4. Ý nghĩa của đề tài
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Yên Sơn là huyện miền núi, nằm về phía Nam của tỉnh Tuyên Quang và có toạ độ địa lý như sau:
- Từ 210 40' đến 220 10' Vĩ độ Bắc - Từ 1050 10' đến 1050 40 Kinh độ Đông Ranh giới của huyện được xác định như sau:
Phía Bắc giáp huyện Hàm Yên và huyện Chiêm Hoá;
Phía Nam giáp huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) và huyện Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ);
Phía Đông giáp huyện Định Hoá - tỉnh Thái Nguyên; Phía Tây giáp huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái.
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện tính đến ngày 01/01/2010 là 120.949,01 ha (chiếm 20,60% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh) với 31 đơn vị hành chính cấp xã (01 thị trấn và 30 xã).
Trên địa bàn huyện có các tuyến giao thông đường bộ quan trọng: Quốc lộ 2, Quốc lộ 2C, Quốc lộ 37 và các tuyến đường thuỷ: Sông Lô, sông Gâm, sông Phó Đáy. Huyện nằm bao bọc lấy thị xã Tuyên Quang (là trung tâm kinh tế - văn hoá - chính trị lớn nhất trong toàn tỉnh). Các tuyến giao thông chính đến thị xã Tuyên Quang đều đi qua địa bàn huyện.
Địa hình của huyện Yên Sơn khá phức tạp, bị chia cắt bởi hệ thống sông suối, đồi núi, thung lũng tạo thành các kiểu địa hình khác nhau. Căn cứ vào điều kiện địa hình, thuỷ văn... huyện Yên Sơn được chia thành 3 vùng sau:
- Vùng Thượng huyện: Gồm 6 xã: Quý Quân, Lực Hành, Xuân Vân, Trung Trực, Kiến Thiết và Phúc Ninh.
- Vùng an toàn khu: Gồm 7 xã: Phú Thịnh, Đạo Viện, Trung Sơn, Kim Quan, Trung Minh, Hùng Lợi và Công Đa.
- Vùng trung và hạ huyện: Gồm 23 xã, thị trấn: Chiêu Yên, Tân Tiến, Tứ Quận, Tân Long, Thắng Quân, Lang Quán, Trung Môn, Chân Sơn, Thái Bình, Kim Phú, Tiến Bộ, An Khang, Mỹ Bằng, Phú Lâm, An Tường, Lưỡng Vượng, Hoàng Khai, Thái Long, Đội Cấn, Nhữ Hán, Nhữ Khê, Đội Bình và thị trấn Tân Bình.