Thein Sein – con người làm thay đổi lịch sử Myanmar

Một phần của tài liệu thein sein và công cuộc cải cách ở myanmar (Trang 105)

Khi Thein Sein trở thành người đứng đầu của chính phủ mới, có rất nhiều người xem ông chỉ là “con rối dễ bảo” của Than Shwe, nhưng ông đã gây ngạc nhiên cho những người chỉ trích ngay sau khi lên nắm chính quyền. Ngay sau khi nhậm chức, ông đã có cuộc gặp với nhà lãnh đạo dân chủ Aung San Suu Kyi, sau cuộc gặp này, bà và Đảng NLD đã tái gia nhập tiến trình chính trị.

Tháng 4/2012, Đảng NLD tham gia cuộc bầu cử phụ, thắng 43/44 số ghế. Cuộc bầu cử được đánh giá là công bằng và tự do. Kể từ khi nhậm chức vào tháng 3/2011, Thein Sein đã dẫn dắt tiến trình cải cách ở Myanmar, quốc gia đã từng dưới quyền thống trị của Hội đồng Quân sự trong nhiều thập kỷ, và ông cũng là một thành viên then chốt trong bộ máy đó.

Thein Sein có vẻ như đang phát triển một mối quan hệ công việc thuận lợi với Bà Suu Kyi. Chuyến viếng thăm New York của ông trùng hợp với chuyến công du của bà tại Hoa Kỳ.Truyền thông đã tường thuật về cuộc gặp của ông với bà Suu Kyi, ca ngợi việc bà đã được nhận Huy chương Danh dự Quốc hội Hoa Kỳ, và bà là người được nhận giải Nobel hòa bình. Điều này, theo các thống kê, giúp ích cho hình ảnh của Thein Sein trước công chúng.

Vốn là người kín tiếng, hiện tại Thein Sein cũng đã bắt đầu lên tiếng với truyền thông quốc tế.Trong cuộc phỏng vấn đầu tiên với báo chí Tây phương vào tháng 1/2012, ông tuyên bố với tờ Washington Post rằng ông muốn Myanmar có thể “phát triển hòa bình, ổn định kinh tế.” Cùng thời gian đó, ông tạo ra những thúc đẩy khiến các quốc gia phương Tây phương tháo bỏ cấm vận, điều mà theo ông là cần thiết để nền dân chủ phát triển mạnh và cải thiện cuộc sống cho người dân.“Đó là kiểu quyết tâm thầm lặng của ông, ông trầm lặng và nhỏ nhẹ, nhưng không hề lưỡng lự trước những câu hỏi nhắm vào mình,” Vijay Nambiar, cố vấn cấp cao của Liên hợp quốc tạiMyanmar, tuyên bố với hãng tin

Bloomberg.

Tại New York, ông đã tiếp nhận phỏng vấn của BBC (Thông tấn xã vương quốc Anh), cơ quan truyền thông thường bị Hội đồng quân sự lên án. Khi được hỏi liệu ông có e sợ sẽ đi vào vết xe đổ của Mikhail Gorbachev sau sự sụp đổ của chế độ Xô Viết, Thein Sein hồi đáp: “Tôi phải nói rằng Gorbachev và tôi không giống nhau. Chúng tôi không cải cách chỉ bởi vì bản thân chúng tôi muốn thế.Chúng tôi chỉ đang hồi đáp cho những mong muốn cải cách của người

dân.Vậy nên, những cải cách trong tương lai đều vì nguyện vọng và lợi ích của nhân dân.”

Trong một động thái làm nhiều người ngạc nhiên, ông nói rằng ông sẽ chấp nhận bà Suu Kyi làm Tổng thống nếu bà đắc cử và thành viên nghị viện cũng tán thành thay đổi Hiến pháp để bà có thể điều hành. Nhưng ông cũng rất kiên định với vai trò then chốt của quân đội trong chính trị.Ông không xin lỗi vì những hành động của quân đội trong quá khứ như bỏ tù các nhà hoạt động và những người bất đồng chính kiến. “Họ đã hành động vì cương lĩnh của mình và chúng tôi cũng thế, mọi người đều đang phục vụ đất nước theo cách riêng của mình.”, ông nói.

Khi bước lên đỉnh cao của quyền lực, trở thành người đứng đầu đất nước Myanmar, Thein Sein bắt tay vào triển khai chương trình cải cách đầy tham vọng của mình. Ngày 27/8/2012, Thein Sein tuyên bố một cuộc cải tổ chính phủ gồm 9 Bộ trưởng và 15 Phó Bộ trưởng, để củng cố quyền lực, ông đã thay thế các Bộ trưởng bảo thủ bằng đồng minh chính trị của mình. Trong số những thay đổi đầy hứa hẹn đó bao gồm việc thuyên chuyển Kyaw Hsan, cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin sang làm Trưởng ban Hợp tác, đồng thời bổ nhiệm Aung Min, Tin Naing Thein và Soe Thein, các cựu Trung tướng dưới quyền vào các Bộ trong văn phòng Tổng thống.

Tháng 9/2012, khi tham dự phiên họp Đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York, vị cựu đại tướng 67 tuổi đã tuyên thệ rằng những cải cách dân chủ ở Myanmar là “không thể thay đổi”. Ở thời điểm đó, ông đã phóng thích hàng loạt tù nhân chính trị, tổ chức bầu cử nghị viện và nới lỏng giới hạn luật pháp.Nhận thấy những cải cách đang diễn ra ở đây, Australia, Hoa Kỳ và EU đã gỡ bỏ cấm vận đối với Myanmar.

Ngày 6/3/2013, tại cuộc gặp mặt Chủ tịch và các thành viên Hội đồng Nghị viện Ngoại giao Châu Âu ở Brussels (Bỉ), Thein Sein giải thích tiến trình cải cách của Myanmar. Tổng thống nói: “Myanmar đang làm việc không mệt mỏi vì

thay đổi dân chủ và hòa bình kéo dài. Chúng tôi phải kết hợp những nỗ lực này với tăng trưởng bền vững, công việc mới và gia tăng thu nhập. Chúng tôi đề xuất châu Âu gỡ bỏ hoàn toàn cấm vận và chủ động đảm bảo sẽ không còn bất kỳ cấm vận nào tồn tại. Tôi cũng muốn nhân cơ hội này chia sẻ một số thay đổi quan trọng đã làm thay đổi môi trường lao động ở Myanmar. Chúng tôi ưu tiên khắc phục tình trạng lao động cưỡng chế và tạo được tiến trình đặc biệt trong lĩnh vực này. Chúng tôi đã làm việc với Hệ thống ba bên của Tổ chức Lao động Quốc tế với những cổ đông khác để thi hành những biện pháp cải thiện điều kiện làm việc. Tôi tin rằng chúng tôi đang đúng hướng để xóa bỏ lao động cưỡng chế. Hơn thế nữa, tôi nhìn thấy hạt giống kết hợp tự do đang đâm chồi ở Myanmar. Chính phủ chúng tôi đang làm hết sức để thi hành những luật lệ cho phép xây dựng và đăng ký các Liên đoàn Lao động.Tôi cũng muốn thúc đẩy mạnh mẽ các nhà lãnh đạo EU thông qua lời đề nghị của hội đồng EU, khôi phục ưu đãi thương mại với Myanmar. Việc xóa bỏ thuế quan và hạn ngạch và phục hồi Hệ thống Ưu đãi Phổ cập (GSP) sẽ đi một chặng đường dài đến khi thị trường EU mở cửa cho xuất khẩu Myanmar và cung cấpđộng lực cho việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế và công nghiệp định hướng xuất khẩu. Các ưu đãi vào thị trường EU sẽ cho phép Myanmar được hưởng lợi không chỉ từ việc làm và tạo ra sản xuất mà còn từ tiềm năng xuất khẩu thu nhập cao hơn. Hơn nữa, nó sẽ có ảnh hưởng sâu sắc đến việc chúng tôi theo đuổi mục tiêu xóa đói giảm nghèo cũng như nâng cao mức sống của công nhân trong các ngành công nghiệp sử dụng lao động và các ngành nghề liên quan khác. Cuối cùng, phát triển kinh tế và thương mại sẽ tạo nền tảng gốc rễ cho những cải cách chính trị gần đây và đảm bảo nền chính trị ổn định trong tương lai.

Tôi cũng muốn nhân đây thảo luận các bước tiếp theo mà chính phủ chúng tôi đang dự định nhằm xây dựng lòng tin và thúc đẩy các nhà đầu tư đầu tư vào Myanmar. Myanmar đã sẵn sàng trở thành đối tác ngang hàng với các nhà đầu tư quốc tế. Chính phủ cũng đã làm việc với cơ quan lập pháp để ban hành Luật

Đầu tư Quốc tế (FDI) vào cuối năm ngoái. Chúng tôi hiện đang làm việc để các thủ tục và tiến trình được minh bạch, rõ ràng, hợp pháp và dễ đoán. Luật FDI chỉ là một mặt trong tổng hợp các ưu tiên về kinh tế, chính trị, xã hội và luật pháp sẽ xác định chế độ đầu tư của Myanmar.Chính phủ chúng tôi cũng sẽ được trui rèn trước cải cách và đưa hệ thống phân xử của Myanmar tiến gần đến chuẩn mực quốc tế.

Trong khi khuyến khích đầu tư, thúc đẩy thịnh vượng cho người dân Myanmar, bảo vệ môi trường sống cũng rất quan trọng. Tôi cũng đã xây dựng cơ quan hàng đầu EITI (sáng kiến chiếu sáng công nghiệp khai khoáng) ở Myanmar để thực hiện những hành động cần thiết trong trách nhiệm để cung cấp cho EITI. Liên quan đến nguyện vọng của người dân về đầu tư có trách nhiệm, chính phủ sẽ nghiêm túc xây dựng khung đàm phán về khai thác các nguồn tài nguyên quốc gia Myanmar.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện không mệt mỏi nhằm đem lại nền hòa bình lâu dài và bền vững.Myanmar đã liên tục xảy ra xung đột vũ trang và nội chiến kể từ khi giành độc lập vào năm 1948 và điều này phải chấm dứt.Chúng tôi phải tìm ra một giải pháp đàm phán chính trị, chính phủ chắc chắn sẽ đạt được mục tiêu.Chúng tôi hiện đã ký thỏa thuận ngừng bắn 18 tháng với 10 nhóm lực lượng vũ trang.Chúng tôi sẽ nỗ lực gấp đôi để đạt được thỏa thuận với nhóm cuối cùng, Tổ chức Kachin Độc lập.

Hiện tại thành công và tiến trình cải cách luôn vì mong muốn hòa bình của người dân Myanmar.Để từ ngừng bắn trở thành hòa bình thật sự, chúng tôi sẽ thực hiện một khung tích hợp cho các đối thoại chính trị liên quan đến các nhà đầu tư và các cá nhân.Chúng tôi phải tìm ra cách để xóa bỏ những bất mãn dài hạn và thảo luận và hợp tác trong mối quan hệ công dân mới toàn diện hơn và một Myanmar cũng mới toàn diện.Trung tâm Hòa bình Myanmar vừa mới đưa ra một quan điểm trọng tâm đối với toàn bộ hoạt động hòa bình tại Myanmar.Cá nhân tôi rất biết ơn Liên minh Châu Âu vì những hỗ trợ tài chính và kỹ thuật

dành cho Trung tâm Hòa bình Myanmar”. Bài phát biểu quả quyết của Tổng thống đã khiến cho người dân Myanmar và cộng đồng quốc tế thêm tin tưởng vào công cuộc cải cách đang diễn ra song hành với vai trò to lớn của ông.

Đâu đó trong con người Tổng thống Thein Sein có hai mặt, vị cựu đại tướng có vẻ ngoài thư sinh đã có cuộc gặp gỡ ngài Barack Obama vào thứ hai trong chuyến viếng thăm đầu tiên của Tổng thống Hoa Kỳ đến Myanmar (19/11/2012). Ông từng thăng tiến quyền lực trong chế độ quân sự điên cuồng chống Mỹ và giờ dẫn đầu những nỗ lực xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp hơn với Hoa Kỳ. Quá khứ của ông mờ nhạt, dù cho ông đã dẫn dắt Myanmar đến một kỷ nguyên mới của ánh sáng, sau gần 50 năm độc tài cai trị.

Khi chính phủ thường dân lên nắm quyền 4 tháng sau cuộc bầu cử tháng 11/2010, Thein Sein dễ dàng đập tan dư luận nghi ngờ mình chỉ là bù nhìn của chế độ quyền lực quân đội nấp sau vẻ ngoài dân chủ. Thein Sein đã tiến hành một chương trình cải cách kinh tế và chính trị đầy tham vọng, có thể biến đổi hoàn toàn một đất nước Myanmar kiệt quệ với 60 triệu dân này. Với danh tiếng là người khiêm tốn và không tham nhũng trong số những kẻ bảo thủ hiếu chiến, ông đã được tán dương rộng rãi từ giới lãnh đạo thế giới, các nhà kinh tế hàng đầu, và từ người được giải Nobel Hòa bình đồng thời là lãnh đạo phe đối lập, bà Aung San Suu Kyi. Sau nhiều năm là kẻ thù của Hội đồng, bà Suu Kyi đã được phóng thích tại gia một tuần sau cuộc bầu cử tháng 11/2010. Bà gặp ông Thein Sein 9 tháng sau đó, trong một lời xác nhận, bà đã ca ngợi ông “thật thà” về công cuộc cải cách Myanmar. Với việc sốt sắng cải cách và được lòng nhân dân, Thein Sein đã được ủng hộ rộng rãi cho giải thưởng Nobel Hòa bình vào tháng 10/2011.

Một nhà ngoại giao phương Tây đã từng gặp vị Tổng thống thư sinh có giọng nói nhỏ nhẹ này nhiều lần và mô tả ông là người “khiêm tốn, dũng cảm và tận tụy. Với những ai quen biết ông từ trước khi thành Tổng thống sẽ nhận ra rằng ông rất ý thức về sự nghèo khó của nhân dân, vì bản thân ông cũng xuất thân từ

gia đình nghèo khó, đã nhìn thấy tiến trình của những nước khác trong khu vực và nhận ra cần phải thay đổi”.

Những lời nhận xét đó được khuếch trương bởi Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon, người đã quen biết Thein Sein từ khi ông còn là Thủ tướng của chế độ quân sự, giai đoạn 2007 - 2011. “Ngay sau khi trở thành Tổng thống, ông đã có tầm nhìn của riêng mình để xây dựng đất nước tốt đẹp hơn, thịnh vượng hơn, phẩm chất của con người được tôn trọng hơn.” - Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki Moon đánh giá và nhìn nhận ông Thein Sein đã nhìn thấu được quan điểm và nhận thức của thế giới về Myanmar.

Cuộc cải cách ở Myanmar đã diễn ra song song với chuyển biến hậu phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và hậu ổn định dân chủ của công dân nói tiếng Pháp ở Tây Ban Nha.Nhưng đất nước vẫn còn phải tranh đấu với sự nghèo khó – 1/3 dân số có mức sống dưới $1 mỗi ngày, cũng nhưng xung đột dân tộc và tôn giáo, giải quyết nạn tham nhũng. Trong hai năm qua, Thein Sein và các Bộ trưởng then chốt đã cải cách luật lao động, trợ cấp và tín dụng ngân hàng, cũng như nới lỏng kiểm duyệt báo chí.Những động thái khác cũng đang được tiến hành. Đằng sau chuyến viếng thăm Mỹ cùng lúc của Tổng thống và biểu tượng đảng đối lập Aung San Suu Kyi, sức mạnh đang hội tụ giới thiệu Myanmar với một cơ hội chưa từng có nhằm tái xuất hiện trên trường quốc tế. EU sẽ thúc đẩy các động thái khôi phục quyền ưu đãi thương mại của Myanmar.Đã có những cuộc thảo luận thận trọng giữa Mỹ và Myanmar về những khả năng khôi phục quan hệ quân sự, ban đầu thông qua các chuyến viếng thăm và huấn luyện phi quân sự.

Chìa khóa dẫn đến thành công cho công cuộc chuyển tiếp dân chủ ở Myanmar chính là lòng tin giữa chính phủ và nhân dân, đồng thời chính phủ và nhân dân cũng nên biết về vấn đề khoảng cách đang tồn tại giữa nhu cầu của nhân dân và khả năng của chính phủ, cần phải nỗ lực lấp đầy khoảng cách. Chính phủ mới cũng đang thúc đẩy phát triển các kênh thông tin liên lạc thông suốt và minh bạch.Các Bộ trưởng đã có cuộc gặp gỡ giới truyền thông và thông báo các tin

tức mới. Kỳ vọng chung đã tăng cao kể từ khi công cuộc cải cách vào năm trước đã mang lại những thay đổi chính trị tích cực. “Các kế hoạch cũng đang trên đà hòa hợp với “Cơ cấu cải cách kinh tế xã hội” nhằm đảm bảo mọi công dân có thể tận hưởng kết quả thành công của công cuộc cải cách tổng thể trong năm tiếp theo. Chính phủ sẽ liên tục thông báo đến toàn dân về hành động và lập trường của chính phủ.Toàn dân cũng có trách nhiệm nỗ lực phát triển thái độ tích cực, thực tế và văn hóa đàm phán chính trị, không nên giữ cái nhìn bi quan khi đối diện với những thử thách sắp tới”, Tổng thống tuyên bố.

Ông cũng chia sẻ kỳ vọng của mình vào ngày Quốc khánh Myanmar (4/1/2013), ông cho rằng nếu mọi công dân có thể đoàn kết như thời kỳ kháng chiến giành độc lập, Myanmar sẽ có thể vượt qua mọi thử thách mà quốc gia đang đối mặt.

Mặc dù cải cách đã được đông đảo dư luận bên ngoài hoan nghênh, nhưng người ta vẫn có cách đánh giá khác nhau đối với chính quyền Thein Sein, thậm chí có người còn nghi ngờ sự chân thành của cuộc cải cách này.Một số nguời cho rằng cải cách bắt nguồn từ sự thúc đẩy của một mình Thein Sein. Nay Win Maung, một lãnh đạo thuộc phe đối lập có quan hệ tốt với chính quyền Thein Sein nói: “Cải cách chỉ là sự triển khai mang tính chất tạm thời, không phải là chiến lược, chỉ trên cơ sở cá nhân”. Chắc chắn cải cách của chính phủ Myanmar không thể tách rời cá nhân Thein Sein, nhưng Myanmar lâu nay luôn do quân đội cầm quyền trực tiếp hoặc gián tiếp, hiến pháp mới cũng đảm bảo quyền lãnh đạo của phía quân đội, do đó chỉ dựa vào một mình Thein Sein thì không thể có những đột phá ràng buộc về thể chế truyền thống.

Còn có một số người cho rằng, cải cách là một trong những kế sách cần thiết

Một phần của tài liệu thein sein và công cuộc cải cách ở myanmar (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)