Những bước tiến thăm dò của Myanmar hướng tới cải cách dân chủ và nhân quyền đang nhận được “phần thưởng” là sự tái can dự của phương Tây, thể hiện gần đây nhất là chuyến thăm của Thủ tướng Anh David Cameron. Trong chuyến thăm lịch sử tới Myanmar tháng 4/2012 – chuyến thăm đầu tiên từ trước tới nay của một nhà lãnh đạo Anh đang tại vị - David Cameron đã không hề dùng từ nào bóng gió khi ông kêu gọi bãi bỏ các lệnh cấm vận. Chỉ vài tuần sau chiến thắng của nhà lãnh đạo đối lập mang biểu tượng dân chủ thuộc Liên đoàn Dân chủ (NLD) Aung San Suu Kyi, chuyến thăm đã tái củng cố mối quan tâm ngày càng tăng của phương Tây đối với chính quyền dân sự của Tổng thống Thein Sein, người đã khiến nhiều nhà quan sát ngạc nhiên bởi một loạt các cải cách kinh tế, chính trị trong những năm qua. Dưới sự cai trị của giới quân sự tàn bạo cho tới cuộc tổng tuyển cử năm 2010, Myanmar được cả thế giới biết đến như là một vương quốc cô lập tô điểm bằng sự đàn áp chính trị và chủ nghĩa phân biệt sắc tộc cố hữu. Bị tê liệt bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây và quản lý kinh tế yếu kém, Myanmar gần như bị tách rời khỏi sự phục hưng kinh tế tại Đông Nam Á. Tuy nhiên, viễn cảnh đó giờ đây có thể có cơ hội nếu như những bước tiến gần đây thực sự diễn ra.
Trong những tháng gần đây, chính quyền Thein Sein đã thả hàng trăm tù nhân chính trị, ký các thỏa thuận ngửng bắn với các nhóm thiểu số nổi loạn xung khắc và cho phép bà Aung San Suu Kyi cùng NLD tham gia cuộc bầu cử địa phương.Trong bối cảnh chính trị ngày càng cởi mở, đất nước này đã mời gọi đầu tư nước ngoài vào tận dụng các cơ hội. Với nguồn nguyên liệu tự nhiên dồi dào, dân số trẻ và vị trí chiến lược tại giao lộ của hai nền kinh tế khổng lồ đang lên là Ấn Độ và Trung Quốc, Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo rằng Myanmar có thể sẽ nổi lên là “tiền tuyến kinh tế tại châu Á”. Trong khi các công cuộc cải cách có tiềm năng để tạo ra những vận may bất ngờ về kinh tế và chính trị quốc gia vô cùng to lớn với Myanmar thì những tác động khu vực đối với những bước phát triển
này đang bắt đầu định hình. Sự cởi mở của Myanmar đã bắt đầu chèo lái những bước chuyển đổi kinh tế và chính trị trong khu vực, trong đó có sự thay đổi các mối quan hệ của Myanmar với Trung Quốc, nhà bảo trợ kinh tế và chính trị truyền thống của nước này, cũng như các cơ hội kinh tế và chính trị mới của ASEAN.
Về mặt lịch sử, các mối quan hệ Trung Quốc – Myanmar được đánh dấu bằng sự nghi ngờ đối với sự hỗ trợ về vật chất và chính trị đối với Đảng cộng sản Myanmar.Các mối quan hệ được cải thiện sau khi Trung Quốc ngừng hỗ trợ cho những người cộng sản vào giữa những năm 1980. Các mối quan hệ Trung Quốc – Myanmar đã có được một sự thúc đẩy lớn sau vụ trấn áp quân sự năm 1988 đối với những người biểu tình ủng hộ dân chủ vốn mang lại sự chỉ trích rộng khắp từ cộng đồng quốc tế. Bị trói chặt bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây và sự cô lập quốc tế, Naypyidaw đã buộc phải dựa vào Trung Quốc để tìm kiếm sự trợ giúp quân sự, đầu tư y tế và ủng hộ ngoại giao. Trong hai thập kỷ qua, sự phụ thuộc của Myanmar vào Trung Quốc ngày càng mạnh mẽ khi Bắc Kinh trở thành nhà hảo tâm về kinh tế và chính trị chủ chốt của quốc gia này. Trung Quốc đã phủ quyết nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lên án Myanmar vi phạm nhân quyền trong vụ đàn áp quân sự nhằm vào những người biểu tình chống chính phủ năm 2007. Năm 2011, quan hệ thương mại song phương Trung Quốc – Myanmar lên tới 3,6 tỷ USD, củng cố vị thế của Bắc Kinh là đối tác thương mại lớn nhất của Myanmar. Trung Quốc cũng có những lợi ích to lớn trong sự ổn định của Myanmar vì có những khoản đầu tư chiến lược ngày càng tăng tại quốc gia này.
Bắc Kinh coi Myanmar là tuyến đường vận chuyển đường biển thay thế tới Ấn Độ Dương và là một nguồn cung cấp chính về nguyên liệu tự nhiên cho nền kinh tế nước này. “Người khổng lồ châu Á” đang tham gia vào việc xây dựng một loạt các dự án cơ sở hạ tầng lớn tại Myanmar, trong đó có các cảng biển, tuyến đường xe lửa và các đường ống dẫn dầu. Một số trong các dự án đã gây
phản ứng có dự án xây cảng nước sâu Kyaukpyu và đường ống Shwe để vận chuyển dầu mỏ và khí đốt tới tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Thêm vào đó, cảng bốc dỡ dầu thô dưới nước sâu và cơ sở chứa dầu cũng đang được xây dựng tại đảo Maday để làm điểm dừng cuối cho các tàu chở dầu từ Tây Á và châu Phi. Cơ sở hạ tầng năng lượng đó sẽ cho phép Trung Quốc không phải vận chuyển qua eo biển Malacca phức tạp và nhiều cướp biển, giảm đáng kể quãng đường vận chuyển.
Bất kể sự phụ thuộc lớn của Myanmar vào sự hỗ trợ về kinh tế và chính trị của Trung Quốc, hiện có một sự không hài lòng lan rộng về ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh đối với quốc gia này. Là một quốc gia độc lập mãnh liệt với lịch sử chống thực dân, Naypyidaw đã thể hiện những ý định của mình khi nước này dừng dự án xây dựng đập thủy điện Myitsone do sự phản ứng của công chúng gia tăng và những quan ngại về môi trường tháng 9/2011. Việc dừng xây đập thủy điện trùng hợp với việc thực hiến tiến trình cải cách nhằm lôi kéo các cường quốc phương Tây và các nước láng giềng vào sự nghiệp thoát khỏi “cái bóng Trung Quốc” của Myanmar. Bắt đầu bằng chuyến thăm mở đường của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tháng 12/2011, Mỹ và các cường quốc phương Tây đã có phản ứng tích cực hơn mức đơn thuần thừa nhận những lời đề nghị của Myanmar. Ngoài việc “gặm miếng bánh kinh tế Myanmar lợi lộc”, các cường quốc phương Tây cũng nỗ lực tìm cách giảm sự thống trị của Trung Quốc tại khu vực, góp phần bổ sung cho bước chuyển chính sách đối ngoại của Naypyidaw. Về mặt cơ hội thì công cuộc cải tổ được thực hiện trong bối cảnh Mỹ chuyển trọng tâm sang châu Á – Thái Bình Dương. Quan điểm dịu xuống của Mỹ đối với Myanmar là kiên định với các mục tiêu của nước này trong việc tái khẳng định sự hiện diện và ảnh hưởng tại khu vực.
Tuy nhiên, Naypyidaw nhận ra rằng nước này không thể chống đỡ nổi việc xa lánh láng giềng khổng lồ. Chiếc ghế thường trực tại hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và sức nặng về kinh tế to lớn khiến Bắc Kinh là một đối tác chiến lược
không thể thiếu của Myanmar. Do đó, cần phải nhớ rằng Thein Sein đã ký hiệp ước đối tác chiến lược với Trung Quốc trong chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của ông tới Bắc Kinh tháng 5/2011. Chuyến thăm cũng còn có những thảo luận về khả năng các tàu hải quân Trung Quốc cập cảng Bengal, cho phép Bắc Kinh bảo vệ các cơ sở khí đốt và dầu mỏ của mình trên lãnh thổ Myanmar và tăng cường sự hiện diện tại Ấn Độ Dương. Ưu tiên dài hạn chủ chốt với Naypyidaw là kiểm soát một cách hiệu quả các mối quan hệ truyền thống với Trung Quốc trong khi tăng cường sự can dự với các cường quốc phương Tây – một thách thức cân bằng nhạy cảm đòi hỏi tất cả những khéo léo và kỹ năng ngoại giao của các nhà lãnh đạo Myanmar.
Phản ánh những động thái điều chỉnh chiến lược để củng cố vị thế và ảnh hưởng của Trung Quốc tại Myanmar kể từ khi nước này mở cửa năm 2011 đến nay, viện nghiên cứu Trung Quốc “Jamestown Foundation” của Mỹ cho biết khi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hội đàm với người đồng cấp Myanmar Thein Sein tại Tam Á của Trung Quốc ngày 5/4/2013, không khí thân mật thông thường thúc đẩy mối quan hệ “hợp tác toàn diện” giữa hai bên trở nên tẻ nhạt khi ông Tập Cận Bình nhắc đến mối đe dọa từ việc phương Tây xâm nhập Myanmar và các công ty Trung Quốc hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn trong việc kinh doanh ở nước này.
Việc Trung Quốc tỏ ra khó chịu với một trong những mối quan hệ song phương quan trọng nhất không có gì ngạc nhiên.Kể từ khi chính phủ Myanmar bắt đầu thực hiện tiến trình cải cách và mở cửa từ năm 2011, Bắc Kinh nhận thấy sự thống trị truyền thống ở nước này đang có nguy cơ biến mất.Đồng thời Bắc Kinh cũng cảm thấy các lợi ích của Trung Quốc sẽ bị đe dọa khi các nước phương Tây nhảy vào cạnh tranh và dân chúng Myanmar ngày càng lên tiếng phản đối Trung Quốc.Hiện nay một số quan chức Trung Quốc công khai thừa nhận rằng Bắc Kinh đánh giá thấp tiến trình thay đổi dân chủ ở Myanmar và đánh giá cao ảnh hưởng của Trung Quốc ở nước này.Trước tình hình đó, mấy
tháng qua Bắc Kinh bắt đầu triển khai chiến dịch điều chỉnh chiến lược tại Myanmar. Bằng cách thay đổi cách tiếp cận ngoại giao, tăng cường can dự vào các cuộc xung đột sắc tộc và điều chỉnh hoạt động phù hợp với môi trường kinh doanh đang thay đổi, Bắc Kinh đang tìm cách sử dụng các nguồn lực và ảnh hưởng để đáp ứng các nhu cầu của một đất nước Myanmar cải cách nhằm bảo vệ các lợi ích quan trọng của Trung Quốc trong những năm tới. Từ trước đến nay, Trung Quốc và Myanmar vẫn thường coi mối quan hệ của họ là anh em. Myanmar là nước không theo chủ nghĩa xã hội đầu tiên thiết lập quan hệ với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949, sau đó Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai và người đồng cấp Myanmar U Nu có mối quan hệ thân thiện. Trong thập kỷ 1960, quan hệ hai nước căng thẳng do Băc Kinh ủng hộ những người cộng sản Myanmar, nhưng quan hệ giữa hai nước được cải thiện nhanh chóng sau khi quân đội Myanmar nắm quyền lãnh đạo đất nước năm 1988. Đối mặt với các biện pháp cấm vận của Mỹ và phương Tây, đất nước Myanmar nghèo khổ ngày càng hướng đến Trung Quốc để tìm kiếm sự ủng hộ và Bắc Kinh không ngần ngại giúp đỡ khi thương mại biên giới giữa hai nước chính thức khai thông năm 1988 và Trung Quốc bắt đầu viện trợ quân sự cho Myanmar năm 1989. Trong vài thập kỷ qua, Trung Quốc trở thành nhà đầu tư nước ngoài và đối tác thương mại lớn nhất ở Myanmar và năm 2011 hai bên ký thỏa thuận quan hệ đối tác chiến lược toàn diện trong thời gian diễn ra cuộc hội đàm đầu tiên giữa Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Tổng thống Thein Sein.Hiện nay Trung Quốc có một số lợi ích quan trọng ở Myanmar.
Trước hết, Trung Quốc mong muốn tình hình ổn định trên tuyến biên giới dài 2.200 km với Myanmar – nơi hai nước thường xuyên gặp rắc rối do các cuộc xung đột sắc tộc, buôn bán ma túy và HIV/AIDS nhưng trao đổi thương mại qua biên giới đạt nhiều tỷ USD hàng năm và điều đó rất quan trọng cho tỉnh Vân Nam cũng như hơn 2 triệu Hoa kiều sinh sống tại Myanmar.
Thứ hai, Bắc Kinh muốn bảo vệ các khoản đầu tư sinh lợi khổng lồ của họ tại Myanmar. Trung Quốc góp ½ trong tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài và hơn ¼ thương mại của Myanmar, trong đó các công ty Trung Quốc chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực khai khoáng và thủy điện vì các lĩnh vực này quan trọng cho sự phát triển kinh tế của Trung Quốc.
Thứ ba, Trung Quốc nhận thấy Myanmar có vị trí địa chính trị rất quan trọng là cửa ngõ vào Ấn Độ Dương, do đó giúp Bắc Kinh giảm bớt sự lệ thuộc vào eo biển Malacca. Chính vì vậy, Trung Quốc đã bỏ 2,5 tỷ USD đầu tư xây dựng một đường ống dẫn dầu dài 800 km từ bờ biển phía Tây của Myanmar đến Trung Quốc và đã đưa vào sử dụng. Đường ống dẫn dầu này sẽ giúp Trung Quốc giảm 1/3 sự phụ thuộc eo biển Malacca và giảm bớt 1200 km đường biển đi qua các eo biển, Biển Đông và đến các bến cảng Trung Quốc.
Cuối cùng, Myanmar cũng là một đối tác quan trọng của Trung Quốc trong ASEAN và Bắc Kinh nhận thấy điều đó khi tìm kiếm sự ủng hộ về các vấn đề khu vực như tranh chấp lãnh hải Biển Đông và tuần tra chung dọc sông Mê Công. Nhưng bốn lợi ích quan trọng đó của Trung Quốc đã và đang trực tiếp bị đe dọa sau khi Myanmar bắt đầu công cuộc cải cách năm 2011. Các dự án cơ sở hạ tầng trị giá hàng tỷ USD như đập thủy điện Myitsone trên sông Irrawaddy do Bộ Điện lực Myanmar, công ty tư nhân thế giới châu Á và Tập đoàn Đầu tư Điện lực Trung Quốc cộng tác thực hiện và mỏ đồng Letpadaung buộc phải đình chỉ do tình hình chống Trung Quốc ngày càng tăng trong các đảng đối lập và trong công chúng. Từ đó làm cho một số công ty Trung Quốc hoảng sợ và các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc ở Myanmar giảm gần 90% trong năm 2012. Trong khi đó, các mối quan hệ Mỹ - Myanmar lại mạnh lên chẳng hạn Mỹ đang dần xóa bỏ các biện pháp cấm vận và Myanmar đã tham gia cuộc diễn tập quân sự hàng năm mang tên “Hổ Mang Vàng 2013” của Mỹ và Thái Lan, từ đó làm tăng nỗi lo ngại của Bắc Kinh về ý đồ của Oasinhtơn bao vây ngăn chặn Trung Quốc. Bên cạnh đó, các cuộc xung đột bùng phát ở
Kachin, miền Bắc Myanmar đầu năm 2013 khiến Bắc Kinh càng lo ngại tình hình an ninh mất ổn định ở biên giới, đặc biệt sau khi một số đạn pháo rơi sâu vào lãnh thổ Trung Quốc và Bộ Ngoại giao đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ. Do các sự kiện đang tác động đến lợi ích chiến lược, Bắc Kinh đã và đang điều chỉnh chiến lược tại Myanmar như sau:
Thứ nhất, Bắc Kinh mới đây ra tuyên bố mang tính cá nhân mập mờ nhưng quan trọng về Myanmar và điều đó cho thấy Bắc Kinh đang thay đổi cách tiếp cận ngoại giao đối với Myanmar. Ngày 11/3/2013, Bắc Kinh bổ nhiệm cựu Thứ trưởng Ngoại giao 71 tuổi Vương Anh Phàm làm đặc phái viên đầu tiên phụ trách các vấn đề châu Á có nhiệm vụ hết sức chú trọng và ưu tiên cao quan hệ với Myanmar bởi vì có quá nhiều vấn đề xảy ra gần đây ở nước này. Sau đó ông Vương Anh Phàm đã gặp gỡ các nhà hoạt động chính trị đối lập và các nhóm xã hội dân sự cũng như phát biểu thẳng thắn về việc Bắc Kinh cần cải thiện hình ảnh tại Myanmar như một phần nỗ lực lớn hơn để đa dạng hóa các mối quan hệ của Trung Quốc tại Myanmar. Bắc Kinh cũng quyết định thay Đại sứ tại Myanmar Lý Quân Hoa bằng tân Đại sứ Dương Hậu Lan, một quan chức ngoại giao dày dạn kinh nghiệm và hiểu biết sâu sắc tình hình Đông Nam Á. Ông Dương đã trình quốc thư lên Tổng thống Thein Sein ngày 29/3/2013 tại Naypyidaw. Các nhà phân tích cho rằng, việc Bắc Kinh chỉ định Đại sứ Dương tại Myanmar nhằm phát ra tín hiệu Trung Quốc đang theo đuổi một chiến lược mới nhằm can dự vào các cải cách tại Myanmar sau nhiều năm thất bại của Đại sứ tiền nhiệm Lý Quân Hoa.
Thứ hai, Trung Quốc sẽ áp dụng phương pháp tiếp cận mạnh mẽ hơn nhằm đối phó với các nhóm sắc tộc gây bạo loạn chống chính quyền Naypyidaw để nâng cao hơn nữa vị thế của Trung Quốc so với các nước khác tại Myanmar. Một mặt, sau khi né tránh vai trò như vậy trong nhiều năm qua, Bắc Kinh đang đóng vai trò chưa từng thấy trong việc thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình