung Trực, Kiến Thiết và Phúc Ninh.

- Vùng an toàn khu: Gồm 7 xã: Phú Thịnh, Đạo Viện, Trung Sơn, Kim Quan, Trung Minh, Hùng Lợi và Công Đa.

- Vùng trung và hạ huyện: Gồm 23 xã, thị trấn: Chiêu Yên, Tân Tiến, Tứ Quận, Tân Long, Thắng Quân, Lang Quán, Trung Môn, Chân Sơn, Thái Bình, Kim Phú, Tiến Bộ, An Khang, Mỹ Bằng, Phú Lâm, An Tường, Lưỡng Vượng, Hoàng Khai, Thái Long, Đội Cấn, Nhữ Hán, Nhữ Khê, Đội Bình và thị trấn Tân Bình.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Yên Sơn là một trong những huyện có tốc độ phát triển kinh tế nhanh của tỉnh Tuyên Quang. Cơ cấu kinh tế của huyện trong những năm qua chủ yếu là phát triển sản xuất nông nghiệp. Là một huyện miền núi nên cơ sở hạ tầng của huyện ở một số nơi còn hạn chế, đi lại gặp khó khăn. Tổng giá trị sản xuất của khu vực kinh tế nông nghiệp năm 2009 đạt 447,6 tỷ đồng. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2009 đạt 106.000 tấn tăng gấp 1,36 lần so với năm 2005. Bình quân lương thực trên đầu người năm 2009 đạt 668 kg/người/năm, tăng gấp 1,35 lần so với năm 2005.

3.1.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên củahuyện Yên Sơn huyện Yên Sơn

* Giao thông: Huyện Yên Sơn có vị trí bao quanh thị xã nên có hệ thống giao thông đầu mối quan trọng và quy mô. Các tuyên đường chính chạy qua như Quốc lộ 2 dài 33,4 km, mặt đường rộng 12m. Đường huyện: Bao gồm 17 tuyến với tổng chiều dài 128,70 km, nền đường rộng từ 4 - 6 m, tổng chiều dài các tuyến đường giao thông thôn bản trong toàn huyện có 921,0 km, trong đó có 527,0 km có bề rộng nền đường ≥ 3 m.

* Thuỷ lợi: Trên địa bàn huyện hiện có (tính đến thời điểm tháng 5/2008) 606 công trình thuỷ lợi, trong đó có 278 công trình kiên cố và 328

công trình tạm. Trong tổng số các công trình kiên cố được chia thành các loại sau:

- Hồ thuỷ lợi : 66 công trình - Trạm bơm thuỷ luân : 6 công trình - Đập dâng : 187 công trình - Trạm bơm nước : 7 công trình - Trạm bơm điện : 18 công trình - Giếng khoan : 6 công trình

Tổng chiều dài các tuyến kênh tưới năm 2008 có 765,0 km, trong đó có 300,47 km đã được kiên cố hoá (chiếm 39,28%), còn lại 464,53 km là kênh tưới đất.

* Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

-Tài nguyên đất:

Kết quả nghiên cứu xây dựng bản đồ đất tỉnh Tuyên Quang tỷ lệ 1: 100.000 năm 2001 cho thấy trên địa bàn huyện Yên Sơn có các loại đất chủ yếu sau:

+ Đất phù sa ngòi suối (Py): Đất có thành phần cơ giới cát pha đến thịt nhẹ, độ dày tầng đất trên 120 cm. Phần lớn loại đất này được sử dụng trồng 1 vụ lúa hoặc 2 vụ lúa, năng suất trung bình thấp.

+ Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf): Đất có thành phần cát pha, độ dày tầng đất trên 120 cm. Do điều kiện tưới khó khăn nên loại đất này chỉ gieo trồng được 1 vụ lúa mùa.

+ Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb): Đất có thành phần cơ giới cát pha, độ dày tầng đất trên 120 cm. Đất này thường bị ngập vào mùa mưa lũ; mùa khô không được tưới nên hàng năm chỉ gieo trồng các cây màu ngắn ngày như ngô, lạc, đậu, đỗ... năng suất đạt ở mức trung bình.

+ Đất phù sa không được bồi hàng năm (P): Có thành phần cơ giới thịt nhẹ, độ dày tầng đất trên 120 cm. Phần lớn trên đất này đã được trồng các loại cây ngắn ngày như lúa, hoa màu nhưng năng suất thấp.

+ Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): Đất được hình thành từ đá mẹ sa thạch, có độ dày tầng đất từ dưới 50 cm đến trên 120 cm, có thành phần cơ giới cát pha. Trên loại đất này phần lớn còn rừng, nơi có độ dốc < 250 có thể khai thác trồng cây ăn quả hoặc cây công nghiệp lâu năm.

+ Đất vàng đỏ trên đá Granit (Fa): Đất được hình thành trên đá mẹ Granit, thành phần cơ giới cát pha, độ dày tầng đất có ở cả 3 cấp: Dưới 50 cm, từ 50 - 120 cm và trên 120 cm. Đất có địa hình đồi dốc lớn, chia cắt xen kẽ với các đồi đá cát và phiến sét, khả năng khai thác sử dụng cho sản xuất nông nghiệp bị hạn chế.

+ Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): Đất được hình thành trên đá mẹ phù sa cổ, có thành phần cơ giới thịt trung bình, độ dày tầng đất trên 120 cm. Loại đất này thường được sử dụng trồng các loại cây như chè, cây ăn quả, mía... nhưng do dễ bị mất nước nên đất chặt rắn.

+ Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D): Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình, độ dày tầng đất trên 120 cm. Loại đất này thường được sử dụng trồng lúa và các cây trồng ngắn ngày khác, năng suất trung bình khá.

+ Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất (Fs): Đất được hình thành trên đá mẹ philit, gơnai và phiến thạch mica. Thành phần cơ giới đất từ cát pha đến thịt trung bình, độ dày tầng đất có ở cả 3 mức: Dưới 50 cm, từ 50 - 120 cm và trên 120 cm. Loại đất này thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp dài ngày (chè) và cây ăn quả, vùng đồi núi có độ dốc trên 250 cần phải được bảo vệ rừng và trồng rừng là chính. Đất này cũng có ý nghĩa sử dụng lớn trong nhiều mục đích sử dụng khác.

- Tài nguyên rừng

Diện tích đất lâm nghiệp của huyện có 87.854,69 ha, chiếm 19,66% diện tích đất lâm nghiệp của toàn tỉnh (huyện có diện tích đất lâm nghiệp lớn thứ 3 trong tỉnh sau huyện Na Hang và Chiêm Hoá), trong đó: Đất có rừng tự nhiên có 45.569,23 ha, đất có rừng trồng 21.012,01 ha, đất khoanh nuôi phục hồi rừng 5.385,98 ha và đất trồng rừng 15.887,47 ha.

- Tài nguyên khoáng sản

Sắt: Có 3 điểm mỏ có trữ lượng đáng kể, phân bố ở các xã: Phúc Ninh, Tân Tiến có trữ lượng lần lượt là 2,4 triệu tấn, 2,2 triệu tấn và 0,5 triệu tấn. Chất lượng của các mỏ sắt này tương đối tốt.

Ngoài ra trên địa bàn huyện còn các các mỏ Chì-Kẽm. Trữ lượng và chất lượng của các điểm mỏ này chưa được điều tra thăm dò cụ thể.

Đất sét: Mỏ đất sét ở Lưỡng Vượng đã được điều tra, khảo sát thăm dò có trữ lượng 1,141 triệu tấn.

Nước khoáng - nước nóng: Mỏ nước khoáng Mỹ Lâm - Phú Lâm có trữ lượng 1.474 m3/ngày, trong đó: Cấp B: 492 m3/ngày; Cấp C1: 734 m3/ngày và cấp C2: 248 m3/ngày. Mỏ nước khoáng này có tác dụng rất lớn để phát triển thành khu du lịch vui chơi - giải trí - nghỉ dưỡng.

Ngoài ra còn có các mỏ: Barit, Cao Lanh, Fenspat...

-Tài nguyên nước:

Chế độ thuỷ văn của huyện chịu ảnh hưởng chính của Sông Lô, đây là sông lớn nhất trên địa bàn huyện Yên Sơn và tỉnh Tuyên Quang. Sông Lô bắt

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng đất nông lâm nghiệp của các tổ chức trên địa bàn huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)