Đánh giá hiệu quả công tác quản lý

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng đất nông lâm nghiệp của các tổ chức trên địa bàn huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 63)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.3.2.5.Đánh giá hiệu quả công tác quản lý

Công tác quản lý đất đối với hai Công ty chè được phân ra làm hai hình thức, đó là hình thức công ty quản lý và hình thức giao khoán cho hộ dân. Để thuận lợi cho việc đánh giá hiệu quả công tác quản lý sử dụng đất, hiệu quả công tác quản lý dựa vào năng suất tính trên 1ha đối với hai loại hình trên được phân ra làm 4 cấp, thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 3.8. Bảng phân cấp hiệu quả kinh tế đối với năng suất thu hoạch chè

Năng suất Phân cấp

<6 tấn/ha Thấp

6 – 9 tấn/ha Trung bình

9 – 12 tấn/ha Cao

>12 tấn/ha Rất cao

Bảng 3.9. Đánh giá hiệu quả quản lý theo sản lượng thu hoạch Chỉ tiêu Đơn vị Cty CP chè Sông Lô Cty CP chè Mỹ Lâm

Công ty Hộ dân Công ty Hộ dân Năng suất trung

bình Tấn/ha 11,21 10,05 12,3 10,31

Đánh giá Cao cao Rất cao cao

(Nguồn: Cty CP chè Sông Lô, Mỹ Lâm, 2013)

Qua bảng 3.9 trên, ta có thể nhận thấy đối với hai Cty CP chè Sông Lô và Cty CP chè Mỹ Lâm, hiệu quả quản lý dựa theo sản lượng thu hoạch ở cả hai hình thức đều cao và rất cao, tuy nhiên đối với hình thức quản lý đất do công ty sử dụng cho sản lượng cao hơn so với hình thức quản lý khoán đất do hộ dân sản xuất. Nguyên nhân: Do hình thức đất sản xuất do công ty quản lý

được thực hiện triệt để hơn, các phương pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất được công ty phổ biến, triển khai được người lao động trong công ty thực hiện triệt để hơn. Còn đối với hộ dân được khoán sản xuất, do tập quán canh tác chưa tiến bộ từ xa xưa còn hiện hữu trong đời sống của người dân, nên việc thực hiện theo phương thức sản xuất của công ty đề ra còn chưa được hiệu quả. Việc đề ra phương pháp quản lý hiệu quả hơn đối với hình thức khoán cho các hộ dân cần phải được thực hiện triệt để, hiệu quả hơn nhằm tăng năng suất cây chè lên ngưỡng cao hơn, đồng thời cải thiện được đời sống của người lao động cũng như người dân trong khu vực.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng đất nông lâm nghiệp của các tổ chức trên địa bàn huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 63)