Tham nhũng – cuộc khủng hoảng lòng ti nở Myanmar

Một phần của tài liệu thein sein và công cuộc cải cách ở myanmar (Trang 49)

Thời gian gần đây liên tiếp xuất hiện những dấu hiệu của nạn tham nhũng đang leo thang ở Myanmar, một cuộc khủng hoảng lòng tin đe dọa làm chệch hướng chương trình cải cách đầy tham vọng của Tổng thống Thein Sein. Liệu Tổng thống có muốn thúc đẩy các vụ truy tố những quan chức tham nhũng, trong đó có giới chức Bộ Bưu chính Viễn thông đầy yếu kém hay không?

Nằm dưới sự cai trị quân sự không thể giải thích nổi trong nhiều thập kỷ, Myanmar luôn nằm ở tốp gần đầu bảng về nạn tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế. Theo các quan chức tại văn phòng Tổng thống Myanmar, giờ đây với các cuộc cải cách tài chính và các biện pháp tự do hóa kinh tế hứa hẹn thu hút những khoản đầu tư nước ngoài lớn và tăng cường giá trị tài sản trong nền kinh tế, các quan chức Myanmar đang gia tăng các khoản thu lợi cá nhân từ vị trí của họ. Một cuộc điều tra được tiến hành vào tháng 1/2013 đối với nạn tham nhũng bị tình nghi xảy ra tại Bộ Bưu chính Viễn thông Myanmar đã phát đi những tín hiệu cho thấy sự quản lý yếu kém và nạn tham nhũng ở một trong những Bộ chủ chốt của quốc gia Đông Nam Á này, trong giai đoạn mà quá trình chuyển tiếp từ sự cai trị quân sự sang dân chủ đang ở vào thời điểm bước ngoặt quan trọng. Trong khi văn phòng của Tổng thống Thein Sein đang tích cực đang tích cực đấu tranh cho cải cách, nhiều Bộ, Ngành của nước này vẫn tiếp tục hoạt động tiêu cực như họ từng hoạt động dưới chế độ quân sự cầm quyền cũ. Cuộc điều tra đối với cựu Bộ trưởng Bưu chính và Viễn thông Myanmar, Thiếu tướng Thein Tun cùng các quan chức cấp Bộ trưởng khác ở nước này cho thấy lần đầu tiên các quan chức cấp cao Myanmar đã công khai bị cáo buộc tham nhũng trong nhiệm kỳ của Tổng thống Thein Sein. Động thái này đã giành được sự hoan nghênh của các nhà đầu tư nước ngoài. Nhiều người trong số này đã kêu gọi chính phủ Myanmar minh bạch hơn và thực hiện sự cai trị của luật pháp trước khi họ cam kết đầu tư những khoản lớn vào nước này. Trong khi Tổng

thống Thein Sein thừa nhận vấn đề tham nhũng tràn lan và tiến hành một chiến dịch chống tham nhũng quyết liệt ở cấp cao – nổi bật với các cuộc điều tra đã diễn ra với ngành Bưu chính Viễn thông – thì các chính trị gia khác có quan hệ với giới quân sự nước này lại hạ thấp mức độ tham nhũng của giới quan chức và tác động của vấn đề này với cuộc cải cách.

Trong một cuộc phỏng vấn ở thủ đô Naypyidaw, Phó chủ tịch Đảng Liên minh Đoàn kết và phát triển (USDP) cầm quyền, ông Htay Oo đã bác bỏ những cáo buộc rằng tham nhũng diễn ra tràn lan ở cả hai chế độ, chế độ hiện nay và chế độ quân sự mà ông đã phục vụ trước đây. Ông Htay Oo tuyên bố: “Khi đó tất cả chúng tôi đều là các Bộ trưởng – đề cập đến Hội đồng quân sự (Hội đồng Hòa bình và Phát triển Quốc gia) cầm quyền – và chúng tôi không tham nhũng. Chúng tôi đang cố gắng giảm bớt nạn tham nhũng ở đất nước chúng tôi.Chính phủ đang thực hiện một nỗ lực lớn để giảm bớt nạn tham nhũng. Những tin tức gần đây về nạn tham nhũng chỉ xuất hiện bởi vì hành động của chính phủ, nếu không thì chúng vẫn bị che giấu”. Quả thực như vậy, các vụ việc tham nhũng khác cũng đã lộ ra. Một bài báo đăng trên tuần báo “The Voice”, được trích dẫn từ một báo cáo của Tổng Chưởng lý Myanmar đã cho thấy nạn tham nhũng lớn liên quan đến 6 Bộ khác nhau của nước này, trong đó có Bộ khoáng sản. Tuy nhiên, sau khi bài báo được đăng, tác giả đã bị cáo buộc tội vu khống, bôi nhọ và phải tham dự 30 phiên điều trần khác nhau trước khi những cáo buộc chống lại nhà báo này được hủy bỏ. Đến nay vẫn chưa có ai bị cáo buộc trong những vụ tham nhũng được nêu trong báo cáo của Tổng Chưởng lý Myanmar.Chiến dịch chống tham nhũng đe dọa nhấn chìm nhiều quan chức và chính trị gia cấp cao Myanmar và đang trong quá trình sâu sắc thêm sự chia rẽ chính trị giữa Tổng thống Thein Sein và vị Chủ tịch Hạ viện đầy quyền lực của Myanmar, ông Shwe Mann. Cả hai ông đều đóng vai trò nổi bật trong Hội đồng Phát triển và Hòa bình Myanmar trước đây, và giờ đây đang trong cuộc đua tranh quyết liệt

nhằm giành vị trí ứng cử viên Tổng thống của Đảng USDP cầm quyền trong cuộc bầu cử Tổng thống Myanmar sẽ diễn ra vào năm 2015.

Những cáo buộc tham nhũng thường được sử dụng vào mục đích chính trị dưới chế độ quân sự cầm quyền trước đây, trong đó có vụ thanh trừng nội bộ Hội đồng Phát triển và Hòa bình Myanmar đối với cựu Thủ tướng kiêm Giám đốc Cơ quan tình báo Khin Nyunt cùng với các trợ thủ của ông này. Giờ đây, một số chuyên gia phân tích đang tự hỏi liệu cuộc điều tra tham nhũng đối với Bộ Bưu chính Viễn thông Myanmar, một động thái đe dọa gài bẫy một số thành viên nhất định trong gia đình Chủ tịch Hạ viện Shwe Mann, có phải là một vở kịch quyền lực tương tự hay không? Theo một nguồn tin thân cận với các quan chức tham gia chiến dịch điều tra chống tham nhũng nói trên, gần 20 người trong số hơn 60 quan chức, hiện đang bị tạm giữ. Nguồn tin này cho biết hầu hết trong số họ, ngoại trừ tướng Thein Tun vẫn đang bị quản thúc tại gia, đã được trả tự do và phục chức. Tuy nhiên, những quan chức này chưa chắc đã có thể tránh khỏi những vụ truy tố trong tương lai.

Theo nguồn tin chính phủ Myanmar, tướng Thein Tun đã đe dọa lôi ra “thêm nhiều nhân vật cấp cao” nếu như ông này bị buộc tội chính thức và đưa ra tòa xét xử. Thiếu tướng Thien Zaw, một Bộ trưởng Bưu chính Viễn thông trước đây và hiện là Thủ hiến bang Kachin, hiện cũng đang bị điều tra. Viên tướng này cũng ám chỉ rằng ít nhất một cựu quan chức cấp cao của Bộ Bưu chính Viễn thông Myanmar đã thay đổi lời khai của người làm chứng trong vụ này. Quan chức này tuyên bố rằng ông là người rất thân với các quan chức phụ trách điều tra, ông khẳng định: “Chúng tôi giờ đây biết rõ mọi thứ”.

Theo một nguồn tin cảnh sát thân với các quan chức điều tra, một vali chứa 2 triệu USD tiền mặt được cho là đã được tìm thấy tại dinh thự của tướng Thein Tun. Nguồn tin này cho biết các nhà điều tra đang cố gắng xác định xem liệu có phải số tiền này có nguồn gốc từ các doanh nghiệp nước ngoài, bao gồm các tập đoàn viễn thông Trung Quốc như Huawei và ZTE hay không. Đây được cho là

các doanh nghiệp tìm cách có được các hợp đồng béo bở ở Myanmar thông qua các khoản hối lộ giới chức nước này. Nhà chức trách Myanmar cũng đang tìm cách tiếp cận với các tài khoản ngân hàng ở Bangkok, Hồng Kông và Singapore, mà các khoản lại quả dành cho các quan chức cấp cao của Bộ Bưu chính Viễn thông Myanmar đã được gửi vào đó. Theo một nguồn tin cảnh sát, cả hai tập đoàn Huawei và ZTE của Trung Quốc đã tự nguyện trao cho các quan chức điều tra những tài liệu liên quan đến các thỏa thuận trước đây của họ với Bộ Bưu chính Viễn thông Myanmar, trong đó có thỏa thuận được ký trong nhiệm kỳ Bộ trưởng Bưu chính Viễn thông của Tướng Thein Zaw. Trong một hợp đồng ký năm 2004, ZTE đã cho Bộ Bưu chính Viễn thông Myanmar vay một khoản tiền trị giá 150 triệu USD để thiết lập 300.000 đường dây điện thoại cố định. Số tiền này được một quan chức Bộ Bưu chính Viễn thông Myanmar khi đó đánh giá là cao gấp 10 lần giá trị thực của dự án này.Tiếp tục làm phép so sánh, quan chức này nhấn mạnh rằng ZTE sau đó đề xuất cung cấp cho Nêpan một triệu đường dây điện thoại cố định với giá chỉ có 7.5 triệu USD.

Cả hai vị Bộ trưởng Bưu chính Viễn thông Thein Tun và Thein Zaw đều được tin là những nhân vât thân cận với cựu lãnh đạo Hội đồng Phát triển và Hòa bình Nhà nước Myanmar, Thống tướng Than Shwe. Theo nguồn tin cảnh sát Myanmar, các công ty liên quan đến lĩnh vực viễn thông bao gồm chi nhánh Elite và Red Link của công ty Htoo cũng đang bị điều tra. Red Link thuộc sở hữu của con trai Chủ tịch Hạ viện Shwe Mann là Toe Naing Mann. Công ty này được thành lập năm 2008 và cung cấp các dịch vụ Internet mà nó giành được từ một doanh nghiệp liên doanh với Bộ Bưu chính Viễn thông.Với chưa đầy 2% dân số sử dụng Internet, Myanmar hiện là quốc gia có tỷ lệ người sử dụng Internet thấp nhất thế giới.

Thực tế rằng cựu Bộ trưởng Tài chính Myanmar Hla Tun, người được nhiều người đánh giá là một nhân vật chống tham nhũng đang giám sát cuộc điều tra chống tham nhũng nói trên đã được một số chuyên gia coi là dấu hiệu cho thấy

tầm quan trọng của chiến dịch điều tra mà Tổng thống Thein Sein rất coi trọng. Theo một nguồn tin thân cận với Tổng Thein Sein, cựu Bộ trưởng Tài chính Hla Tun được coi là một nhân vật trong sạch và là trợ thủ thân cận của Tổng thống.

Một số chuyên gia phân tích tranh luận rằng nếu chiến dịch chống tham nhũng và những nỗ lực lớn hơn của Tổng thống Thein Sein nhằm thực hiện trách nhiệm giải trình và tính minh bạch nhiều hơn trong các thỏa thuận kinh tế của chính phủ Myanmar, trong đó có thỏa thuận với các đối tác nước ngoài được thực hiện nghiêm túc thì những lời buộc tội chính thức sẽ được đưa ra bất chấp những hậu quả chính trị có thể xảy ra sau đó. Theo nguồn tin cảnh sát, đến nay Tổng thống Thein Sein vẫn chưa quyết định liệu có tiếp tục thúc đẩy việc đưa ra các cáo buộc đối với hai vị Bộ trưởng Bưu chính Viễn thông Thein Tun và Thein Zaw hay không.

Nhận định về cuộc điều tra đối với Bộ Bưu chính Viễn thông Myanmar, ông Sean Turnell, một chuyên gia về các vấn đề kinh tế Myanmar thuộc Đại học Macquaire ở Australia cho rằng nếu các quan chức trên không bị trừng phạt thì điều đó sẽ chỉ là hành động phát đi “một tín hiệu mạnh mẽ rằng cải cách kinh tế trên thực tế chỉ là một biện pháp khác để những người có quan hệ và quyền lực xâu xé tài sản của đất nước và người dân thường”. Theo ông Sean Turnell, “nạn tham nhũng là một rào cản đối với đầu tư thực sự và trên hết làm suy giảm sự ủng hộ của công chúng đối với tiến trình cải cách mở rộng”. Các cuộc điều tra khác trong đó có một cuộc điều tra liên quan đến cựu Bộ trưởng Ngư nghiệp Myanmar Maung Maung Thein đã được tiến hành. Trong vụ này, Khin Ko Lay, một quan chức cấp cao Bộ Ngư nghiệp Myanmar đã bị sa thải ngay lập tức theo lệnh của Tổng thống Thein Sein hồi tháng 3/2013 vì bị cáo buộc tội tham nhũng. Theo một quan chức chính phủ Myanmar, Bộ trưởng Ngư nghiệp Myanmar đương nhiệm Ohn Myint có thể sẽ là nhân vật tiếp theo bị xử lý trong chiến dịch chống tham nhũng của Tổng thống Thein Sein. Tổng thống Thein Sein đã hủy bỏ chuyến thăm đã được lên kế hoạch của Bộ trưởng Ohn Myint tới Pháp –

chuyến thăm được cho là do một công ty tư nhân của Pháp tổ chức và chi trả - vì những lý do không được tiết lộ. Tuy nhiên, theo các quan chức Myanmar, vai trò mới của Bộ trưởng Ohn Mynt trong cuộc đàm phán hòa bình với phiến quân Kachin có thể trở thành một cứu cánh và là lời giải thích cho việc hủy bỏ chuyến thăm tới Pháp của ông này. Đã có những thông tin khác từ Bộ Nội vụ Myanmar rằng, Tướng Ko Ko hiện cũng đang bị điều tra về cáo buộc tham nhũng. Tuy nhiên, trợ lý riêng của Bộ trưởng Ko Ko đã bác bỏ thông tin này và cho rằng đây là những tin đồn vô căn cứ được tung lên mạng Internet. Nhiều người hiện đang đặt ra những câu hỏi về Bộ trưởng Nông nghiệp Myanmar Myint Hlaing, trong đó có nghi vấn về việc Bộ trưởng Myint Hlaing xúc tiến một vụ nhập khẩu lúa lai đắt tiền mà nhiều chuyên gia tin rằng không phù hợp với môi trường và địa hình của Myanmar.

Trong khi đó, phe đối lập Myanmar đang thúc đẩy việc lên án các quan chức cấp cao tham nhũng. Ông Nyan Win, người phát ngôn Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ phát biểu trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo chí tại trụ sở của Đảng này tại Rangoon rằng: “Tất cả chúng ta đều biết về các vụ tham nhũng hiện nay. Tất cả mọi người dân đều biết về nó.Các Bộ trưởng cần phải bị truy tố.Nếu chính phủ có bằng chứng về tội tham nhũng của những quan chức này thì họ nên xét xử các quan chức đó ở tòa án, ngay cả trong trường hợp phải đụng đến các quan chức ở cấp rất cao”7F

8.

Tuy nhiên, một số chuyên gia phân tích chính trị tin rằng những bằng chứng đã được thu thập thay vì được sử dụng làm cơ sở cho các vụ truy tố trong tương lai thì có lẽ sẽ được sử dụng để ngăn chặn những tham vọng tranh chức Tổng thống của Chủ tịch Hạ viện Shwe Mann. Một nguồn tin chính phủ Myanmar cho biết: “Hiện nay họ đã có các bằng chứng, đặc biệt là các bằng chứng được sử dụng để đe dọa ông Shwe Mann”.

Những người khác tin rằng chiến dịch chống tham nhũng hiện nay là một phần của chiến dịch lớn hơn nhằm làm trong sạch đảng cầm quyền USDP để chuẩn bị cho cuộc bầu cử Tổng thống Myanmar vào năm 2015. Nhiều nhân vật đang bị nhắm vào là các quan chức cấp cao bị vấy bẩn bởi những nghi án tham nhũng, trong đó có những nghi án từ thời họ làm Bộ trưởng trong chế độ quân sự cầm quyền cũ. Phó chủ tịch USDP đã bác bỏ những thông tin trên và cho rằng đây chỉ là những đồn đoán nhằm mục đích chính trị. Ông Htay Oo nhấn mạnh: “Dĩ nhiên là có những bất đồng trong đảng, nhưng những bất đồng này đang được giải quyết một cách tích cực và sẽ không làm sụp đổ đảng USDP”.

2.2.2. Bạo lực sắc tộc đe dọa cải cách tại Myanmar

Tình hình bạo lực mới đây tại bang miền Tây Rakhine của Myanmar có nguy cơ lan rộng ra khắp đất nước khi giai đoạn cao trào chống người Rohingya trở thành làn sóng chung chống đạo Hồi. Bạo lực gia tăng giữa tín đồ đạo Phật và đạo Hồi càng cho thấy sự cấp thiết đối với những cải cách liên quan đến các bộ tộc thiểu số và cải cách luật pháp, những vấn đề đã bị xao lãng hoặc bị lợi dụng vì mục đích chính trị trong kỷ nguyên quân đội cầm quyền trực tiếp.

Ngày 21/10/2012, một loạt vụ bạo lực mới đã nổ ra tại các quận Minbya và Mrauk – Utownships ở bang Rakhine. Tình trạng hỗn loạn nhanh chóng lan ra Myebon, Rathedaung, Pauktaw, Kyautaw, Kyaukpyu và Ramree. Đây là lần đầu tiên bạo lực giáo phái tác động đến hầu hết các khu vực đó. Sau một tuần xảy ra các vụ tấn công hầu như do tín đồ Phật giáo nhằm vào người Hồi giáo, tình trạng bạo lực bị chặn lại khi các lực lượng an ninh được triển khai. Các báo cáo của chính phủ Myanmar cho biết 84 người đã bị sát hại và 129 người phải nhập viện sau các vụ xung đột.Các vụ đánh nhau ầm ĩ đã xảy ra giữa các nhóm gây bạo loạn người Rakhine và Rohingya sử dụng dao cùng gậy gộc, hoặc họ buộc phải bảo vệ nhà cửa của mình trong hoàn cảnh bạo lực. Dựa trên lời khai của những

Một phần của tài liệu thein sein và công cuộc cải cách ở myanmar (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)