Trận bão Nargis: bước ngoặt chuyển hóa dân chủ tạiMyanmar

Một phần của tài liệu thein sein và công cuộc cải cách ở myanmar (Trang 43)

Trận bão khủng khiếp Nargis tàn phá Myanmar vào tháng 5/2008 khiến hơn 138.000 người thiệt mạng được nhiều người coi như là cái mốc trong quá trình chuyển hóa dân chủ.Nhà nước chậm trễ trong việc khắc phục thảm họa.Rất nhiều tổ chức thuộc xã hội dân sự, từ các tổ chức hậu thuẫn quốc tế đến các tổ chức nhỏ có quy mô địa phương đã tham gia hết sức tích cực vào việc cứu trợ.

Cơn bão Nargis ập đến cũng đúng vào lúc chính quyền Myanmar đang chuẩn bị một cuộc trưng cầu dân ý để thay đổi Hiến pháp. Cuộc trưng cầu mặc dù bị phản ứng kịch liệt vào thời điểm đó đã mở ra một không gian chính trị mới, cụ

thể với việc tập đoàn quân sự chấp nhận dân sự hóa chế độ.Cuộc bỏ phiếu năm 2010, mặc dù không được các nhà đối lập cho là dân chủ nhưng cũng là dịp các cuộc thảo luận chính trị trở lại xã hội sau hai thập niên bị cấm đoán. Quốc hội mới của Myanmar, mặc dù bao gồm chủ yếu các thành viên của đảng chính trị do giới quân sự ủng hộ, nhưng cũng tiếp nhận cả một số đại biểu thuộc phe đối lập.

Bão Nargislà một xoáy thuận nhiệt đới mạnh đổ bộ vàoMyanmar vào ngày2/5/2008, và là cơn bão chết người nhất trong lịch sử Myanmar. Cơn bão gây ra sự tàn phá thảm khốc làm chết 90.000 người và hơn 56.000 người mất tích. Tuy vậy, riêng thị trấnLabutta đã báo cáo 80.000 người chết, với hơn 10.000 chết ở Bogale.Số người chết được chính quyền Myanmar công bố chính thức đã được giảm đi rất nhiều so với thực tế vì họ muốn tránh các phản ứng chính trị.Người ta sợ rằng và cũng rất có thể là vì thiếu sự cứu trợ, khoảng một triệu người đã hoặc sẽ chết vì thảm họa này.Thiệt hại ước tính khoảng 10 tỷ USD.

Đây là cơn bão gây thiệt hại về nhân mạng lớn nhất ở khu vựcBắc Ấn Độ Dương, cũng như là cơn bão có tên gây chết chóc đứng thứ hai saubão Nina. Tính cả những cơn bão không được đặt tên, Nargis là cơn bão gây chết chóc thứ tám trong lịch sử thế giới. Nargis là cơn bão nhiệt đới đầu tiên gây hại cho quốc gia này kể từbão Mala(cơn bão này mạnh hơn nhưng gây thiệt hại không lớn) đổ bộ vào trong năm 2006.

Tuy những thiệt hại do cơn bão gây ra là khủng khiếp, những nỗ lực cứu trợ ban đầu đã bị cản trở bởi sự từ chối của Hội đồng quân sự Myanmar.Tổng thống George W. Bushđã nói rằng cả thế giới đang tức giận sẽ lên án chính phủ Myanmar vì cái cách họ khắc phục hậu quả của cơn bão lịch sử. Đảng cầm quyền ở Myanmar sau đó vài ngày đã chấp nhận hàng cứu trợ sau khi họ chấp nhận đề nghị của Ấn Độ. Một điều nữa cản trở các nỗ lực cứu trợ là chỉ sau cơn bão mười ngày, một trận động đất gần trung tâmTrung Quốc đại lục, được biết

tới như làĐộng đất Tứ Xuyên năm 2008với độ lớn 7.9 độ richter đã cướp đi mạng sống của gần 70.000 người, và gây thiệt hại 86 tỉ USD là một trong ba thảm họa tự nhiên kinh khủng nhất trong lịch sử loài người.

Liên hợp quốcước tính trong báo cáo rằng 1,5 triệu người đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão này. Số người đang mất tích ước tính khoảng 27.838, với 43.318 được xác nhận là đã chết. Một ước tính mới đây của chính phủ Myanmar đã đưa con số người chết lên 70.000, trong khi một vài tổ chức phi chính phủ ước tính tổng số người chết cuối cùng sẽ trên 100.000.Các nhân viên cứu trợ quốc tế kết luận thêm rằng 2 tới 3 triệu người mất nhà cửa, tình trạng tồi tệ nhất trong lịch sử Myanmar, ngang với trận sóng thần tại Ấn Độ Dương năm 2004.

Woradet Wirawekhin, Phó giám đốc Cục thông tin, Bộ Ngoại giao Thái Lan, phát biểu vào ngày 7/8/2008 có nhắc tới một bản báo cáo đệ trình bởi Bansan Bunnak, Đại sứ Thái ở Rangoon rằng tình hình của thành phố đã xuống cấp và phần lớn các cơ sở kinh doanh và chợ đã đóng cửa. Ông cũng thông báo rằng người dân địa phương cũng sẽ đối mặt với khó khăn ngày càng tăng trong việc sinh tồn, giá gạo địa phương đã tăng hai hoặc ba lần.

Chính phủ quân sự Myanmar nói quốc gia này chưa sẵn sàng để chấp nhận các nhân viên cứu trợ nước ngoài, giữa những chỉ trích đang dâng cao vì phản ứng chậm chạp của họ trước cơn bão khủng khiếp. Phát ngôn viên khu vựcChâu ÁcủaChương trình Lương thực Thế giới Paul Risley nói rằng sự chậm trễ đó là “không có tiền lệ trong lịch sử hoạt động cứu trợ nhân đạo”.Chính phủ Myanmar thậm chí còn tập trung hết sức lực của họ để truy đuổi các phóng viên đưa tin về cơ bão.

Báo ThairathcủaThái Lancho biết nhiều người Miến Điện đang rất khó chịu với chính phủ quân sự, vì họ đã không được cảnh báo đầy đủ về cơn bão đang đến. Thêm nữa, họ tin rằng sự bất ổn gây ra bởi cơn bão và các trận lụt liên quan đã bị làm trầm trọng thêm bởi sự phản ứng thiếu hợp tác của chính phủ quân sự. Ví dụ, không có phương án xử lý tại chỗ thích hợp cho số lượng xác chết đang

tăng dần sau cơn bão nên thây người bị bỏ mặc nằm la liệt trên đường phố, tình hình càng lúc càng tồi tệ, điều đó đang biến những suy đoán của quốc tế về sự xuất hiện và lan rộng của dịch bệnh sẽ trầm trọng. Bên cạnh đó, Cộng đồng Quốc tế hỗ trợ tù nhân chính trị, đóng tạiBangkok, đã báo cáo về tình trạng vi phạmnhân quyềntrong thời gian diễn ra thảm họa, cáo buộc các nhân viên thi hành án của chính phủ đã bắn vào các tù nhân củanhà tù Inseinở Rangoon khi họ đang cố thoát khỏi tình trạng hỗn loạn. Có tin đưa 36 tù nhân đã bị giết và 70 người khác bị thương.Chính phủ Myanmar phủ nhận cả hai bản báo cáo.

Vào ngày9/5/2008, hội đồng tướng lĩnh Myanmar chính thức chấp nhận viện trợ quốc tế bao gồm tiền, lương thực, thuốc men và các nhu yếu phẩm khác nhưng vẫn từ chối cho phép các lực lượng nhân đạo tiến hành cứu trợ trực tiếp. Samak Sundaravej, Thủ tướng Thái Lan, thông cáo rằng, theo lời đề nghị củaEric G. John, Đại sứ Mỹ tại Thái Lan, ông sẽ viếng thăm Myanmar vào ngày 11/5 để thuyết phục hội đồng quân sự Myanmar mở cửa biên giới. Quinton Qquayae, Đại sứ Anh tại Thái Lan, sau đó nhận định rằng ông sẽ tháp tùng Thủ tướng Thái trong một nỗ lực thuyết phục chính phủ Myanmar.Hội đồng quân sự đã ngay lập tức trả lời vào buổi chiều hôm đó (theo giờ Bangkok) rằng họ không hề chào đón bất cứ ai tại thời điểm này. Chuyến thăm vì thế đã bị hủy bỏ, tuy nhiên Samak nói rằng ông sẽ viết thư thuyết phục phía Myanmar ngay lập tức.

Sự chậm trễ đã bắt đầu gây ra sự phản đối trong cộng đồng quốc tế. Cũng trong ngày 9/5 tại Bangkok, Richard Horsey, phái viên của Liên hợp quốc, đã phát đi lời cảnh báo Myanmar hãy dừng ngay sự từ chối các nỗ lực cứu trợ trên quy mô lớn của cộng đồng quốc tế khi mà một cơn bão khác, tàn khốc như cơn bão Nargis, cũng đang hướng tới quốc gia này. Cơn bão mới sẽ làm tình hình tồi tệ hơn. Tổng thư kí Liên hợp quốcBan Ki Moonđã hối thúc Hội đồng quân sự chấp nhận viện trợ mà “không cản trở”. Lời góp ý của Ban được đưa ra sau khiChương trình Lương thực Thế giớikhôi phục viện trợ lương thực sau khi hai chiếc tàu trở bánh quy dinh dưỡng cao của họ bị tịch thu bởi quân đội

Myanmar.Hạ viện Canadalên án sự phản ứng của chính quyền Myanmar trong một nghị quyết được thông qua ngày 9/5/ 2008.

Vào ngày 16/5/2008, Đại sứ Myanmar tại Liên hợp quốc đã buộc tộiPhápphái tàu chiến tới bờ biển Myanmar.Đại sứ Pháp tại Liên hợp quốc đã phủ nhận cáo buộc con tàu đó là tàu chiến và cho rằng việc chính phủ Myanmar từ chối hàng cứu trợ “có thể dẫn tới một tội ác chống lại loài người thực sự”. Pháp giải thích con tàu đó đang mang 1.500 tấn hàng cứu trợ.Thủ tướng AnhGordon Brownđã buộc tội chính quyền quân sự vì đã để thảm họa tự nhiên trở thành một “thảm kịch nhân tạo” bởi những hành động sai lầm của họ. Ông cũng chỉ trích những hành động vô nhân đạo của Hội đồng quân sự Myanmar.

Ngày 19/5, Myanmar đã cho hàng cứu trợ từ các nướcASEANvào.Quyết định được đưa ra sau hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp của ASEAN, hàng cứu trợ bắt đầu đến Myanmar vào ngày21/5.Ban Ki Mooncũng đã tới quốc gia này vào ngày hôm đó để “thúc đẩy các nỗ lực cứu trợ”. Cùng ngày hôm đó, Ban thông báo rằng Myanmar sẽ sớm cho phép các nhân viên cứu trợ nhập cảnh không kể quốc tịch, dù cho tàu thuyền và máy bay trực thăng vẫn chưa được phép. Lời tuyên bố được đưa ra sau khi Ban có cuộc gặp hơn hai giờ với TướngThan Shwe.

Vào ngày 23/5, các cuộc đàm phán giữa Ban Ki Moon và Than Shwe đã kết thúc với sự cho phép các nhân viên cứu trợ quốc tế vào Myanmar. Chính phủ Myanmar vẫn phản đối sự hiện diện của các đơn vị vũ trang nước ngoài trên lãnh thổ của họ. Dù gặp phải sự phản đối của các đảng đối lập cũng như các quốc gia khác sau thảm họa tự nhiên, hội đồng quân sự vẫn tiến hành cuộc trưng cầu dân ý đã được lên lịch vào ngày 10/5/2008.Việc bỏ phiếu dù sao sẽ được hoãn cho tới ngày 24/5 cho Rangoon và các vùng bị ảnh hưởng nặng khác.

Vào ngày 8/5/2008, khoảng 30 người biểu tình đã tụ tập trước Đại sứ quan Myanmar ởManila,Philippin, yêu cầu hội đồng quân sự hoãn bỏ phiếu và ngay lập tức chấp nhận viện trợ quốc tế. Những người biểu tình ở Philippines đưa ra

lời kêu gọi: “Đây không phải lúc cho chính trị, đây là lúc để cứu người”. Chính phủ Hoa Kỳ đã yêu cầu Liên hợp quốc không ủng hộ cuộc trưng cầu.Aung San Suu Kyi, lãnh đạo phe đối lập Myanmar, cũng đã phát biểu rằng tiến hành bỏ phiếu trong thời điểm thảm họa này là hành động không thể chấp nhận được. Khoảng 500 nhà hoạt động Myanmar đã biểu tình trong ngày 10/5 bên ngoài Đại sứ quán của họ ởKuala Lumpur,Malaysia, yêu cầu chế độ quân sự Myanmar hoãn cuộc trưng cầu hiến pháp cho dù cuộc trưng cầu đã bắt đầu bất chấp cơn bão tàn khốc. Một cuộc thăm dò ý kiến được tiến hành tại Myanmar vào ngày9/5/2008 bởi Mizzima, một người đưa tin Myanmar, 64% những người được hỏi vẫn sẽ định bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu ý kiến. Tuy nhiên, 71% không hề biết bản Hiến pháp thế nào và 52% vẫn chưa quyết định xem họ sẽ ủng hộ hay phản đối nó.Tin tức của hãng tin AP (Australia Police) đưa rằng hàng cứu trợ quốc tế được gửi cho nạn nhân của cơn bão đã bị sửa đổi để chúng giống như là của chính phủ quân sự, và một hãng tin nhà nước Myanmar liên tục phát những hình ảnhTướng Than Shweđang trình diễn hình ảnh ông phát hàng cứu trợ.Sau hơn một tuần kể từ thảm họa, chỉ một phần mười số người vô gia cư, bị thương hoặc có nguy cơ mắc bệnh nhận được trợ giúp.

Có lẽ ít quốc gia nào trên thế giới giống như Myanmar, khi mà thảm họa tự nhiên tồi tệ lại trở thành một “bước ngoặt” chuyển hóa dân chủ. Cơn bão Nargis phần nào giúp chính phủ nhận ra những yếu kém trong việc chỉ đạo người dân ứng phó với thảm họa, chậm trễ cứu hộ và việc từ chối nhận hàng cứu trợ quốc tế đã nhận được không ít những chỉ trích từ các tổ chức nhân đạo và các quốc gia dân chủ trên thế giới. Sự bảo thủ trong đường lối cai trị của chế độ quân sự cần phải được thay thế bằng một chính phủ mới tiến bộ, biết lắng nghe ý kiến và đáp ứng nguyện vọng của người dân.

Một phần của tài liệu thein sein và công cuộc cải cách ở myanmar (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)