Những bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội

Một phần của tài liệu thein sein và công cuộc cải cách ở myanmar (Trang 32)

Sau khi giành được độc lập từ năm 1948, Myanmar là một trong những quốc gia phát triển nhất ở Đông Nam Á. Đường lối công nghiệp hóa với kế hoạch Pyidawtha trong giai đoạn 1950 – 1962 đã đạt được những thành tựu trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nông nghiệp và công nghiệp. Mặc dù thất bại khi đề ra mục tiêu quá cao trong khi cơ sở vật chất, ý thức và trình độ quản lý của nhà nước còn nhiều thiếu sót, yếu kém nhưng không thể phủ nhận đây là “thời kỳ vàng” sau hậu chiến. Từ năm 1962, “Con đường chủ nghĩa xã hội Miến Điện” bắt đầu.Năm 1988, sau 26 năm cầm quyền của các nhà chủ nghĩa xã hội, một chính phủ quân sự đã lên nắm quyền, được biết như là SLORC.

Chính phủ quân sự Myanmar đã khởi xướng một quá trình chuyển tiếp từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường vào những năm sau 1988. Những bước cải cách đầu tiên và những chính sách nới lỏng tự do kinh tế được giới thiệu từ sau 1988, dự định nới lỏng dòng đầu tư và lượng tiền từ nước ngoài vào. Tuy nhiên, nhiều chính sách được công bố đã không trở thành sự thật hoặc không được thi hành một cách nghiêm túc về sau. Vì lí do đó, các nhà nghiên cứu đã nhận định rằng “vào thời điểm đó Miến Điện phải tiến hành cả hai bước quá độ từ một nền kinh tế kém phát triển và từ nền kinh tế xã hội chủ nghĩa”.

Học giả Ruland cũng đã tóm gọn tình hình ban đầu đó của Miến Điện: “Có những yếu tố để thấy được quá trình chuyển tiếp sang kinh tế thị trường của Myanmar đang trong những tình cảnh rất khó khăn. Nó là một sự chuyển tiếp song song bởi những khủng hoảng kinh tế ở một trình độ kinh tế thấp kém song hành với những cuộc bạo động của các mảnh vỡ tộc người.Khoảng thời gian cầm quyền dài của các nhà quân sự đã làm phức tạp thêm quá trình chuyển tiếp

và hầu như không thể có chỗ dựa nào cho sự xuất hiện một chính phủ dân chủ mới nào cả”4F

5

.

Bên cạnh đó cũng cần phải nhắc lại rằng, Myanmar là một quốc gia có nguồn tài nguyên dồi dào. So sánh với nhiều quốc gia trong khu vực, Myanmar có trữ lượng khoáng sản, khí gas tự nhiên, dầu, mỏ đá quý đáng kể. Myanmar còn có ngành công nghiệp gỗ phát triển mang nhiều lợi ích kinh tế, những vùng đất nông nghiệp màu mỡ.Hầu hết chuyên gia kinh tế đều nhận định về sự giàu có của Myanmar, tuy nhiên những tiềm năng kinh tế để phát triển đất nước đều bị khai thác không hợp lý trong hơn 4 thập niên qua.So sánh với các quốc gia phát triển trong khu vực, Myanmar bộc lộ dần những yếu kém, trì trệ của nó. Không chỉ thua kém các nước như Malaysia, Thái Lan thu nhập bình quân đầu người của Myanmar còn thua kém cả Indonesia một quốc gia với dân số đông nhất nhì khu vực Đông Nam Á trong suốt nửa sau những năm 80 thế kỉ XX và thậm chí thua kém cả Philippin từ sau khoảng thời gian đó. Trong những năm 1998 - 1999 theo sự phân loại của Ngân hàng thế giới, thu nhập bình quân trên đầu người của Miến Điện chỉ khoảng 300 USD/năm làm cho nó trở thành một trong những quốc gia kém phát triển nhất (Least Developed Countries - LDCs) thế giới.

Câu hỏi được đặt ra là tại sao lực lượng quân sự lại không thể cải thiện được đời sống của nhân dân. Các nhà nghiên cứu đã tập trung lý giải nó với nhiều nguyên do nhưng nguyên nhân đầu tiên thường được đưa ra chính là việc phải duy trì quyền lực của thế lực độc tài. Nó thường được biện hộ bằng học thuyết “Kinh tế chính trị của chế độ độc tài”.“Kinh tế chính trị độc tài” là một thuật ngữ nằm trong khái niệm kinh tế chính trị mới.Nền kinh tế chính trị mới tập trung vào những quyết định về mặt chính trị.Ở đây, những hành động chính trị thì tương đồng với hoạt động kinh tế và dựa tối đa vào lợi ích cá nhân.Trái ngược với chế độ dân chủ, không có sự chuyển tiếp quyền lực trong chế độ độc

tài. Nhà chính trị dân chủ muốn cầm quyền hợp pháp phải tuân theo quy luật của các cuộc bầu cử, luân chuyển quyền lực. Về phía mình, nhà độc tài không thể chấp nhận việc mất đi quyền lực đang nắm. Bên cạnh đó, nó còn phải bảo đảm rằng không có ai sẽ có khả năng hay mong muốn giành lấy quyền của anh ta. Sự khác nhau sâu sắc giữa dân chủ và độc tài được học giả Kirsch trình bày: “Trong một nền dân chủ, một nhà chính trị phải chiến thắng phần lớn số cạnh tranh, ngược lại trong chế độ độc tài, chuyên chế nhà cầm quyền phải chiến thắng tất cả ai mà muốn hoặc có thể lật đổ anh ta ra khỏi quyền lực. Anh ta phải trung lập tối đa những ai muốn lật đổ anh ta”5F

6.

Cộng đồng quốc tế đều đồng ý rằng thế lực quân sự ở Myanmar là một chế độ độc tài. Do đó, thế lực chính trị cầm quyền ở Miến Điện được thảo luận ở đây nằm trong bối cảnh nền kinh tế chính trị độc tài. Những tính toán của nhà độc tài hay một nhóm độc tài được tập trung vào việc trả lời cho câu hỏi: Con đường nào là thích hợp nhất để bảo đảm quyền lực sẽ không bị giành trong tương lai?

Các nhà quân sự độc tài ở Miến Điện cũng đã duy trì quyền lực của mình với những tính toán như trên.Họ đã loại bỏ tối đa những gì mà họ cho là nguy hiểm, đe dọa quyền lực của họ. Hàng loạt những vụ trừng phạt, bắt bớ trong nước: Depayin, cách mạng Nghệ Tây (Saffron Revolution)… để ngăn chặn cái gọi là dân chủ, sự từ chối sáng kiến Thái (2003 - 2004), chiếc ghế chủ tịch ASEAN (2005), sự khủng hoảng nhân đạo trong cơn bão Nagris (2008)…đã minh chứng cho điều đó. Bên cạnh đó, với lĩnh vực kinh tế - xã hội, một nền kinh tế mở với đời sống xã hội ngày càng cao cũng sẽ là chỗ dựa cho những thế lực dân chủ nổi dậy đe dọa không nhỏ đến quyền lực độc tài.Việc duy trì một nền kinh tế đóng cửa, tự lực hướng nội với đời sống nhân dân thấp kém được xem là chỗ dựa vững chắc cho chế độ độc tài.

6Kirsch, G.:NeuePolitischeOkonomie, Stuttgart, 2005, page379-380 dẫn theoMichealvon Hauff–The economicdevelopmentofBurma and theSanctionsagainstBurma.

Trong thời gian cầm quyền của thế lực quân sự Myanmar nền kinh tế Myanmar không có nhiều những bước tiến so với những thời kì trước. Trong những năm 70 của thế kỉ XX, tốc độ phát triển GDP trung bình của Myanmar là 4,7%, trong những năm 80 tốc độ này chỉ là 1,8%. Đến những năm 90 ở thời kì cầm quyền của mình nhà độc tài đã có phần nào đó khôi phục được nền kinh tế với tốc độ phát triển GDP đạt 5,8% (World Bank 1999). Tuy nhiên khi đi sâu vào ta thấy rằng tốc độ này phát triển rất thấp lúc ban đầu 2,8% năm 1990/1991, -0,6% năm 1992/1993 sau đó tốc độ này được cải thiện đạt 9,7% năm 1993/1994 nhưng lại tụt xuống 4,6% năm 1997/1998.

Từ những năm 2000/2001 trở về sau tốc độ phát triển GDP của Myanmar khá cao trên 10% một năm (2000/2001-13,8%, 2003/2004-12%). Tuy nhiên trong bối cảnh này (từ năm 2000 trở đi) đã có những quan điểm nghi ngờ cách tính tốc độ GDP này, nhà nghiên cứu Set Aung đã chỉ ra một vấn đề với phương pháp tính: “Cách tính GDP ở Myanmar khá phức tạp, các cơ quan thường đổi giá trị USD thành tiền địa phương với kết quả là các số liệu bị thổi phồng và nhầm lẫn. Do đó, không dễ dàng gì để đô la hóa các dữ liệu GDP từ tiền địa phương sang thẳng giá trị hiện tại của đồng USD. (Set Aung 2006)”6F

7.Không có câu trả lời nào được đưa ra trả lời được vấn đề này một cách hợp lý.

Ngoài ra, còn có những khác biệt lớn đáng nghi ngờ giữa sự khác nhau của các ngành kinh tế. Ví dụ như ngành nông nghiệp có sự chênh lệnh lớn trong tốc độ phát triển, 11,1% năm 2000/2001 tụt nhanh xuống 4,7% năm 2003/2004 trong khi lĩnh vực sản xuất có tốc độ cao hơn nhiều và ổn định 20% từ năm 2000 đến 2006. Ngành công nghiệp gỗ từ 3,2% năm 2000/2001 tăng gấp đôi 7,7% năm 2001/2002. Sự dao động lớn còn khó tin trong lĩnh vực xây dựng từ 4% năm 2000/2001 lên đến 60,5% năm 2002/2003 tức tăng hơn 15 lần.

Bên cạnh việc tìm hiểu tốc độ phát triển kinh tế, thực trạng nền kinh tế của Myanmar còn thể hiện ở sự chênh lệch lớn trong 3 lĩnh vực công nghiệp, nông

nghiệp, dịch vụ. Nông nghiệp được xem là ngành quan trọng nhất ở Myanmar với đóng góp gần 60% tổng số GDP. Trong 26 triệu mẫu Anh (1 acre bằng 0,4 hecta) được trồng trọt năm 1995/1996 có gần 20 triệu mẫu trong đó được trồng cầy lương thực. Tuy nhiên đó lại là những cánh đồng nghèo nàn, công cụ kỹ thuật thô sơ và tình trạng trồng trọt sản xuất ở đây ngày càng trở nên trì trệ, đình đốn trở về sau.Chỉ có 6 triệu mẫu còn lại là có những cánh đồng với công cụ, phương thức canh tác phát triển hơn. Hơn hai phần ba lực lượng lao động đang làm trong ngành nông nghiệp song chưa đầy một phần ba làm việc trên những cánh đồng lớn hơn 3 mẫu Anh. Điều này thì giải thích tại sao đói nghèo lại tồn tại phần lớn ở vùng nông thôn.

Hầu hết lực lượng lao động ở nông thôn không có sở hữu đất của chính họ. Theo ước tính của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), 40% dân số không sở hữu đất nông nghiệp.Họ làm thuê hàng ngày, việc sinh kế này rất phổ biến.Nhiều tiểu nông còn phải đối mặt với sự thiếu thốn về tài chính, họ khó có thể được nhà nước hỗ trợ hoặc không thể trả các khoản nợ.Một vấn đề khác đặt ra, đặc biệt là với nhà nông có chút đất, là việc giá cả lương thực được định giá thấp bởi chính phủ để ngăn ngừa tình trạng nổi loạn ở các thành phố. Điều này đã dẫn đến việc chất lượng sản phẩm, hoạt động sản xuất bị suy giảm, nhà nông không thể mua được những thiết bị hỗ trợ canh tác do thu nhập thấp.

Hệ thống giá cả được nhà nước định ra nhằm kiểm soát giá thị trường, thu mua thấp nhưng xuất khẩu cao làm giàu thêm và sâu xa hơn củng cố hơn nữa quyền lực của họ. Tháng 4 năm 2003, một lệnh tự do hóa buôn bán lúa gạo đã được thi hành nhờ đó giá gạo đã bắt đầu tăng lên, sự độc quyền giá gạo tưởng chừng như kết thúc.Tuy nhiên sắc lệnh tự do này nhanh chóng “chết yểu”. Năm 2004, chính phủ ban hành một lệnh cấm xuất khẩu lúa gạo với tuyên bố nhằm ngăn chặn sự thiếu lương thực trong nước. Giá gạo nhanh chóng sụt giảm mạnh sau đó đẩy giá lạm phát tăng chóng mặt. Ví dụ nhỏ trên đây cho thấy sự mâu thuẫn, bốc đồng trong việc hoạch định và thi hành các chính sách nói chung và

nông nghiệp nói riêng của nhà cầm quyền quân sự, điều này đã làm cho nông nghiệp không thể phát triển bền vững và ổn định được.

Một trong những yếu tố khác để đánh giá sự phát triển kinh tế chính là chỉ số lạm phát.Tuy nhiên mãi cho đến năm 2000, cách tính lạm phát ở Myanmar còn nhiều vấn đề. Thứ nhất nó bị chi phối bởi sự đo lường giá tiêu thụ ở Rangoon – thủ đô bấy giờ của Myanmar. Thứ hai không có số liệu lạm phát nào được đo ở các tỉnh khác, cả nước chỉ đo ở Rangoon. Điều này cho thấy sự thiếu chính xác vì Rangoon phát triển hơn và không thể chỉ dựa vào nó được. Kể từ năm 2000, tỉ lệ lạm phát đã được đo lường trên cả nước và việc này đã được thực hiện trở về sau. Từ những dữ liệu đã có, ta thấy được Myanmar là nước có tỉ lệ lạm phát cao trong nhiều năm. Điều này có ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của nhân dân, 70% thu nhập của người dân Myanmar đã chi chủ yếu vào lương thực.

Ngoài ra, tỉ lệ thất nghiệp của người lao động Myanmar cũng cao. Tuy nhiên không có cơ quan nào của chính phủ quân sự quan tâm đến vấn đề này. Theo số liệu chính phủ Myanmar có 19.7 triệu người có khả năng lao động năm 1997/1998 trong khi dân số là 46,7 triệu người, 18,3 triệu đang làm thuê. Như vậy số liệu về số người thất nghiệp mà chính phủ đưa ra đã chưa được khảo sát kỹ lưỡng. Trong các năm 1992/93 tỉ lệ thất nghiệp là 5,3%, 1994/95 là 5,8%, 4,1% năm 1997/98 và 1998/99. Ngoài ra, số lượng người trong độ tuổn lao động cũng tăng. Năm 1988/89 tăng 1,4% so với năm trước, năm 1992/93 tăng 2,89% và nửa sau những năm 90 tăng hơn 2% mỗi năm. (Theo Ngân hàng phát triển châu Á, 2001).

Dữ liệu về tỉ lệ thất nghiệp của chính phủ đã thất bại trong việc đánh giá tình trạng thất nghiệp.Những chính sách cấm vận cũng làm trầm trọng thêm vấn đề thất nghiệp.Lấy ví dụ như sản xuất dệt của Myanmar với bên ngoài bị cấm đã làm hàng trăm, hàng ngàn công nhân ngành dệt bị mất việc.Trong thời gian cầm quyền của mình, vấn đề việc làm luôn trở nên căng thẳng hơn những dữ liệu chính phủ đưa ra.

Thu nhập cũng là một khía cạnh phản ánh nền kinh tế. Nếu như thu nhập trong lĩnh vực nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào gió mùa thời tiết, thì ở những lĩnh vực khác bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Thu nhập đến từ những lĩnh vực công cộng chỉ tăng 27,5% trong suốt giai đoạn 1988/89 đến 2000. Tuy nhiên vào tháng tư – 2000 lương của các viên chức, cán bộ đã được chính phủ tăng 5 lần, các lĩnh vực công cộng khác cũng được tăng đáng kể. Đây chính là kết quả của việc đấu tranh của người lao động trong lĩnh vực này do quá bất mãn với chế độ tiền lương ít ỏi. Việc làm này của chính phủ như là để hạn chế nguy cơ tiềm ẩn về mặt chính trị, quân sự.

Myanmar cũng phải đối mặt với việc thiếu hụt ngân sách của chínhphủ.Trong nửa đầu những năm 90 của thế kỷ XX, sự thiếu hụt ngân sách của Myanmar lên đến 8% GDP. Đến những năm 1999/2000 giảm còn 5%, 5,8% trong năm 2001/2002, 3,6%năm 2002/2003 và 3,4% năm 2003/2004. (Theo Ngân hàng phát triển châu Á ,2005, p.321).

Tỷ lệ thiếu hụt giảm dưới 4% GDP trong 2005/2006 nhưng vẫn giữ ở mức cao. Cùng với sự thâm thụt ngân sách là sự gia tăng nợ công của chính phủ. Thu nhập quốc gia giảm liên tục từ 17% năm 1981/1982 xuống 7,9% - 1992/93, 6,4% năm 1995/96 và 6% năm 2003/04. Thu nhập giảm, giá tiêu dùng cũng giảm một cách mạnh mẽ. Chỉ số tiêu dùng giảm từ 7,2% GDP trong 1998/1999 xuống chỉ còn 4,9% GDP năm 1999/2000. Miến Điện là quốc gia duy nhất trong khu vực có tỷ lệ thâm thụt ngân sách cao hơn thu nhập quốc gia (4,6%). Hầu hết các khoản chi được giải thích là tập trung cho nền kinh tế, nhưng bên trong nó còn bao gồm cả những chỉ tiêu cho quân sự. Chiếm 43,8% ngân sách quốc gia (Theo Ngân hàng phát triển châu Á – Volume 2,2001, p. 22).

Nợ của các xí nghiệp quốc gia cũng tăng từ 1990, những món nợ này trở thành những gánh nặng lớn với ngân sách chính phủ. Ngân hàng trung ương Myanmar dù về danh nghĩa có quyền tự quản, nắm quyền điều hành nguồn tiền

nhưng trên thực tế lại gắn chặt với sự quản lý của nhà nước.Và như thế nó in tiền để trả cho những món nợ cao của chính phủ.

Cuối cùng, một vấn đề nữa góp phần cho thấy tình trạng kém ổn định, của nền kinh tế Myanmar chính là cấu trúc của nền kinh tế ở 3 lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất và dịch vụ. Miến Điện bị đánh giá là nước có nền kinh tế kém phát triển nhất(LDC – Least Developed Country). Ở Miến Điện, nghành công nghiệp chỉ chiếm 9,2% GDP năm 2002/2003 và toàn lĩnh vực thứ hai là 13,6% tổng GDP. Trong khi lĩnh vực công nghiệp chỉ quanh quẩn dưới 10% GDP kề từ những

Một phần của tài liệu thein sein và công cuộc cải cách ở myanmar (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)